Mâm cúng rằm tháng chạp, rằm tháng 12 gồm những gì, Bài văn khấn hay

Tại sao nên cúng rằm tháng chạp bạn đã biết hay chưa? Mâm cúng rằm tháng chạp cần chuẩn bị những lễ vật gì, bài văn khấn cúng rằm tháng chạp, rằm tháng 12 hay. Đừng bỏ lỡ những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Lễ cúng Rằm tháng chạp là một ngày lễ lớn trong năm của người Việt. Cúng rằm tháng chạp vào ngày nào? Nghi thức tổ chức lễ cúng rằm tháng 12 ra sao, việc chuẩn bị cỗ cúng rằm tháng chạp cần có những gì? Nếu bạn chưa nắm rõ về cách tổ chức lễ cúng rằm tháng chạp, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn điều này.

mâm cúng rằm tháng chạp tháng 12
mâm cúng rằm tháng chạp tháng 12 | mâm cúng rằm tháng chạp, rằm tháng chạp, rằm tháng 12, rằm tháng chạp là gì, rằm tháng chạp là tháng mấy, cúng rằm tháng chạp, cúng rằm tháng 12, văn khấn rằm tháng 12, bài cúng rằm tháng 12

Giới thiệu tổng quan về lễ cúng rằm tháng chạp, rằm tháng 12 âm lịch

Ý nghĩa của ngày cúng rằm tháng chạp

Rằm tháng chạp được căn cứ tính theo lịch âm. Theo đó, đây là ngày rằm cuối cùng của năm, ngày rằm của tháng 12 âm lịch và tháng 13 đối với những năm nhuận. Rằm tháng chạp còn được người xưa gọi là tháng củ mật hay cần phải kiểm soát cẩn mật. Bởi đây là tháng cuối của năm, lúc này đạo chịch sẽ gia tăng, con người dễ gặp phải xui xẻo,….. Do vậy, việc đề phòng cẩn thận là điều rất cần thiết. Tổ chức cúng rằm tháng chạp chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn so với những ngày rằm thông thường.

Đây là ngày lễ bày tỏ sự cầu nguyện may mắn, an lành của người dân

Bởi theo quan niệm xưa, vào ngày rằm tháng chạp đây là thời điểm mặt trời và mặt trăng có sự thông suốt. Và chính lúc này, thần linh, tổ tiên sẽ có sự thông thương với con người. Vì vậy, lễ cúng này vừa thể hiện sự sáng suốt, trong sạch của con người. Đồng thời đây còn là thời điểm để mọi người gửi gắm ước nguyện sâu xa đến thần linh.

Cúng rằm tháng chạp nhằm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn đến tổ tiên, thần linh

Ngày 15 tháng 12 âm lịch cũng là ngày rằm cuối cùng của năm cũ. Tổ chức lễ cúng rằm tháng chạp thể hiện tấm lòng nhớ ơn về tổ tiên, ông bà luôn sát cánh bên gia chủ trong năm qua. Đồng thời cầu mong sự an lành, may mắn cho những ngày tháng tiếp theo. Ngày rằm tháng chạp là một trong những ngày lễ lớn, nên việc chuẩn bị cỗ cúng luôn được các gia chủ chuẩn bị chu đáo, tươm tất.

Cúng rằm tháng chạp vào ngày nào?

Như đã biết, cúng rằm tháng chạp thường vào ngày 15 tháng 12 âm lịch hàng năm. Việc làm lễ cúng rằm tháng 12 sẽ không có sự thống nhất về thời gian, ngày giờ. Tuy nhiên, trong quá trình làm lễ, bạn cần tìm hiểu để tránh làm lễ cúng rằm quá sớm hoặc quá muộn. Thông thường, mọi người thường cúng lễ bắt đầu từ ngày 14 âm lịch đến trưa ngày 15 âm lịch. Và tùy theo phong tục, mỗi vùng miền, địa phương sẽ có những thói quen cúng rằm tháng chạp khác nhau.

>> Có thể bạn quan tâm:

( ngày rằm tháng chạp, bài cúng rằm tháng chạp, bài khấn rằm tháng 12, lễ cúng rằm tháng chạp, văn khấn ngày rằm tháng 12, thắp hương rằm tháng 12, ram thang chap, van khan ram thang chap, mâm cơm cúng rằm tháng chạp, cúng rằm tháng chạp thần tài )

Lễ vật mâm cúng rằm tháng chạp gồm những gì?

Đối với những người trẻ, việc chuẩn bị lễ vật cúng rằm tháng chạp đang gặp phải nhiều bỡ ngỡ. Dưới đây sẽ là một số đồ lễ bạn cần chuẩn bị cho ngày 15 tháng 12 âm lịch hàng năm.

