Bài cúng văn khấn bốc bát hương về nhà mới

Xây nhà mới, chuyển nhà, gia chủ cần thực hiện nghi lễ bốc bát hương về nhà mới nếu không vận may của gia đình sẽ khó hưng thịnh trong ngôi nhà mới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bốc bát hương cũ để chuyển nhà. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về các nghi thức cần thực hiện và bài văn khấn bỏ bát hương cũ khi xây nhà mới, chuyển nhà về nhà mới nhé.

Ý nghĩa của bát hương trong văn hóa Việt Nam

Không chỉ người Việt mà các nước phương Đông cũng rất coi trọng những đồ vật mang yếu tố tâm linh. Và bát hương trên bàn thờ cũng là một trong những vật phẩm được đánh giá cao. Dù chỉ là một vật vô tri vô giác nhưng nhờ có bát hương mà con cháu có thể kết nối với tổ tiên, thần linh thông qua việc thắp hương, thờ cúng thường xuyên.
Việc thờ cúng không chỉ thể hiện lòng thành kính, biết ơn mà còn ghi nhớ công ơn của tổ tiên, vị thần đã luôn che chở cho gia đình. Và mỗi bát hương sau khi trải qua thời gian dài sử dụng chắc chắn sẽ không còn mới như ban đầu.

Tuy nhiên, vì yếu tố tâm linh nên nhiều gia chủ không dám đổi bát hương mới. Chính vì vậy mà khi chuẩn bị cúng bái, sửa chữa, xây nhà mới, chuyển nhà, việc bỏ bát hương hay sử dụng lại bát hương cũ là điều được nhiều gia chủ quan tâm.

Cách bốc bát hương cũ khi xây nhà mới, chuyển nhà.

Nhờ các sư thầy ở chùa

Nhiều người chưa hiểu rõ về trình tự bốc bát hương về nhà mới, chưa tự tin để tiến hành nghi lễ này. Bởi đối với những vấn đề liên quan đến tâm linh, nếu làm sai, phạm phải những điều kiêng kỵ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gia đình. Đa số các gia đình sẽ nhờ đến sự hỗ trợ của thầy cúng để tư vấn và bốc bát hương cho mình.

Hơn nữa, ngôi chùa được coi là một nơi linh thiêng, được bảo vệ bởi Đức Phật từ bi và bình đẳng. Có lẽ, vì vậy mà nhiều gia chủ muốn gửi bát hương nơi cửa Phật. Họ hy vọng rằng tổ tiên của họ sẽ nhận được sự phù hộ từ Đức Phật, và sẽ sớm được cứu.

Thủ tục bốc bát hương về nhà mới tại chùa khá đơn giản, gia đình chỉ cần gửi bát hương lên chùa. Nhớ ghi đầy đủ họ tên gia chủ và những người cần cúng, địa chỉ nhà mới. Nhà chùa hẹn, khi nào làm xong thì gia chủ vào chùa mời về.

Gia chủ tự làm bát hương tại nhà

Việc bốc bát hương về nhà mới có thể do bất cứ thành viên nào trong gia đình làm, nhưng tốt nhất vẫn nên để nam giới hoặc gia chủ làm.

Điểm quan trọng của quá trình bốc bát hương về nhà mới là người thực hiện phải có thành ý và tâm hướng thiện. Trang phục gọn gàng, trang nghiêm, lịch sự. Tìm hiểu kỹ về quy trình thực hiện cũng như chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết để đặt vào bát hương.

Trình tự bốc bát hương tại nhà

3.1. Vệ sinh bát hương

Bát hương mới mua về chưa sử dụng được ngay mà cần phải khử trùng, rửa sạch. Một trong những cách làm sạch hiệu quả được lưu truyền trong dân gian là giã nhỏ gừng, nấu với nước sôi hoặc ngâm với rượu trắng. Dùng khăn sạch nhúng vào dung dịch trên để lau bát hương.

3.2. Tiến hành bốc bát hương.

Chuẩn bị mâm cúng làm cỗ chay nhà mới gồm có: 12 chén xôi, một mâm ngũ quả, hoa tươi, đồ xào, canh chay, rau củ, tiền vàng mã, hương, đèn.

Sắp xếp mâm cơm thật ngay ngắn, dùng một tờ giấy để châm lửa, bọc bát hương mới, hơ nóng cẩn thận từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Sau khi hơ nóng, gia chủ dùng giấy vàng chà xát cả mặt trong và mặt ngoài. Sau khi hoàn thành các bước trên, gia chủ cho thêm xương cốt và bát hương gồm 7 thứ bảo bối, tro cốt bằng rơm nếp, cát tường.

3.3. Dâng bát hương mới trên bàn thờ.

Đại diện dòng họ thành kính dâng bát hương lên bàn thờ tổ tiên trong nhà mới. Sau đó, lễ dâng hương đọc văn khấn mời tổ tiên hai bên gia đình và thần linh về thờ tại gia.

Cuối cùng, người cúng sắp xếp lại các vật phẩm đặt trên bàn thờ và bắt đầu thắp hương để tỏ lòng thành kính với tổ tiên hai bên gia đình và thần linh.

Bài văn khấn bỏ bát hương cũ khi cúng làm nhà mới và chuyển nhà

Nam mô a di Đà Phật (Lặp đi lặp lại đúng 3 lần)

Chúng con xin kính cẩn lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Chúng con xin kính cẩn lạy Hoàng thiên

Chúng con xin kính cẩn lạy Hậu thổ chư vị Tôn thần

Chúng con xin kính cẩn lạy ngài Đông trù Tư mệnh táo phủ Thần quân

Chúng con xin kính cẩn lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch tôn thần

Chúng con xin kính cẩn lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ

Chúng con xin kính cẩn lạy Phúc đức tôn thần

Chúng con xin kính cẩn lạy các ngài tiền hậu địa chủ tài thần

Chúng con xin kính cẩn lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ chúng con là: …

Ngụ tại địa chỉ: …

Hôm nay, ngày/tháng/năm  

Tín chủ chúng con thành tâm sửa sửa lễ vật, hương đèn, kim ngân, hoa tươi, quả tốt. Đốt nén hương dâng lên trước án. Trước án chư vị tôn thần tín chủ chúng con kính cẩn tấu trình: 

Trong suốt thời gian qua tín chủ chúng con sinh sống tại………. đã được sự chở che, phù hộ của các ngài. Bây giờ, tín chủ chúng con chuyển sang nơi ở mới, bàn thờ mới đã được tập trung tại địa chỉ … nên tín chủ chúng con xin được dỡ bỏ bàn thờ tại …

Tín chủ chúng con thành tâm kính mời các Ngài, nghe thấu lời mời, thương xót tín chủ, hiển linh trước án, thụ hưởng lễ vật, phù hộ đồ trì cho tín chủ chúng con an lạc, mọi việc được hanh thông. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi mình xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (Lặp đi lặp lại đúng 3 lần)

Với những chia sẻ bên trên có lẽ các bạn cũng phần nào hiểu được ý nghĩa của bát hương cũng như văn khấn bỏ bát hương cũ khi cúng làm nhà mới, chuyển nhà. Bát hương là vật dụng mang yếu tố tâm linh nên các gia chủ không được xem nhẹ mà phải hết sức cẩn trọng trong quá trình chuyển nhà hay làm nhà mới.