Đặt ông Thần Tài bên trái hay bên phải | Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa

Để ông thần tài bên trái hay bên phải? Sắp xếp bàn thờ như thế nào?

Để ông thần tài bên trái hay bên phải là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Những người chưa có kinh nghiệm nên tìm hiểu kỹ để có những thay đổi phù hợp.

Cúng thần Tài, Thổ địa là một trong những tập tục tín ngưỡng đặc biệt quan trọng. Đây là các vị thần bảo hộ cho tiền tài, việc thờ cúng vừa thể hiện lòng thành. Vậy để ông thần tài bên trái hay bên phải? Hãy cùng tìm hiểu để biết cách sắp xếp cho đúng phong thủy.

cách đặt ông địa thần tài đúng vị trí
cách đặt ông địa thần tài đúng vị trí | đặt ông thần tài bên trái hay bên phải, để ông thần tài bên trái hay bên phải, cách đặt ông thần tài bên trái hay phải, ông địa ngồi bên trái hay phải, ông địa đặt bên trái hay phải, đặt thần tài bên trái hay phải, ông thần tài đặt bên trái hay phải

Để ông thần Tài bên phải hay bên trái?

Theo quan niệm phong thủy thì đặt bàn thờ Thần tài được đặt theo quy tắc từ trái qua phải. Vì thế Thần tài sẽ đặt bên trái, thổ Địa đặt bên phải. Gia chủ cần đặt theo hướng từ ngoài nhìn vào để quan sát cho đúng.

Bàn thờ thần tài thổ địa trong gia đình

Nếu bạn đang đặt sai vị trí cũng không nên quá lo lắng bởi việc thờ cúng tại tâm. Chỉ cần thay đổi lại vị trí cho đúng phong thủy. Đồng thời, thành tâm cúng bái mang lại tài lộc, may mắn cho gia đình.

Với những bàn thời có: Thần tài-thổ Địa-Thần Phát thì vị trí đặt như sau:

  • Thần tài bên trái
  • Thần Phát ở giữa
  • Thổ Địa bên trái.

Thần Tài và Thổ Địa được đặt chung với nhau. Người xưa gọi đây là “Tụ Bảo khố”. Với mong muốn mang lại tài lộc, may mắn và bình an cho gia chủ. Việc đặt bàn thờ Thần tài ở các gia đình là yếu tố không thể thiếu.

(ông địa bên trái hay phải, cóc thần tài để bên trái hay phải, cách để ông thần tài bên trái hay phải, thần tài bên trái hay bên phải, thần tài đặt bên trái hay phải, đặt ông địa bên trái hay phải, ông địa để bên trái hay phải, ông địa đặt bên trái hay bên phải)

Quy luật đặt bàn thờ Thần Tài – Thổ địa

Khi đặt bàn thờ không nên đặt tại những vị trí góc khuất trong nhà. Tại đây, ít người qua lại. Theo quan niệm dân gian ông Địa sẽ không thể quan sát được mọi người ra vào. Cùng với đó, thần tài cũng không đón được tiền bạc vào nhà.

Chú ý đặt bàn thờ tại những nơi sáng sủa, đón được ánh sáng tự nhiên vào nhà. Nếu như góc nhà hơi tối thì chú ý thắp đèn hàng ngày. Như vậy sẽ tạo cảm giác ấm cúng, thân thuộc.

Đặt bàn thờ trên nền nhà để đón tài lộc

Phía sau bàn thờ có chỗ dựa là tường, vách… là chỗ dựa vững chãi. Tránh hiện tượng xô lệch, hay đổ vỡ các vật phẩm trên bàn thờ. Tránh đặt bàn thờ những nơi ô uế: nhà vệ sinh, nhà tắm…

Thông thường, mọi người thường đặt tượng Thần tài và Thổ địa cùng chung một bàn thờ. Đây là hai vị thần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp, công ty, cửa hàng lớn nhỏ. Theo quan niệm của người Trung Hoa, thổ địa cũng được coi là một vị thần Tài căn cứ theo thuyết Ngũ hành tương sinh “Thổ sinh Kim”.

