Cách têm trầu cánh phượng cúng đầy tháng thôi nôi

Trầu têm cánh phượng là một trong những hình ảnh đẹp nhất của văn hóa cổ truyền Việt Nam; gắn liền với vùng Kinh Bắc và xuất hiện rất nhiều ở các nghi thức cúng Mụ; cúng đầy tháng và cúng thôi nôi. Vậy trầu têm cánh phượng là gì; và cách têm trầu cánh phượng cúng đầy tháng thôi nôi như thế nào cho đúng và đẹp?

Cách têm trầu cánh phượng cúng đầy tháng, thôi nôi đơn giản và đẹp mắt.

Têm trầu cánh phượng là gì?

Trong văn hóa và đời sống Việt Nam, trầu têm cánh phượng mang rất nhiều hàm nghĩa. Trước hết, trầu têm cánh phượng là món ăn vật chất. Tuy nhiên không phải là món ăn để giải quyết vấn đề no, đói; mà chủ yếu là để thưởng thức.

Đối với những người chưa từng nếm thử vị trầu sẽ rất khó hình dung. Tuy nhiên về cơ bản khi thưởng trầu, bạn sẽ nhận thấy rất rõ vị cay và thơm nồng. Trầu têm chuẩn tập tục sẽ ăn kèm với vôi tôi nồng nàn; vỏ cây chay hơi chan chát (dân gian thường gọi là rễ chay) và cau tươi có vị ngọt bùi. Tất cả quyện hòa tạo nên một thứ hương vị tuyệt vời mà nếu ăn đến lần thứ 2, thứ 3 bạn sẽ rất dễ bị nghiện.

Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đây có lẽ lại không có nhiều điều để nói. Cái hay, cái đẹp của tục ăn trầu Việt Nam phải chăng chính là sự liên hệ mật thiết với đời sống con người? 

Đúng vậy. Cũng bởi lẽ đó, trầu têm cánh phượng không chỉ là món ăn vật chất mà còn mang ý nghĩa là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người lao động nghèo. Nếu chỉ ăn riêng một vị, bạn sẽ chỉ nhận thấy toàn vị cay, đắng, chát, hăng, … song khi cùng một lúc ăn kết hợp trầu, cau, vôi và rễ lại đậm đà vị ngọt. Điều này như nhắc nhở chúng ta về lẽ sống yêu thương, gắn bó và chan hòa với nhau giữa người với người.

Ngoài ra, khi ăn trầu kết hợp vị truyền thống như vậy; bạn cũng sẽ nhận thấy nó không chỉ tạo ra mùi thơm, vị ngọt mà còn tạo ra cái sắc đỏ rất đặc trưng, tượng trưng cho sự thủy chung, son sắt và nhiều may mắn trong đời sống tinh thần của người Việt Nam.

Với những ý nghĩa đẹp đẽ đậm tính nhân văn như vậy; hình ảnh miếng trầu – quả cau từ lâu đã trở thành những hình ảnh đẹp đẽ trong văn học, hội họa, âm nhạc, điêu khắc, thẩm mỹ; … và quan trọng nhất được sử dụng lưu truyền như một nét đẹp truyền thống văn hóa.

Tục ăn trầu là một nét đẹp văn hóa, truyền thống; không phân biệt già trẻ, trai gái, vùng miền; nhưng cách têm trầu lại mang đặc trưng của từng khu vực sống. Không phải ai cũng biết têm trầu cánh phượng và làm sao cho nó đẹp mắt nhất.

Trầu têm cánh phượng gắn liền với văn hóa Kinh Bắc; đi liền với hình ảnh đôi bàn tay khéo léo, dịu dàng của những chị, những mẹ xứ Kinh.

Trầu têm cánh phượng thường được sử dụng trong những ngày lễ trọng đại; như lễ cưới hỏi, lễ cúng Mụ, lễ cúng thôi nôi, cúng đầy tháng hoặc để tiễn khách quý.

Têm trầu đẹp đòi hỏi cẩn thận và chi tiết từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu thực hành để tạo ra được thành phẩm là miếng trầu có hình con chim phượng: Đầu phượng, cánh phượng, thân phượng và đuôi phượng; vô cùng tinh tế kết hợp với cau chũm tiễn long đào.

Hướng dẫn cách têm trầu cánh phượng nhanh và chuẩn nhất

Mặc dù xuất hiện từ xứ Kinh Bắc; song hiện nay văn hóa trầu têm cánh phượng đã được lưu truyền; và phổ biến rộng rãi trong dân gian; hình thành nên những nguyên tắc hay cách thức têm trầu nhanh và đẹp mắt.

Để têm trầu cánh phượng chuẩn tập tục, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu chính sau đây:

  • Lá trầu: Nên chọn lá trầu quế vừa tầm
  • Quả cau: Cau bánh tẻ, kích thước trung bình
  • Vôi tươi
  • Cánh hoa hồng đỏ

Hướng dẫn têm trầu cánh phượng theo các bước đơn giản

Bước 1: Sơ chế – Sau khi đã chọn được nguyên liệu phù hợp; bạn nên làm sạch tất cả bằng phương pháp lau chứ không nên rửa.

