Mâm cúng rước ông bà ngày 30 tết, Bài văn khấn chuẩn

Chuẩn bị mâm cúng rước ông bà ngày 30 tết, bài cúng văn khấn rước ông bà đầy đủ bạn đã biết hay chưa? Xem bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm hữu ích.

mâm cúng rước ông bà ngày 30 tết
mâm cúng rước ông bà ngày 30 tết

Giới thiệu tổng quan về lễ cúng rước ông bà ngày tết

Lễ rước ông bà ngày tết là một nghi thức rất quan trọng của người Việt. Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống từ ngàn đời nay. Cần chuẩn bị mâm cúng rước ông bà ngày tết như thế nào? Thực hiện lễ nghi ra sao bạn đã thật sự nắm rõ? Hãy để bài viết dưới đây giúp bạn tìm hiểu sâu hơn về điều này.

Ý nghĩa của mâm cúng rước ông bà ngày tết

Tết là một trong những ngày lễ lớn nhất trong năm của người Việt. Đây không chỉ là thời điểm đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Bên cạnh đó, vào mỗi dịp tết đến sẽ là khoảng thời gian giúp cho các thành viên quây quần, sum vầy bên nhau. Và trong thời khắc quan trọng này, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng rước ông bà ngày tết vô cùng quan trọng.

Ý nghĩa mâm cúng rước ông bà ngày tết

Đây là một trong những nét đẹp tâm linh, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Việc chuẩn bị lễ cúng rước ông bà ngày tết mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và được người Việt lưu truyền từ bao đời nay. Đó là nét đẹp thể hiện đạo hiếu của con người Việt Nam

Đối với người Việt, chữ hiếu luôn được đặt lên hàng đầu và đây được xem là thước đo nhân phẩm, giá trị con người. Nét đẹp về đạo hiếu, đạo làm con cháu được thể hiện rõ qua tín ngưỡng thờ cúng ông bà, tổ tiên. Chính vì lẽ đó, vào những thời khắc quan trọng, mọi người luôn làm lễ, hướng về cội nguồn. Và nghi thức rước ông bà vào ngày tết cũng không ngoại lệ. Do vậy, vào ngày cuối cùng của năm, mỗi gia đình đều tất bật chuẩn bị mâm cúng rước ông bà dù cho điều kiện, hoàn cảnh ra sao.

Thời khắc chuyển giao của năm cũng là dịp để mọi thành viên sum họp, cùng nhau chia sẻ niềm vui, ấm no. Và việc làm lễ rước ông bà vừa thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ đến người đã khuất, vừa làm nổi bật rõ đạo hiếu của con người.

>> Có thể bạn quan tâm

( mâm cúng rước ông bà ngày 30 tết, mâm cúng rước ông bà, cúng rước ông bà, bài cúng rước ông bà, văn khấn rước ông bà, van khan ruoc ong tao 30 tet, bai cung ruoc ong ba, cung ruoc ong ba 30 tet, rước ông bà, van khan ruoc ong ba 30 tet, cách cúng rước ông bà 30 tết, cung dua ong ba, van khan ruoc ong tao, cúng ông bà ngày 30 tết )

Giao thừa là lễ cúng rước ông bà ngày tết có giống nhau?

Liệu rằng chuẩn bị lễ cúng rước ông bà ngày tết và lễ cúng giao thừa có phải là một hay không? Đây vẫn luôn là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay từ nhiều bạn trẻ. Theo đó, tuy hai lễ này đều được tiến hành vào ngày 30 tết. Thế nhưng, ý nghĩa của 2 nghi thức là hoàn toàn khác nhau.

Đối với lễ rước ông bà ngày 30 tết là dịp để mọi người cùng hội ngộ, vui vẻ khép lại một năm vừa qua. Thông thường, mâm cúng rước ông bà ngày tết thường được mọi người tổ chức vào buổi trưa của ngày 30. Bên cạnh đó, vẫn có một số địa phương, vùng miền làm cơm cúng từ ngày 26, 27 tết.

Còn đối với lễ cúng đêm giao thừa sẽ được thực hiện trong khoảnh khắc giao thoa giữa ngày cuối cùng của năm cũ và bắt đầu năm mới. Lễ cúng sẽ thực hiện vào đêm 30 hoặc rạng sáng ngày mùng 1 đầu năm.

Như vậy, với những lý giải trên tin chắc rằng bạn đã có đáp án giao thừa và lễ cúng rước ông bà ngày tết có phải là một hay không?

Bạn đã biết chuẩn bị mâm cúng rước ông bà ngày tết như thế nào hay chưa?

Chuẩn bị mâm cúng rước ông bà ngày tết như thế nào không phải ai cũng rõ. Tùy thuộc vào từng điều kiện, phong tục vùng miền bạn sẽ có sự chuẩn bị mâm cúng khác nhau. Theo đó, mâm cúng thường sẽ có hoa tươi, nến, rượu, nước, trầu cau, giấy tiền vàng mã,…. Đối với hoa quả chuẩn bị mâm cúng, bạn nên chọn hoa quả tươi và không nên tìm mua các loại quả có nhiều gai nhọn như mít, sầu riêng,… Thay vào đó, mâm quả thường được mọi người chuẩn bị với 5 loại có màu sắc sặc sỡ và bắt mắt.