Ngoài ra, một số gia đình còn thờ đầy đủ 3 vị thần: Thần Phát (Triệu Công Minh), thần Tài và Thổ Địa. Thường Thần Phát được đặt ở vị trí chính giữa và cao hơn so với 2 vị thần còn lại. Bởi ông là vị thần tối cao có uy quyền phù trợ và bảo hộ.

Bàn thờ Thần tài-thổ Địa-Thần Phát

Nguồn gốc tục cúng Thần Tài – Thổ Địa

Tục cúng thần Tài-Thổ địa có nguồn gốc từ Trung Hoa. Tuy nhiên, sau một thời gian dài giao thoa văn hóa, người Việt đã có nhiều cải biến. Từ đó, duy trì phong tục trở thành văn hóa truyền thống của dân tộc.

Thần Tài

Thần tài đại diện cho: Hắc thần tài, Thanh thần tài, Bạch Thần tài, Xích Thần tài, Hoàng thần tài. Trong đó, Hoàng Thần tài chính là vị thần quan trọng nhất. Thần tài tay cầm cục vàng/bạc, phong thái trang nghiêm. Đây là vị thần mang lại may mắn về tiền bạc.

Phần lớn người Việt đều có tục cúng thần Tài. Đặc biệt là những người làm ăn kinh doanh. Thông thường mọi người sẽ cúng vào ngày: mùng 1, ngày rằm, lễ tết… Với mong muốn công việc buôn bán luôn được may mắn, thuận lợi.

Ông Địa

Cũng giống như Thần tài, Ông Địa có 5 ông: Đông Phương thanh đế, Tây Phương Bạch đế, Nam Phương xích đế, Bắc phương Hắc đế, Trung ương Huỳnh đế. Ông Địa có dáng người béo tròn, bụng phệ, ngực trần. Trên đầu có quấn khăn, cầm quạt.

Ông Địa trong phong tục dân gian

Ông Địa là người bảo vệ và cai quản gia đình. Mang đến cho mọi người sự bình an, may mắn và hạnh phúc. Vào những ngày quan trọng: rằm, lễ tết, … mọi người cũng cúng thổ Địa cùng với thần tài để thể hiện tấm lòng thành.

Tục cúng Ông Địa gắn liền với Thần tài và thực hiện chung vào một ngày. Theo đó, ngày mùng 10 tháng Giêng mọi người thường làm lễ làm vía thần tài. Mang lại những may mắn và thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và cuộc sống hàng ngày.

( thờ ông địa bên trái hay phải, để ông địa bên trái hay bên phải, thần tài bên trái hay phải, cách đặt ông địa bên trái hay phải, thần tài để bên trái hay phải, thờ ông thần tài bên trái hay bên phải, ông thần tài bên trái hay bên phải, ông địa bên trái hay bên phải )

Các vật phẩm có trên bàn thờ Thần Tài – Thổ địa

Bên cạnh việc tìm hiểu để ông thần tài bên trái hay bên phải các bạn cũng cần tìm hiểu vật phẩm và cách quy tắc bố trí. Mỗi vật phẩm trên bàn thờ đều có những quy tắc riêng: từ trái sang phải, từ trong ra ngoài.