Trước tiên, mâm cỗ cúng rằm tháng chạp sẽ bao gồm hương, vàng giấy áo, rượu, nến, hoa tươi,…. Tùy theo điều kiện và tập tục của mỗi gia đình bạn có thể làm lễ cỗ cúng mặn hoặc cỗ ngọt.

Mâm cỗ mặn cúng rằm tháng chạp cho bạn tham khảo

Với mâm cỗ cúng rằm chay hay còn gọi là cỗ ngọt bạn cần chuẩn bị đèn, nến, hoa quả, trầu cau, bánh kẹo,….

Còn đối với mâm cỗ mặn cúng rằm sẽ có sự chuẩn bị chu đáo và cầu kỳ hơn. Với cỗ cúng rằm truyền thống gồm xôi, gà luộc hoặc thịt luộc, chả giò, chè, bánh chưng, các món ăn khác,… Và việc chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng chạp sẽ không có một quy chuẩn cụ thể nào, quan trọng vẫn là lòng thành tâm của gia chủ.

Vậy nên, khi chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng chạp, mâm cúng rằm tháng 12 âm lịch bạn cũng nên cân nhắc về phong tục địa phương và điều kiện của gia đình mình.

Ai sẽ là người đứng ra làm lễ cúng rằm tháng chạp (ngày 15 tháng 12 âm lịch)?

Thông thường, người đứng ra làm lễ cúng sẽ là người đại diện của gia đình. Đó có thể là bậc trưởng bối trong nhà, trưởng nam, trưởng nữ,… Tùy vào từng điều kiện khác nhau của mỗi gia đình. Đối với những người trực tiếp làm lễ cúng. Trước khi vào lễ cần phải tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo gọn gàng và trang trọng trong quá trình cúng lễ. Việc chuẩn bị này nhằm bày tỏ lòng thành kính, tôn nghiêm trong ngày lễ quan trọng.

Những việc nên làm vào ngày rằm tháng chạp

Ngoài việc chuẩn bị lễ cúng rằm tháng chạp chu đáo, đầy đủ. Bạn cũng cần tìm hiểu thêm những việc nên làm vào ngày này.

Đi lễ chùa vào ngày 15 tháng 12 âm lịch. Bên cạnh việc làm lễ tại gia, bạn cũng có thể đi lễ chùa vào ngày rằm tháng chạp. Việc đi chùa mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an cho gia đình và người thân. Trong quá trình đi chùa, bạn cần chú ý về cách ăn mặc và chuẩn bị lễ vật. Thông thường, lễ vật đi chùa thường sắm lễ ngọt. Việc sắm lễ không đòi hỏi cầu kỳ, quan trọng vẫn là tấm lòng của người hành lễ. Đặc biệt, trong thời điểm diễn biến của dịch bệnh covid 19, khi đi lễ chùa bạn cần tuân thủ các quy định phòng tránh dịch bệnh đã được khuyến cáo.

Thường xuyên làm việc thiện cũng là nghĩa cử đẹp bạn nên hướng đến. Cho đi là nhận lại, cho đi để thấy tâm mình thanh thản, bình an và ấm áp hơn. Đây cùng là một trong những nét đẹp ngàn đời của người Việt.

Bên cạnh đó, vào ngày rằm tháng chạp nhiều gia đình thường có tục phóng sinh. Các loài động vật được lựa chọn  phóng sinh gồm chim, cá, cua, ốc, rùa,…. Mọi người thường chọn những khu vực phóng sinh vắng vẻ, ít có người săn bắt để đảm bảo an toàn cho động vật. Bạn cũng cần lưu ý khi phóng sinh nên chú ý đảm bảo môi trường, không nên vứt túi nilon, các loại rác khó phân hủy khi phóng sinh động vật.

>> Có thể bạn quan tâm:

Những điều cần lưu ý trong quá trình làm lễ cúng rằm tháng chạp

Rằm tháng chạp là ngày rằm cuối cùng của năm cũ. Đây cũng là ngày rằm đặc biệt hơn so với các ngày rằm thông thường. Chính vì vậy, chuẩn bị lễ cúng rằm tháng chạp bạn cũng cần phải tìm hiểu và chọn mua lễ vật cho phù hợp. Đối với việc chọn mua cỗ cúng nên chọn mua hoa quả tươi, có màu sắc bắt mắt. Đặc biệt, cỗ cúng cần tránh các loại quả như sầu riêng, mít,… Theo quan niệm, những loại quả có gai nhọn sẽ không nên bày trên mâm cỗ cúng.

