Ngày rằm tháng Giêng là ngày lễ cúng rằm đầu tiên của mọi gia đình vào dịp mùa xuân sang. Vì vậy, đối với mỗi người dân ở Châu Á nói chung hay người dân Việt Nam nói riêng, lễ cúng Tết Nguyên Tiêu đóng vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Vào ngày này, người người nhà nhà thường đi lễ chùa, làm lễ cúng ông bà tổ tiên để cầu mong những điều tốt lành, cầu an, cầu may cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên cách để chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng giêng một cách cho đầy đủ nhất, chu đáo trọn vẹn nhất thì không phải ai cũng đã biết?
Mâm cỗ cúng rằm tháng giêng đủ đầy, đơn giản
Cúng Rằm tháng Giêng không cần phải sơn hào hải vị – mâm cao cỗ đầy mà gia đình cần chuẩn bị sao cho nghiêm túc thể hiện được tấm lòng thành kính của mình. Vậy mời bạn theo dõi bài viết này để biết được mâm cỗ (mâm cơm) cúng rằm tháng Giêng cần chuẩn bị những gì nhé !
Nội Dung Chính
Ý nghĩa của việc cúng ngày rằm tháng Giêng là gì ?
Rằm tháng giêng hay còn gọi với một tên khác là Tết Nguyên tiêu – ngày rằm đầu tiên của năm mới. “Nguyên” có nghĩa là thứ nhất, còn “tiêu” ở đây hiểu là đêm. Tết Nguyên Tiêu là dịp lễ Tết quan trọng có ý nghĩa với mỗi gia đình nên ông bà ta có câu: “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”.
Rằm tháng Giêng được coi như là một trong những ngày rằm đặc biệt và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lòng mỗi người. Vì đây là ngày để con cháu thể hiện lòng biết ơn của mình cho gia tiên, thần linh. Mong cầu sự may mắn, thành công trong năm tới.
Mâm lễ cúng ngày rằm tháng Giêng thế nào coi là đầy đủ?
Vào dịp rằm tháng Giêng việc cúng rằm của mỗi gia đình, mỗi vùng miền có thể khác nhau nhưng nhìn chung thì đều để thể hiện tấm lòng thành kính và sự tri ân của con cháu đối với tiên tổ, các vị chư thần, thần linh hay phật để cầu mong sự an lành yên ổn, sự may mắn đến gia đình mình.
Dù là cỗ chay hay cỗ mặn, đối với người Châu Á nói riêng và người Việt Nam nói chung, ngày rằm tháng Giêng luôn có vị trí vai trò quan trọng trong lòng người Việt. Mọi gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm đó là cúng Phật hay là cúng gia tiên. Ngoài ra, nhiều gia đình có điều kiện thời gian còn tổ chức một đàn lễ ngoài trời để cảm ơn Trời Đất, các vị Chư Thần cùng các vị anh hùng dân tộc.
- Mâm cúng gia tiên
Theo quan niệm xưa mâm cúng gia tiên (mặn) thường có 10 món để tạo thành mâm cỗ tròn đầy, tươm tất bao gồm:
- 4 bát: có canh măng, canh bóng, bát miến, bát mọc.
- 6 đĩa gồm: Thịt gà luộc chín, giò chả, nem, rau xào, dưa hành, xôi (bánh chưng)
Với những gia đình có điều kiện hơn thì có thể chuẩn bị thêm nhiều món khác. Nhưng nhìn chung đây là những món cơ bản cần phải có để có một mâm cúng gia tiên ngày rằm đầy đủ trọn vẹn. Mỗi món ăn đều có hương vị khác nhau và mang một ý nghĩa khác biệt nhưng tựu chung lại đều thể hiện những hi vọng, mong cầu của người Việt.
Bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài, với ý nghĩa như một lời nguyện cầu vạn sự được vuông tròn trong năm mới. Thịt lợn luộc thuộc mệnh âm, dưa hành rau củ muối thuộc mệnh dương. Vì vậy 2 nét âm dương hài hòa, phát triển phồn vinh.
Giò, chả có ý nghĩa là sự yên bình ấm êm, tài lộc đầy nhà. Ngoài ra, trong mâm cỗ còn có thể có thêm cơm (gạo tẻ) là món ăn hàng ngày của mọi gia đình. Để mâm cúng ngày tết thêm sức hấp dẫn, bạn có thể bổ sung một món canh hoặc một số gia vị để mâm cỗ thêm phầm đậm đà.
Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng có đầy đủ mùi vị ẩm thực như vị bùng của ớt, mặn của nước chấm, vị ngọt thanh của bánh, vị chua của đĩa dưa hành…Nó tượng trưng cho sự đủ đầy, trọn vẹn, thể hiện sự mong cầu ấm êm, hạnh phúc, bình an và xua tan muộn phiền, xui xẻo.