Các vật phẩm trên Ban thờ Thần tài-Thổ Địa

Ban thờ Thần tài-Thổ Địa gồm:

  • Tượng thần tài + tượng thổ địa.
  • Bài vị thờ
  • Gạo, muối, nước
  • Bát hương
  • Đĩa đựng hoa quả
  • Lọ hoa
  • Khay gốm
  • 5 chén nước
  • Cóc ngậm tiền (thiềm thừ)
  • 1 bát nước

Cách bài trí bàn thờ thần tài-thổ địa như sau:

  • Tấm bài vị: khắc chữ Hán đặt trong cùng bàn thờ. (Tuy nhiên, tùy vào văn hóa vùng miền mà có những nơi gia đình không sử dụng bài vị thờ cúng).
  • Tượng thần tài bên trái – Tượng thổ địa bên phải
  • 3 chóe đựng: nước-gạo-muối xếp theo thứ tự từ trái qua phải đặt ở giữa 2 thần.
  • Bát hương đặt ở chính diện
  • 1 đĩa trái cây bên phải, bình hoa ở bên trái theo quy tắc (Đông bình-Tây quả).
  • Ống hương đặt bên trái/phải đều được.
  • 1 kỷ nước với 5 chén/3 chén đặt phía trước bát hương.
  • 1 nậm rượu bên phải
  • 1 đèn thờ bên trái
  • 1 bát sứ mỏng nông lòng rắc cánh hoa hồng/hoa cúc đặt ngoài cùng phía trước.
  • Đối với các gia đình có bàn thờ thần tài nhỏ thì có thể đặt cặp chóe to dùng để đựng muối và gạo 2 bên bàn thờ. Ở giữa là đĩa hoa quả. Bên cạnh đặt 1 chậu kim tiền hút tài lộc.
  • Thiềm thừ (cóc ngậm tiền)/tỳ hưu đặt trên bàn thờ tăng vượng khí. Đây là linh vật giúp phù hộ gia chủ làm ăn phát đạt, may mắn.
  • Đặt cóc ngậm tiền bên phải bàn thờ. Sáng quay cóc hướng ra ngoài hút tài lộc. Tối quay cóc vào để mang tiền tài về cho gia chủ.
  • Tỳ hưu/tượng Long quy bên trái bàn thờ.
  • Tượng Di Lặc trên bàn thờ để ngài cai quản các vị thần không làm điều gì sai trái.

Việc sắp đặt các vật phẩm trên bàn thờ thần tài-Thổ địa không hề khó. Quan trọng nhất là các bạn nên tìm hiểu trước khi thực hiện. Đồng thời, phải có sự thành kính thần linh.

Bố trí vật phẩm trên bàn thờ

Ngoài ra, các vật phẩm trên bàn thờ thần tài có sự khác biệt tùy vùng miền. Do quan niệm văn hóa cũng như quan niệm của người dân. Tuy nhiên, nhìn chung thì các bàn thờ đều sẽ có đầy đủ những vật phẩm như trên.

Chuẩn bị mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa

Vào những dịp: Đại An, Tiểu Cát, Tốc Hỷ, lễ tết, ngày vía thần tài gia chủ sẽ làm lễ cúng. Gia chủ cần chuẩn bị mâm lễ cúng với mong muốn mọi điều tốt đẹp nhất. Từ đó, giúp mọi việc làm ăn được thuận lợi, may mắn.

Mâm cúng thần tài-Thổ địa

Mâm cúng bao gồm:

  • Thịt lợn quay
  • Cá lóc nướng
  • Bộ tam sên: 1 miếng thịt lợn luộc-1 quả trứng gà/vịt- 1 con cua/tôm luộc
  • Bình hoa tươi: hoa hồng/hoa đồng tiền…
  • Hoa quả tươi: quýt, xoài, thanh long…
  • Tiền vàng

(ông thần tài ngồi bên trái hay bên phải, ông thần tài để bên trái hay phải, ông cóc để bên trái hay phải, ông địa để bên trái hay bên phải, thần tài ngồi bên trái hay phải, bàn thờ ông địa đặt bên trái hay phải, đat ông địa bên trái hay phải, ông địa ngồi bên trái hay bên phải)

Khi cúng thần tài-thổ địa gia chủ cũng có thể chuẩn bị thêm các món: xôi, chè… Tuy nhiên, nên chuẩn bị tùy theo văn hóa vùng miền khác nhau. Như người miền Trung thường bổ sung thêm các khoai, sắn luộc để dâng lên bàn thờ.

