Theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân Việt Nam, tháng 7 có ngày “xá tội vong nhân” nên nhiều người thường chuẩn bị mâm cơm cúng trước nhà để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình. Theo dân gian hay còn gọi là cúng cô hồn, cúng các bác, cúng cô bác, cúng thí thực (tặng thức ăn).
Tín ngưỡng cổ truyền tin rằng con người có hai phần: hồn và xác. Khi chết, hồn lìa khỏi xác, xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại.
Hồn có thể về trời, hoặc đầu thai kiếp khác (làm người hoặc vật), hoặc bị đày xuống địa ngục tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó làm khi còn sống. Tuy nhiên, dân gian cũng tin rằng, nếu một người bị chết oan hoặc do tác động của những nghiệp xấu, các cô hồn không (hoặc chưa) được cõi nào tiếp nhận, phải lang thang và chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống.
Vì tin có linh hồn nên đa số người Việt Nam giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên và người thân đã qua đời, kể cả khi việc thờ cúng này không phù hợp với giáo lý của tôn giáo mà họ theo. Cúng cô hồn có thể là một hành vi mang tính nhân đạo, để “cứu giúp” những linh hồn khốn khổ. Nhưng đồng thời, cúng cô hồn hay còn gọi là cúng các bác, cúng chúng sinh cũng có thể là một hình thức “hối lộ” để khỏi bị các oan hồn quấy phá, hoặc để được họ “hỗ trợ”.
Có những gia đình làm kinh doanh, họ cúng cô hồn, cúng các bác nhiều lần trong năm, thường vào các ngày 2 và 16 âm lịch mỗi tháng. Trong các dịp cúng giỗ, ngoài cúng vái tổ tiên, người ta còn làm một mâm cỗ để cúng các cô bác. Dịp cúng cô hồn, cúng các bác lớn nhất là ngày rằm tháng bảy, trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo. Một số người tin rằng việc cúng các bác bắt nguồn từ ngày lễ Vu Lan này.
Nội Dung Chính
Mâm cúng các bác gồm những gì
- Hoa tươi: chọn một lọ hoa, bó hoa tươi đẹp có thể hoa hồng hoặc hoa cúc vàng
- Trầu cau: chọn lá trầu xanh đẹp, không bị rách, cau thì quả to, đẹp.
- Quả: chọn mâm ngũ quả với 5 loại quả khác nhau
- Tiền vàng mã, một ít tiền lẻ thật cài lên đĩa ngũ quả
- Cháo trắng: cháo nấu loãng để cả nồi, múc một ít ra bát
- Bát đũa: 5 cái bát và 5 đôi đũa
- Mía, bỏng, bánh kẹo, ngô, khoai luộc: mía cắt nhỏ thành từng khúc nhỏ, mía ngô bẻ nửa hoặc chè khúc có thể cắm hương ở phía trên.
- Nước: 3 chén nước
- Nến
- Hương
- Muối gạo
- Xôi: có thể xôi đỗ xanh hoặc xôi gấc.
- Rượu nếp trắng
- 12 thẻ đường
Bài văn khấn cúng các bác ngoài sân
Cúng các bác ngày nào tốt
Cúng cô hồn tháng 7 ngày nào tốt – Cúng các bác ngày nào tốt – Khác với những nghi lễ cúng khác, việc lựa chọn ngày cúng cô bác ngoài sân có thể được linh hoạt, có thể chọn một ngày bắt đầu từ ngày 2 tháng 7 cho đến ngày 14 tháng 7. Đặc biệt lễ cúng này không quan trọng đến vấn đề thời gian cúng, chỉ cần gia đình gia chủ có lòng thành.
Người Việt Nam vốn có niềm tin đối với tâm linh, về việc tồn tại của các linh hồn – chúng sinh nên mọi người vẫn giữ tục lệ truyền thống là thờ cúng tổ tiên cũng như người thân đã qua đời. Nghi lễ cúng cô hồn trong ngày rằm tháng 7 vừa thể hiện được sự giúp đỡ của gia chủ đối với những linh hồn đang còn khốn khổ, không nơi nương tựa, không ai thờ cúng. Nhưng đây cũng là một hình thức mà người ta thường gọi là hối lộ cho các vong linh để không bị các oan hồn ở dưới địa phủ quấy phá, hoặc để được họ giúp đỡ trong cuộc sống và làm ăn.
Lễ cúng cô hồn, lễ cúng các bác chính là lễ bố thí thức ăn, hương và vàng mã cho những linh hồn không có nơi nương tựa, không có ai thờ cúng (chằng hạn như bị chết oan, hay bị chết đói khát, hoặc họ bị chết do bom đạn… Hoặc họ bị chết lưu vong khi đang ở đất khách quê người… và với rất nhiều vong hồn như thế, người ta gọi là cúng chúng sinh rằm tháng 7).