- Mâm cúng Phật (cúng chay)
Ngày nay, cùng sự phát triển của xã hội hiện đại, cách cúng ngày rằm của mọi người ở mỗi vùng cũng khác nhau nhưng hầu hết các gia đình không muốn sát sinh vào ngày rằm nên mâm cúng thường là các món chay. Các lễ vật có trong mâm cúng chay như sau:
- Một mâm ngũ quả
- Một đĩa xôi (chè)
- Một mâm cơm cúng chay
- Một lọ hoa tươi.
- Các món đậu.
- Canh xào
- Ngoài ra, còn có thêm bánh trôi nước.
Mâm cỗ chay tượng trưng cho 5 hệ ngũ hành gồm hành thủy, hỏa, thổ, mộc và kim:
+ Màu đỏ tươi biểu tượng cho hành hỏa
+ Màu trắng của hành thủy
+ Màu xanh là của hành mộc
+ Màu đen của hành thổ
+ Màu vàng của hành kim.
Dùng cơm chay vào ngày này cũng là cách tốt nhất hướng tới sự thanh thản, an lành, không tạp niệm trong tâm hồn ta, làm ta xua tan đi mọi muộn phiền ngoài kia.
Tùy vào điều kiện hoàn cảnh, phong tục tập quán nơi mình sinh sống mà mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng có đôi chút thay đổi. Nhưng quan trọng nhất trong khi cúng lễ rằm vẫn là tấm lòng thành kính, sự thành tâm, gửi những lời biết ơn với tiên tổ, các vị thần linh… và hi vọng vào năm tới gia đình mình có nhiều may mắn, gặp nhiều thuận lợi, bình an, mạnh khỏe, hạnh phúc ngập tràn.
- Các lễ vật khác đi kèm bao gồm:
- Hương (nhang)
- Giấy tiền,vàng mã
- Trầu cau
- Hoa tươi (cúc, đồng tiền)
- Rượu, thuốc lá, nước lọc
- Đèn cầy, nến
>> Có thể bạn quan tâm:
( mâm cỗ rằm tháng giêng, tết cả năm không bằng rằm tháng giêng, mâm cỗ cúng rằm, tết nguyên tiêu, cung rang thang gieng, mâm cỗ cúng rằm tháng giêng đơn giản, lễ vật cúng rằm tháng giêng, mâm cơm cúng răm tháng giêng, cũng rằm tháng giêng, mâm cũng rằm tháng giêng, cúng rầm tháng giêng, cúng rằm thang gieng, cung ram thang gieng )
Ngày và giờ thích hợp để cúng Tết Nguyên Tiêu tài lộc cả năm
Theo quan niệm cúng rằm tháng Giêng sẽ được tiến hành từ ngày 14 – ngày 15/1 (âm lịch). Gia chủ có thể chọn cúng lễ vào những giờ hoàng đạo khác nhau miễn sao phù hợp với mệnh cách của mình.
- Ngày 14 (Âm lịch): từ 7 giờ đến 9 giờ sáng (giờ Thìn) ; từ 9 giờ đến 11 giờ (giờ Tỵ); từ 15h đến17giờ (giờ Thân) hoặc vào giờ Dậu từ 17h đến 19h
- Vào ngày 15 (Âm lịch): từ 7h đến 9h sáng (giờ Thìn); 11h đến 13h (giờ Ngọ) hoặc vào giờ Mùi từ 12 giờ đến 15 giờ
Cách cúng mâm cỗ ngày rằm tháng Giêng chuẩn nhất
Lòng thành tâm của gia đình bạn không phải thể hiện ở việc chuẩn bị các lễ vật to hay nhỏ, hay bài khấn hay hay không hay . Mà bạn nên quan tâm đến cách cúng mâm lễ như thế nào sao cho trang trọng, nghiêm trang nhất. Dưới đây là một số gợi ý nhỏ để thực hiện nghi lễ chuẩn nhất:
Các bước chi tiết cúng mâm rằm tháng giêng tại nhà:
- Chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cần thiết trong mâm cúng gia tiên, mâm cúng chay.
- Chuẩn bị bài văn khấn cẩn trọng.
- Sắm sửa, bày biện lễ vật sao cho đẹp mắt, phù hợp, nhã nhặn.
- Thắp đèn (nến) sáng để soi sáng đường, mời gia tiên về ngày cúng rằm
- Sau khi kết thức đọc văn khấn thì gia chủ lấy giấy tiền, vàng mã mang đi hóa vàng cho tiên tổ.