Vị trí đặt bàn thờ theo tuổi và mệnh của chủ nhà

Vị trí đặt bàn thờ tốt nhất nên đặt gần cửa chính để dễ quan sát. Hơn nữa, bàn thờ dựa vào tường cũng có sự vững chắc hơn. Vì thế, bạn có thể dễ dàng nhận thấy tại các cửa hàng, mọi người thường đặt bàn thờ ngay dưới nền nhà.

Hướng đặt bàn thờ thần tài phù hợp nhất nên dựa vào tuổi và mệnh của gia chủ. Hướng đẹp nhất để đón vận khí vào thuộc cung Thiên Lộc và Quý Nhân:

  • Cung Thiên Lộc (Hướng Đông Nam) cung may mắn trong tiền tài và công danh. giúp gia chủ có nhiều sức khỏe, khéo léo và thông minh. Đồng thời, luôn có sự sáng suốt trong công việc làm ăn hàng ngày.
  • Cung Quý Nhân (hướng Tây Bắc) là cung phong thủy. Giúp công việc làm ăn phát đạt, hanh thông, bình an. Đồng thời, mang đến nhiều vượng khí, tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng, có quý nhân phù trợ.

Lưu ý không đặt bàn thờ ở hướng Không Vong, Tử, Tuyệt… Đây là hướng khiến cho gia chủ tiêu tán tài sản, gặp nhiều xui xẻo. Đồng thời, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Lưu ý cần nhớ khi thờ cúng thần tài-Thổ địa

Sau khi tìm hiểu để ông thần tài bên trái hay bên phải, các bạn cần lưu ý các yêu cầu phong thủy. Như vậy sẽ tránh phạm phải những sai lầm, kiêng kỵ trong thờ cúng. Các lưu ý cần nhớ:

Lau dọn bàn thờ thần tài-thổ địa thường xuyên cho sạch sẽ

  • Bàn thờ thần tài nên đặt gần cửa. Các vị thần sẽ theo dõi, cai quản được lượng người ra vào.
  • Lau dọn bàn thờ thường xuyên ít nhất 1 lần vào ngày cuối tháng. Các bạn nên chuẩn chuẩn bị 5 loại lá: hương nhu, sả, hồi quế, lá mù, quế khô để lau rửa bàn thờ. Gia chủ có thể chuẩn bị nước rượu gừng để tắm tượng thần tài.
  • Mọi người nên tắm 5 lần/năm cho tượng thần tài vào ngày mùng 10.
  • Sử dụng khăn riêng lau bàn thờ và giữ vệ sinh sạch sẽ để thể hiện lòng thành kính.
  • Lựa chọn hoa quả tươi để dâng lên bàn thờ. Các bạn nên thay hoa quả thường xuyên tránh để hoa cũ, héo, hoa nhựa trên bàn thờ.
  • Tất cả các vật phẩm trước khi đặt trên bàn thờ đều phải thực hiện tẩy uế. Gia chủ nên chuẩn bị nước gừng để tẩy uế một cách sạch nhất.

Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi “ để ông thần tài bên phải hay bên trái”. Các bạn cần lưu ý tìm hiểu kỹ lưỡng để biết cách sắp đặt cho đúng. Hy vọng thông tin trong bài viết này đã mang đến những thông tin hữu ích nhất cho bạn đọc.

( để ông địa bên trái hay phải, ông địa bên phải hay bên trái, ông thần tài đặt bên trái hay bên phải, nên đặt ông địa bên trái hay phải, ông thần tài để bên trái hay bên phải, ông địa ở bên trái hay phải, than tai dat trai hay phai, bàn thờ ông địa để bên trái hay phải, bàn thờ đặt bên trái hay phải, thờ ông địa bên trái hay bên phải, đặt bàn thờ thần tài bên trái hay phải )