Cúng giỗ tổ nghề từ lâu đã trở thành phong tục tập quán gắn liền với văn hóa người Việt Nam nói riêng; của văn hóa phương Đông nói chung. Đối với những người chuyên kinh doanh, buôn bán những sản phẩm làm đẹp; các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp thì họ thường cúng ông tổ nghề tóc – nail. Vậy cúng giỗ tổ nghề tóc nail cần chuẩn bị lễ vật gì và bài văn khấn cúng ra sao?
Mâm lễ vật cúng giỗ tổ nghề
Việc cúng giỗ tổ nghề tóc – nail từ xa xưa đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống; mang ý nghĩa tâm linh của người Việt ta. Vì vậy, cứ đến ngày 15 hoặc 16 tháng 3 âm lịch hàng năm; những người làm trong nghề tóc – nail sẽ chuẩn bị mâm lễ vật thật đầy đủ để cúng tưởng nhớ đến ông tổ nghề của mình.
Nội Dung Chính
- 1 Bạn có biết nghề tóc – nail ra đời như thế nào?
- 2 Đôi điều bạn nên biết về ngày cúng giỗ tổ nghề tóc – nail
- 3 Bạn cần chuẩn bị những lễ vật gì khi cúng tổ nghề?
- 4 Bài văn khấn cúng giỗ tổ nghề tóc – nail
- 5 Hướng dẫn thực hiện nghi lễ cúng giỗ tổ trong nghề tóc – nail
- 6 Đặt mâm cúng giỗ tổ nghề tóc nail trọn gói ở đâu?
Bạn có biết nghề tóc – nail ra đời như thế nào?
Từ xưa đến nay, mỗi ngành nghề khác nhau vốn sẽ gắn với một câu chuyện tương truyền khác nhau về tổ nghề của họ. Nghề tóc – nail cũng không ngoại lệ, cũng có một câu chuyện gắn với tổ nghề riêng của mình.
Tương truyền rằng, ngày xưa có hai ông cụ ngồi uống nước; trò chuyện với nhau về những công việc mà đàn bà có thể làm thì rất nhiều; còn đàn ông thì lại chẳng có nghề nào. Một người trong số họ đáp rằng: muốn làm một nghề nào đó không mất quá nhiều công sức; nhưng lại là một nghề quan trọng mà ai cũng cần đến. Và chính lúc đó, hai cụ đã nghĩ đến nghề cắt tóc hay còn gọi là nghề thợ cạo.
Mãi về sau, khi người ta phát hiện ra một tấm bia có ghi nghề nghiệp là nghề làm đẹp cho con người; người ta mới tổ chức lễ cúng nhằm tưởng nhớ công lao chỉ dẫn cho con cháu của cụ. Thực tế cũng đã chứng minh, số lượng người thợ cắt tóc là nam nhiều hơn so với nữ giới.
Nhưng lại có một số ý kiến cho rằng; nghề tóc – nail ở Việt Nam xuất hiện đầu tiên từ thời Pháp thuộc; khi đó con người Việt Nam ta mới có cơ hội được biết đến với các dụng cụ làm tóc, nail. Cũng vì thế mà nhu cầu làm đẹp của con người ngày càng có những bước tiến vượt bậc. Cho nên nghề làm đẹp cũng càng ngày càng được ưa chuộng.
Vì có nhiều ý kiến trái chiều như thế; cho nên đối với câu hỏi ông tổ nghề tóc-nail là ai đến nay vẫn còn rất nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, những người trong ngành vẫn tổ chức mâm cúng giỗ tổ nghề tóc – nail một cách thành tâm để cảm ơn tổ tiên của mình; đã chỉ dẫn, dạy cho họ những ngón nghề để có thể lưu truyền từ đời này sang đời khác; cho con cháu mai sau.
Đôi điều bạn nên biết về ngày cúng giỗ tổ nghề tóc – nail
Đối với mỗi ngành nghề khác nhau lại có thời gian và địa điểm tổ chức lễ cúng tổ nghề khác nhau. Riêng đối với nghề tóc-nail; ngày tổ chức cúng giỗ tổ nghề là ngày 16 tháng 3 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, ở một số địa phương, người ta lại chọn cúng vào ngày 15 tháng 3 âm lịch. Tóm lại thì trong 2 ngày này đều có thể cúng tổ nghề tóc – nail. Trong ngày giỗ tổ, những người trong nghề thường chuẩn bị sắm sửa mâm cúng; để bày tỏ lòng thành sâu sắc với ông tổ nghề của mình.