Tùy theo phong tục và điều kiện bạn có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng chạp sao cho phù hợp nhất

Thêm nữa, ngoài việc chuẩn bị cỗ cúng rằm tháng chạp đầy đủ. Bạn cũng cần dành thời gian vệ sinh, lau chùi bàn thờ và nhà cửa. Hãy đảm bảo khu vực thờ cúng luôn sạch sẽ, thông thoáng trong quá trình làm lễ cúng. Đây cũng là một trong những điều bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị cho ngày rằm cuối cùng của năm âm lịch.

Đối với những gia đình có thờ phật. Bạn cần chuẩn bị và tách riêng 2 mâm cỗ cúng, không được đặt chung trên cùng một bàn thờ. Đây là một điều tối kỵ, bạn nên tránh.

Chuẩn bị lễ phục tươm tất, gọn gàng trong quá trình thực hiện nghi lễ. Không nên mặc quần ngố, áo ba lỗ để cúng vái.

Việc thắp hương cần thắp theo số lẻ 1, 3, 5, 7,9 trên bát hương. Bởi theo quan niệm số lẻ sẽ tượng trưng cho phần âm.

Cần có sự chuẩn bị chu đáo về bài văn khấn. Văn khấn cúng lễ rằm tháng chạp là yếu tố không thể thiếu. Bạn có thể soạn sẵn văn khấn ra giấy hoặc học thuộc lòng. Và trong quá trình đọc văn khấn cần đọc liền mạch, tráng ngắt quãng.

Điều kiêng kỵ nên tránh vào ngày rằm tháng chạp

Để ngày rằm cuối cùng của năm âm lịch diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp bạn cần tránh những điều sau.

Một là, không nên làm vỡ đồ

Không nên làm vỡ đồ vật, đặc biệt là bát đĩa vào ngày rằm tháng chạp. Từ xa xưa, ông bà tổ tiên cho rằng làm vỡ đồ vật trong ngày rằm sẽ báo điềm xui, điều không may mắn. Chính vì thế, bạn cần chú ý để tránh làm vỡ đỗ trong ngày rằm.

Theo quan niệm, làm vỡ đồ vật trong ngày rằm tháng chạp sẽ mang đến điềm xui xẻo cho gia chủ

>> Có thể bạn quan tâm:

Hai là, tránh xa các cuộc tranh giành, xung đột với mọi người

Hạn chế xung đột và tránh cãi nhau. Rằm tháng chạp còn được biết đến là tháng củ mật, xui xẻo và có nhiều vận đen. Do vậy, để kết thúc năm cũ trọn vẹn và bắt đầu một năm mới với nhiều may mắn thì bạn nên tránh xa các cuộc cãi nhau vào ngày lễ này. Thêm nữa, tranh cãi sẽ làm cho gia đình bất hòa, lục đục, công việc sẽ không được mấy suôn sẻ.

Cố gắng kìm nén, hạn chế xung đột và cãi nhau vào ngày 15 tháng 12 âm lịch

Ba là không nên nhặt tiền rơi ngoài đường

Thông thường trong quá trình làm lễ cúng nhiều gia đình sẽ dùng tiền cúng xua đi vận hạn đen đủi. Và nếu vào ngày rằm tháng chạp thấy tiền rơi trên đường, bạn không nên nhặt. Bởi biết đâu đó khi nhặt tiền rơi bạn sẽ vô tình nhặt vận đen của người khác về mình, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn đến bạn. Còn đối với những trường hợp vô tình nhặt phải, bạn nên đưa tiền đi đặt vào hòm công đức hoặc quyên góp từ thiện.

Tránh nhặt tiền rơi trên đường vào ngày rằm tháng chạp

Bốn là, không nên trồng các loài cây có âm khí trong nhà

Theo quan niệm những cây như dâu tằm, hoa huệ, cây bàng, cây đa,…  Đây là những loại cây thu hút rất nhiều âm khí. Chính vì thế, tại gia đình bạn không nên trồng các loài cây này. Thay vào đó hãy lựa chọn các loài cây cảnh thu hút tài lộc, may mắn, tiền tài phù hợp với mệnh của gia chủ.

Không nên trồng những loài cây thu hút âm khí trong nhà của bạn

Năm là, không nên chụp ảnh tại các khu vực đền, chùa

Đền chùa là những nơi linh thiêng và thường có nhiều âm khí. Vậy nên, nếu đi chùa vào ngày rằm tháng chạp bạn không nên chụp ảnh tại các khu vực đền chùa để đảm bảo mọi điều may mắn đến với bạn trong  những ngày cuối cùng của năm.

Như vậy, trên đây là một số vấn đề liên quan đến thủ tục cần chuẩn bị cúng rằm tháng chạp. Mong rằng, với những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp cho bạn đọc hiểu và có thêm kiến thức chuẩn bị tốt cho ngày lễ này.