Bước 2: Đối với lá trầu, nhẹ nhàng xếp gấp đôi lá trầu lại dọc theo đường sống lưng của lá

Bước 3: Cắt tỉa răng lá trầu thành hình răng cưa không quá nhỏ cũng không quá to

Bước 4: Bôi vôi lên sống lưng của lá trầu, lượng vôi không nên quá nhiều vì sẽ bị chảy

Bước 5: Gập 2 lá răng cưa gần nhất phía đuôi vào hướng giữa, sau đó lật ngược 2 cánh phía ngoài

Bước 6: Đối với cau bạn chia thành 4 phần (gọi là cau bổ tư), sau đó gọt vỏ đến nửa thân, tạo thành khe hở để vừa khéo có thể cắm lá trầu

Bước 7: Tỉa rễ chay (vỏ chay) thành hình đuôi phượng

Bước 8: Ghép các phần đã tỉa thành hình trầu têm cánh phượng hoàn chỉnh

  • Gấp cánh phượng sang 2 bên và têm chặt lại
  • Cài chắc chắn phần trầu đã têm vào thân miếng cau bổ tư
  • Cài 1 cánh hoa hồng đỏ vào khe hở của miếng cau đã tỉa (vị trí ở giữa trầu và cau)
  • Cái rễ chay đã tỉa vào phía cuối để làm đuôi phượng: Vị trí giữa cau và cánh hoa hồng

Vậy là với 8 bước đơn giản, bạn đã hoàn thiện miếng trầu têm cánh phượng đẹp mắt cho lễ cúng thôi nôi và cúng đầy tháng cho con.

Trầu têm cánh phượng có thể kết hợp với những lễ vật nào?

Trong mâm lễ vật cúng đầy tháng và cúng thôi nôi cho con, lễ trầu têm cánh phượng chiếm vị trí quan trọng song lại không thể đứng một mình mà phải được sắp với các lễ vật khác để hoàn chỉnh mâm lễ cúng Mụ. Vậy đó là những gì?

Trầu têm cánh phượng kết hợp với các lễ vật tâm linh

  • Hương: 3 nén hương thơm
  • Nến đỏ: 1 đôi (2 cây) nến rồng phụng
  • Nước: 5 hoặc 7 chén
  • Giấy tiền vàng
  • 12 bộ váy xanh kích thước bằng nhau
  • 12 đôi hài giấy xanh kích thước bằng nhau
  • 1 lọ hoa tươi: Có thể chọn hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa đồng tiền đều được, cắm theo số bông hoa lẻ
  • 1 lễ ngũ quả nhỏ
  • 1 đĩa gạo nhỏ
  • 1 đĩa muối nhỏ

Trầu cau trong mâm cúng khai trương

Trầu têm cánh phượng kết hợp với các lễ vật mặn

  • Mâm lễ tam sinh: Bao gồm 1 miếng thịt lợn luộc (nên chọn miếng thịt 3 chỉ và để cả miếng lớn, không thái), 1 quả trứng gà luộc và 1 con tôm luộc hoặc cua hấp (nếu là tôm nhỏ thì có thể sắp 3 con)
  • Gà luộc: 1 con gà trống đẹp
  • Giò lụa: Sắp thành 12 phần, cắt khoanh và thái miếng giò lụa tam giác
  • Xôi nếp: Sắp 12 phần bằng nhau

– Nếu là lễ cúng Mụ cho bé trai, sắp 12 phần lễ xôi nếp 3 tầng

– Nếu là lễ cúng Mụ cho bé gái, sắp 12 phần lễ xôi nếp gấc đỏ, rắc vừng ở phía trên cho đẹp mắt

Trầu têm cánh phượng kết hợp với các lễ vật ngọt

  • Oản đỏ: Sắp lễ oản đỏ lớn, từ 9 – 12 chiếc oản và xếp thành hình núi
  • Xôi chè: Sắp 12 phần bằng nhau

Nếu là lễ cúng đầy tháng, cúng thôi nôi bé trai thì sắp 12 phần lễ xôi chè đậu đỏ. Nếu là lễ cúng đầy tháng, cúng thôi nôi bé gái thì sắp 12 phần lễ xôi chè trôi nước ngũ sắc.

(Lưu ý: Ngũ sắc sẽ bao gồm 5 màu đại diện cho 5 hành: Màu vàng đại diện cho hành Kim, màu xanh lá đại diện cho hành Mộc, màu trắng, màu xanh dương hoặc màu đen đại diện cho hành Thủy, màu đỏ đại diện cho hành Hỏa và màu nâu hoặc màu vàng cam đại diện cho hành Thổ).