Mâm cúng thường được chủ tiệm tóc – nail chuẩn bị từ trước; để buổi cúng giỗ tổ nghề có thể được tiến hành ngay trong buổi sáng là đẹp nhất, hợp nhất. Đối với những người trong nghề tóc- nail; họ thường tổ chức cúng giỗ tổ nghề ở ngay trong tiệm tóc, nail, nơi mà họ làm việc và hoạt động kinh doanh mỗi ngày. Có thể nói, đây là địa điểm thích hợp nhất để cúng.
Như vậy, việc cúng giỗ tổ nghề tóc – nail có ý nghĩa rất quan trọng; mỗi người làm trong nghề luôn phải nhớ ngày ý nghĩa này. Soạn mâm cúng trang nghiêm để tưởng nhớ người sáng lập ra nghề; đồng thời còn thể hiện lòng biết ơn đối với công lao của người đã gìn giữ và phát triển nghề tóc – nail.
Bạn cần chuẩn bị những lễ vật gì khi cúng tổ nghề?
Chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề tóc – nail là một trong những khâu quan trọng của lễ cúng tổ. Mâm cúng không cần quá cầu kỳ nhưng phải đầy đủ, chu đáo; nhằm thể hiện được lòng thành kính của mình đối với tổ nghề. Bạn cần chuẩn bị mâm cơm cúng sao cho vừa ấm áp vừa gần gũi với cuộc sống đời thường; như thế sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Mâm lễ vật cúng giỗ tổ nghề
Thông thường, mâm cúng giỗ tổ nghề tóc – nail không đòi hỏi quá nhiều lễ vật. Nhưng để mâm lễ vật thêm phần trang trọng; bạn cần chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cơ bản sau đây là được:
- Đĩa trái cây ngũ quả: nên chọn 5 loại trái cây tươi, ngon, màu sắc đẹp mắt. Trái cây nên chọn theo mùa.
- Một lọ hoa tươi: nên chọn loài hoa mang ý nghĩa tượng trưng (có thể chọn hoa cúc vàng hoặc hoa lay ơn)
- Trầu cau: đã được têm sẵn hình cánh phượng
- Gạo hũ, muối trắng
- Cháo trắng
- Một bình rượu trắng
- Xôi (nên chọn xôi gấc hoặc xôi đậu xanh), chè
- Giấy cúng tổ nghề tóc, nail
- Gà luộc nguyên con
- Heo sữa quay nguyên con
- Đèn cầy hoặc nến
- Nhang (hương): nên chọn nhang rồng phụng 5 tấc
- Giấy tiền vàng mã
- Một bộ tam sên (tôm, trứng vịt, thịt heo luộc)
Lễ vật là một trong những phần quan trọng không thể thiếu trong lễ cúng tổ nghề; nhằm thể hiện được tấm lòng thành kính của người cúng đối với ông tổ nghề. Đây hầu như là những lễ vật đơn giản, rất dễ tìm. Tùy theo điều kiện tài chính của mình mà bạn có thể chuẩn bị lễ vật sao cho phù hợp nhất. Điều quan trọng là thể hiện được tấm lòng của người cúng. Bạn cũng cần lưu ý, nếu gia đình không có khả năng cúng lễ vật là heo quay nguyên con. Bạn còn có thể cúng bằng lễ vật heo quay nhỏ hơn hoặc đầu heo. Sau khi chuẩn bị đầy đủ lễ vật; bạn cần sắp xếp mâm cúng sao cho gọn gàng, sạch sẽ là có thể tiến hành cúng rồi.
Bài văn khấn cúng giỗ tổ nghề tóc – nail
Ngoài lễ vật trong mâm cúng giỗ tổ nghề, văn khấn bài cúng chính là linh hồn của buổi lễ. Bài văn khấn cúng giỗ tổ nghề tóc – nail chính là là thỉnh cầu, nguyện vọng mà gia chủ muốn gửi chư vị Thần linh. Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bản văn khấn. Tuy nhiên, gia chủ cần tìm từ những nguồn đáng tin cậy. Gia chủ có thể tham khảo mẫu văn khấn sau đây mà chúng tôi đã đúc kết được.
Mẫu bài văn khấn cúng giỗ tổ nghề chi tiết và đầy đủ nhất năm 2022.
Hướng dẫn thực hiện nghi lễ cúng giỗ tổ trong nghề tóc – nail
Bàn thờ tổ nghề được lập phổ biến nhất là lập thành miếu thờ hoặc đền thờ; để cho cả làng nghề và phường nghề cùng cúng kiếng. Nhưng có người lại thích lập ngay bàn thờ tổ nghề tóc – nail ngay tại nhà hoặc ở ngay tiệm tóc – nail của mình và cúng hàng ngày, ngày rằm hàng tháng và lễ Tết Nguyên Đán.