Chuẩn bị mâm cúng rước ông bà ngày tết không phải ai cũng rõ | bài khấn rước ông bà 30 tết, văn cúng rước ông bà, văn cúng rước ông bà 30 tết, bài cúng rước ông bà ngày 30 tết, văn khấn rước ông bà ngày 30 tết, tục rước ông bà về ăn tết, văn khấn cúng rước ông bà, van cung ruoc ong ba, văn khấn rước ông bà 30 tết, cung ruoc ong ba, bai cung ruoc ong ba ngay 30, cung ruoc ong ba ngay 30 tet

Ngoài ra, nhiều gia đình còn chuẩn bị cỗ mặn để cúng vào dịp lễ này. Sẽ không có một quy chuẩn yêu cầu về mâm cỗ cúng rước ông bà vào ngày tết. Bên cạnh các đồ lễ vật cần thiết, chuẩn bị mâm cỗ sẽ phụ thuộc vào điều kiện và tấm lòng thành kính của gia chủ.

Ai sẽ là người thực hiện lễ cúng rước ông bà ngày tết?

Lễ rước ông bà ngày tết sẽ được đại diện của gia đình đứng ra làm lễ. Đó có thể là trưởng lão trong nhà, trưởng nam, người trụ cột của gia đình. Tùy theo điều kiện hoàn cảnh, người chủ trì lễ cúng sẽ có sự khác biệt. Đối với người thực hiện lễ cúng cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng, trang nghiêm khi làm lễ.

>> Có thể bạn quan tâm

Quy trình thực hiện lễ cúng như thế nào?

Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật cho mâm cúng rước ông bà tổ tiên. Đến giờ hoàng đạo, giờ tốt, người đại diện gia đình sẽ thắp hương, đọc văn khấn trình bày nội dung, lý do của nghi thức. Và khi phần hương cháy được 2/3, bạn có thể hạ hương vàng, giấy áo để đốt, sau đó hạ cỗ và hưởng lộc của ông bà, tổ tiên. Trong quá trình làm lễ cúng, chuẩn  bị văn khấn là điều tương đối quan trọng. Chính vì thế, bạn có thể viết sẵn ra giấy hoặc học thuộc và đọc trôi chảy. Bài văn khấn làm lễ cúng rước ông bà ngày tết, bạn có thể tham khảo trong sách cúng, các bài viết mẫu trên mạng.

Khám phá mâm cỗ cúng rước ông bà ngày tết ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam

Việt Nam là một đất nước đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Với mỗi vùng miền, địa phương sẽ có những nét đẹp văn hóa riêng. Và điều này cũng thể hiện rõ trong quá trình chuẩn bị cỗ cúng rước ông bà trong dịp tết. Hãy cùng chiêm ngưỡng mâm cúng rước ông bà ngày tết ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Khám phá mâm cỗ cúng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam | cúng rước ông bà ngày 30 tết, cúng ông bà 30 tết, cách cúng rước ông táo 30 tết, văn khấn cúng rước ông bà ngày 30 tết, ruoc ong ba, bài văn cúng rước ông bà, ngày rước ông bà, cung 30 ruoc ong ba, cách cúng rước ông bà, bài cúng ruoc ong ba, mâm cơm rước ông bà, van khan ruoc ong ba to tien ngay 30 tet, bài cúng rước ông bà về nhà mới

Cỗ cúng rước ông bà của miền Bắc

Thông thường, người miền Bắc sẽ mang nặng về yếu tố tâm linh, lễ nghi. Do vậy, người Bắc Bộ chuẩn bị cỗ cúng rất chu đáo và cầu kỳ. Đối với mâm cỗ của người miền Bắc, bên cạnh các món truyền thống như bánh chưng, xôi, gà luộc. Lúc nào, trong mâm cỗ cúng có món giò lụa, nem rán và canh.

Người miền Bắc sẽ có sự cầu toàn hơn khi chuẩn bị mâm cỗ cúng 

Bên cạnh việc chuẩn bị món ăn, người miền Bắc còn cầu kỳ trong việc trang trí mâm cỗ. Mâm cúng rước ông bà ngày tết của Bắc Bộ thường chuẩn bị cỗ lớn xếp cao từ 2 đến 3 tầng với rất nhiều món ăn truyền thống, mang đậm cách chế biến Bắc Bộ.

Cỗ cúng của người miền Trung

Về mới miền Trung, mâm cỗ cúng bao giờ cũng được bày biện trên những chiếc đĩa nhỏ nhỏ, xinh xinh với các món ăn mặn. Việc chuẩn bị cỗ cúng cũng dựa vào thói quen, tập tục của vùng miền. Theo đó, người miền Trung luôn chịu khó, tiết kiệm và thường ăn mặn. Vì thế, ngoài các món truyền thống trên cỗ cúng như xôi, gà luộc, thịt luộc. Mâm cỗ cúng của người Trung Bộ luôn xuất hiện các món như: tôm rim, thịt kho, nem rán,….