  • Bánh kẹo: Sắp 12 phần bánh kẹo nhỏ, có thể 1 loại kẹo hoặc nhiều loại kẹo đều được

Hướng dẫn cách cúng đầy tháng, cúng thôi nôi theo các bước cúng đơn giản

Bước 1: Chọn ngày cúng đầy tháng, cúng thôi nôi cho con

Nếu chọn ngày cúng đầy tháng, cúng thôi nôi cho con theo lịch âm truyền thống, cha mẹ có thể tiến hành chọn ngày theo nguyên tắc con gái lùi 2, con trai lùi 1. Tức là: Ngày cúng đầy tháng, cúng thôi nôi của con gái sẽ lùi lại 2 ngày so với ngày sinh âm lịch thực tế; còn ngày cúng đầy tháng, cúng thôi nôi của con trai sẽ lùi lại 1 ngày so với ngày sinh âm lịch thực tế.

Nếu chọn ngày cúng đầy tháng, cúng thôi nôi cho con theo lịch dương lịch hiện đại, cha mẹ chỉ cần chọn đúng theo ngày sinh dương lịch con được sinh ra.

Bước 2: Chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng đầy tháng, cúng thôi nôi

Chuẩn bị lễ vật là một trong những khâu rất quan trọng; đảm bảo nghi lễ có thể được diễn ra đúng quy cách và suôn sẻ.

Cha mẹ nên chuẩn bị kỹ lưỡng những mâm lễ khó như: Mâm ngũ quả, lễ xôi chè, trầu têm cánh phượng, mâm lễ tam sanh,… Trong đó, cha mẹ có thể tự tay chuẩn bị và hoàn tất lễ vật từ đầu đến cuối; hoặc có thể tham khảo và sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng tại trang Đồ Cúng Nhân Tâm.

Bước 3: Sắp lễ vật đã chuẩn bị lên mâm cúng theo những nguyên tắc truyền thống

Việc sắp lễ vật lên mâm cúng khá đơn giản, nhưng cha mẹ nên lưu ý 1 số nguyên tắc chính sau:

  • Nguyên tắc đặt bình hoa: “Đông bình” – tức là đặt bình hoa ở hướng Đông
  • Nguyên tắc đặt lễ ngũ quả: “Tây quả” – tức là đặt lễ ngũ quả ở hướng Tây
  • Nguyên tắc không chạm đũa: Đảm bảo tất cả lễ vật đều là lễ mới; chưa nêm nếm hay đã sử dụng
  • Nguyên tắc trọn vẹn, hay còn gọi là không sắp lễ bổ sung: Nếu cha mẹ đã thắp nhang, không nên sắp bổ sung thêm lễ vật lên mâm cúng mà có thể bỏ qua

Trầu cau trong mâm cúng đầy tháng

Bước 4: Chuẩn bị bài văn khấn cúng đầy tháng, cúng thôi nôi

Bài văn khấn chuẩn bị giúp cho nghi thức cúng bái được diễn ra thuận tiện hơn; nhất là đối với những cha mẹ chưa thành thạo.

Nếu cha mẹ mời thầy cúng hoặc nhờ ông bà đã có kinh nghiệm cúng cho con thì có thể không cần chuẩn bị.

Bước 5: Thắp nhang cắm lên mâm lễ

Nhang cúng cho mâm lễ cúng Mụ có thể cắm trực tiếp lên lễ vật; hoặc cắm thành bát hương riêng.

Bước 6: Thực hiện nghi lễ cúng và bái

  • Đọc văn khấn
  • Bái tổng cộng 12 bái: 3 bái trước cúng và 3 bái sau cúng lần 1; 3 bái trước cúng và 3 bái sau cúng lần 2 cúng xin lễ.

Bước 7: Hết lễ, hạ lễ và những thủ tục sau cúng đầy tháng, cúng thôi nôi cho con

Theo quan niệm dân gian, hết lễ là khi nhang trên mâm cúng đã cháy hết, ba mẹ có thể hạ lễ vật cúng và thụ lễ.

Những thủ tục sau lễ bao gồm: Hóa vàng, hóa quần áo giấy, giày giấy và thụ lễ cúng đầy tháng, cúng thôi nôi.

Hy vọng với bài thông tin này, ba mẹ đã biết cách têm trầu cánh phượng cúng đầy tháng, cúng thôi nôi cho con cũng như chuẩn bị mâm lễ vật hoàn chỉnh. Ba mẹ có thể tham khảo thêm dịch vụ cung cấp mâm cúng của chúng tôi trên trang web Đồ Cúng Nhân Tâm nhé.

[ Đồ Cúng Nhân Tâm chuyên cung cấp mâm cúng đầy tháng, thôi nôi trọn gói chất lượng cao | Cách têm trầu cánh phượng cúng đầy tháng | hướng dẫn Cách têm trầu cánh phượng cúng đầy tháng | têm trầu cánh phượng cúng đầy tháng | cach tem trau canh phuong cung day thang | têm trầu cánh phượng như thể nào ]