>> Có thể bạn quan tâm:
( vàng mã cúng rằm tháng giêng, mam cung ram thang gieng, tết nguyên tiêu là ngày gì, mâm cơm chay cúng rằm tháng giêng, mâm cơm rằm tháng giêng, mâm cúng rằm tháng giêng đơn giản, cơm cúng rằm, mâm cúng rằm tháng 4, cung giam thang gieng, các món cúng rằm tháng giêng, mâm cúng ngày rằm tháng giêng )
Lưu ý bạn cần phải biết trong khi cúng rằm tháng giêng
- Đồ cúng thì phải dùng hoa quả thật, hoa thật và có hương thơm nhẹ.
Không được sử dụng hoa giả, trái cây giả để đặt trên bàn thờ làm cúng lấy lệ cho đẹp. Dù những loại này có màu sắc đẹp mắt và không thể bị héo nhưng sẽ không thể thể hiện được tấm lòng thành kính của gia chủ được. Thờ cúng phải có tâm, không cần quá hoành tráng nhà có sao thì dâng lên vậy cũng được, không gò ép.
- Không dùng đồ chay giả mặn
Trong ngày này, nhiều gia đình tránh sát sinh nên thường chọn mâm cỗ chay để dâng lên tiên tổ – đó là một hành động đẹp.Tuy nhiên, cũng có gia đình lại làm mâm cỗ chay giả mặn điều đó 1 phần nào thể hiện sự dối trá với bề trên, là hành động không nên và vi phạm điều cấm kỵ.
- Dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ sạch sẽ, gọn gàng
Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường dọn dẹp nhà cửa một cách gọn gàng sạch sẽ. Đặc biệt phần bàn thờ có phần sạch sẽ, nhẹ nhàng và cẩn trọng hơn. Tuy nhiên khi làm lưu ý không xê dịch bát hương vì nó sẽ dễ ảnh hưởng, thay đổi đến mệnh cách, phong thủy của gia đình. Có thể mang đến nhiều tai ương xui xẻo không đáng có cho gia đình bạn. Vì vậy khi dọn bàn thờ bạn cần cực kỳ cẩn trọng nhé!
- Không đốt nhiều vàng mã
Ngày lễ Rằm tháng Giêng chủ yếu là để cầu nguyện cho gia đình có một năm mới an lành, khỏe mạnh, đủ đầy, an khang thịnh vượng. Tuy nhiên, không phải đốt nhiều giấy tiền, vàng mã mà tổ tiên phù hộ độ trì cho mình nhiều hơn đâu.Vậy nên bạn nên đốt giấy tiền vàng mã với số lượng vừa đủ thôi vừa tiết kiệm được chi phí mà vẫn thể hiện rõ lòng thành kính, mà lại không gây ô nhiễm môi trường.
- Chú ý nhỏ trong việc thắp nhang
Khi thắp hương( nhang) bạn chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương vào mỗi bát hương mà thôi. Cũng như giấy tiền vàng mã, không phải thắp hương nhiều mà tổ tiên ủng hộ nhiều nên bạn cũng nên thắp với số lượng vừa đủ thôi. Lưu ý khi thắp hương cần phải ăn mặc chỉnh tề, ngay ngắn và có thái độ kính cẩn nghiêm túc vì đó là hành động, cử chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với bề trên.
- Không chế biến những món ăn cấm kỵ lên bàn thờ kẻo mất tài lộc ùa vào nhà như các món làm từ:
+ Mực
+ Thịt chó
+ Thịt vịt,…
Qua bài viết trên tôi đã cung cấp cho bạn tất tần tật kiến thức cơ bản về ngày rằm tháng Giêng. Hi vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về ngày rằm tháng Giêng này và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng một cách đầy đủ, chỉn chu, trọn vẹn nhất. Nếu gia đình, công ty, xí nghiệp cơ quan bạn đang có nhu cầu tìm kiếm đơn vị cung cấp mâm lễ cúng uy tín chất lượng,giá cả phải chăng, đầy đủ, chuẩn nghi thức thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm để có được một mâm cúng hoàn chỉnh, ngon miệng, sạch sẽ và uy tín nhất!
>> Có thể bạn quan tâm:
( mâm cúng rằm tháng giêng ngoài trời, cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng, le cung rang thang gieng, đồ lễ cúng rằm tháng giêng, cỗ rằm tháng giêng, mâm lễ cúng rằm tháng giêng ngoài trời, làm cơm cúng rằm tháng giêng, cúng chay rằm tháng giêng, mam com cung giam thang gieng, mâm cỗ ngày rằm tháng giêng, mam com cung ram thang gieng, cỗ cúng rằm, chuẩn bị lễ cúng rằm tháng giêng, mam co cung ram thang gieng, mâm cỗ chay cúng rằm tháng giêng, mâm cơm cúng ngày rằm tháng giêng, mâm cỗ ngày rằm, mâm cúng rằm tháng giêng 2021, chuẩn bị đồ cúng rằm tháng giêng, mâm cúng tết nguyên tiêu )