Cỗ cúng của người miền Trung luôn có nem rán, gà luộc

Cỗ cúng của người miền Nam

Dọc 3 miền của dải đất hình chữ S, khám phá mâm cỗ cúng của người miền Nam. Ta thấy, hầu như người Nam Bộ sẽ không quá câu nệ trong việc  chuẩn bị, trang trí món ăn như ở miền Bắc và miền Trung. Xuất hiện tại mâm cúng của người miền Nam vẫn luôn là món thịt kho tàu và canh khổ qua nhồi thịt. Ngoài ra, người Nam Bộ còn chuẩn bị thêm một số món như gỏi, chả giò,… Ngoài việc chuẩn bị món ăn, cách bày trí mâm cúng của người Nam Bộ cũng có nhiều nét khác biệt.

Mâm cúng của người Nam Bộ không quá cầu kỳ

Tùy theo từng phong tục, thói quen, nếp sinh hoạt và văn hóa của mỗi vùng miền. Việc chuẩn bị mâm cúng rước ông bà ngày tết cũng có sự khác biệt rõ rệt. Và chính điều này đã góp phần làm cho văn hóa Việt Nam đa dạng và hấp dẫn hơn.

>> Có thể bạn quan tâm

( bài cúng rước ông bà 30 tết, văn khấn ruoc ong ba, cúng rước ông bà về nhà mới, rước ông bà ngày 30 tết, cúng rước ông táo ngày 30 tết, mâm cơm cúng rước ông bà, bài cúng rước ông bà về ăn tết, cách vái cúng rước ông bà, cúng rước ông bà 30 tết, bài khấn cúng rước ông bà, van cung ruoc ong ba ngay 30 tet, món ăn cúng rước ông bà )

Một số điều cần biết trong quá trình làm lễ cúng rước ông bà vào ngày tết

Để lễ cúng diễn ra thuận lợi, tốt đẹp bạn cần biết đến một số điều sau:

Một là, cần dọn dẹp nhà cửa, khu vực bàn thờ sạch sẽ

Nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, khu vực thờ cúng gọn gàng là điều cần làm trước khi diễn ra lễ cúng. Do vậy, bạn nên dành thời gian để lau chùi, vệ sinh bụi bẩn trên bàn thờ. Đặc biệt, trong quá trình vệ sinh, bạn cần để ý không nên dịch chuyển hoặc nhấc bát hương ra khỏi bàn thờ.

Hai là, người làm lễ cần ăn mặc chỉn chu

Lễ cúng là nghi thức quan trọng, thể hiện sự biết ơn, thành kính của gia chủ đến thần linh và ông bà tổ tiên. Ngoài việc chuẩn bị cỗ cúng đầy đủ, chu đáo, người trực tiếp đứng ra làm lễ cần tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng trước khi làm lễ. Trong quá trình cúng luôn tỏ ra trang nghiêm, không nên cười nói, gây mất trật tự.

Người làm lễ cúng cần ăn mặc gọn gàng, trang nghiêm khi hành lễ

Ba là, lưu ý đến vấn đề chuẩn bị mâm cỗ cúng rước ông bà ngày tết

Như đã biết, việc chuẩn bị cố cũng sẽ tùy thuộc vào từng điều kiện của gia đình. Thế nhưng, trong quá trình chuẩn bị cỗ bạn cũng cần tìm hiểu để tránh việc chuẩn bị sái món ăn. Đối với mâm cúng thường sẽ kiêng kị những món như thịt chó, vịt, thịt trâu,…. Do vậy, để tránh gây ảnh hưởng đến buổi lễ, bạn không nên chuẩn bị những món này trên mâm cỗ.

Không nên chuẩn bị các món ăn như thịt chó, thịt trâu, ngựa trên cỗ cúng 

Bốn là, lựa chọn thời gian thích hợp để làm lễ

Với việc cúng rước ông bà ngày tết. Tùy theo bản mệnh của mỗi gia chủ, bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn khung giờ làm lễ tốt cho gia đình của mình. Bạn có thể tham khảo giờ tốt trong sách, trên mạng hoặc nhờ đến các thầy chuyên về phong thủy hỗ trợ.

Như vậy, trên đây là một số chia sẻ liên quan đến mâm cúng rước ông bà ngày tết. Hy vọng rằng, sau khi tham khảo bài viết này, bạn đọc đã có thêm cho mình nhiều kiến thức trong việc chuẩn bị cỗ cúng. Bạn quan tâm, cần tìm hiểu thêm về các vấn đề đồ cúng có thể liên hệ đến địa chỉ

( ruoc ong ba 30 tet, van khan cung ruoc ong ba ngay 30 tet, cúng 30 tết rước ông bà, van khan ruoc ong tao ve, cung ong ba 30 tet, văn khấn cúng rước ông bà 30 tết, cúng 30 rước ông bà, van khan to tien ngay 30 tet, bài khấn rước ông bà, văn khấn rước ông bà gia tiên ngày 30 tết )