Tuy nhiên, ngày 15 và 16 tháng 3, được coi là ngày giỗ tổ nghề tóc – nail; nên vào hai ngày này những người trong nghề cần chú ý cúng thật đầy đủ và chu đáo theo các bước như sau:
Chọn thời gian cúng tổ nghề
Chọn thời gian cúng giỗ tổ cũng quan trọng không kém. Theo ông bà ta từ xưa thì thời gian cúng tổ nghề đẹp nhất là vào buổi sáng.
Nếu bận rộn quá thì bạn có thể chuyển giờ cúng sang buổi chiều. Tuyệt đối không nên cúng vào buổi tối. Vì lúc đó âm khí thịnh, không tốt cho hoạt động kinh doanh của chủ tiệm tóc- nail sau này.
Chuẩn bị mâm lễ vật cúng giỗ tổ nghề
Khi đã chọn được giờ cúng thì việc tiếp theo bạn cần làm là chuẩn bị lễ vật cúng giỗ tổ. Việc chuẩn bị mâm lễ vật cúng vô cùng quan trọng. Bởi, mâm lễ vật chính là thể hiện lòng thành của mình đối với ông tổ nghề. Lễ vật không cần phải hoành tráng nhưng phải đầy đủ, mâm lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt, hợp phong thủy thì càng tốt.
Tiến hành nghi thức
Sau khi chuẩn bị mâm lễ vật đầy đủ, tươm tất thì bạn sẽ tiến hành nghi lễ cúng giỗ tổ nghề. Cần chú ý, khi làm lễ cúng tổ nghề, bạn phải ăn mặc trang phục đứng đắn, nghiêm túc để thể hiện sự trang trọng cũng như lòng biết ơn với ông tổ nghề của mình.
Sau đó, bạn thắp ba nén nhang (hương). Đồng thời đứng ngay ngắn, đọc bài văn khấn giỗ tổ nghề tóc – nail. Mỗi tổ nghề có một bài văn khấn khác nhau. Vì vậy, bạn cần chú ý tìm bài văn khấn cho phù hợp, chính xác. Khi đọc văn khấn cần đọc to, rõ ràng.
Khi đã đọc xong bài văn khấn, bạn hãy vái tổ nghề của mình như cách thể hiện sự tưởng nhớ và tạ ơn đối với ông tổ nghề tóc – nail.
Kết thúc nghi thức
Bạn chờ sau khi nhang (hương) cháy hết tuần đầu tiên, chủ tiệm xin phép ông tổ nghề được lấy giấy tiền vãng mã để đi hóa. Sau khi đốt giấy tiền vàng mã xong, chủ tiệm chia lễ vật cho nhân viên cùng thụ hưởng lộc. Điều này mang lại ý nghĩa may mắn như lộc của ông tổ nghề ban cho, phù trợ cho chủ tiệm tóc – nail những điều may mắn, phát tài, phát lộc trong nghề của mình. Đây là khâu cuối cùng trong lễ cúng giỗ tổ nghề tóc – nail.
Đặt mâm cúng giỗ tổ nghề tóc nail trọn gói ở đâu?
Như vậy, mâm cúng giỗ tổ nghề tóc – nail là khâu quan trọng mà những người hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực làm đẹp rất quan tâm. Tuy lễ vật cúng tổ nghề rất đơn giản nhưng lại cần có rất nhiều thời gian để chuẩn bị. Bởi vì các chủ tiệm tóc, nail đều cho rằng: Lễ vật có tươm tất thì cụ tổ nghề mới nhìn thấy lòng thành của mình mà ban phước cho. Hằng năm đến ngày giỗ tổ nghề thì có rất nhiều người muốn được tự tay chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng. Nhưng cũng có rất nhiều người tìm mua mâm cúng để đầy đủ.
Nếu bạn vẫn còn đang phân vân trong việc lựa chọn lễ vật cúng tổ nghề thì bạn có thể tìm đến dịch vụ cung cấp đồ cúng của đơn vị Đồ Cúng Nhân Tâm. Với dịch vụ cung cấp mâm cúng giỗ tổ nghề tóc – nail trọn gói, uy tín, chất lượng nhất hiện nay chắc chắn sẽ làm bạn yên tâm và hài lòng.
[ Đồ Cúng Nhân Tâm chuyên cung cấp mâm cúng tổ nghề tóc nail trọn gói | văn khấn giỗ tổ nghề tóc nail | hướng dẫn cúng giỗ tổ nghề tóc nail | lễ vật cúng giỗ tổ nghề | mâm cúng giỗ tổ nghề | cúng giỗ tổ nghề tóc nail ngày mấy ]