Nội Dung Chính
Giới thiệu chung về mâm cúng thôi nôi bé gái miền Nam – Trung – Bắc
Cúng thôi nôi cho bé, đặc biệt là bé gái ở miền Nam là một nghi lễ vô cùng quan trọng, hầu hết ai cũng sẽ trải qua một lần trong đời. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn hiểu rõ về nghi lễ trang nghiêm này.
Bài viết sẽ hướng dẫn cho cha mẹ chuẩn bị mâm cúng thôi nôi bé gái đơn giản từ việc chuẩn bị lễ vật, mâm ngũ quả, bài văn khấn và cách bày mâm cúng với hình ảnh tham khảo dễ thực hiện.
Cúng thôi nôi cũng là một trong những lễ cúng cực kỳ quan trọng đối với một đứa trẻ chào đời. Đây là giai đoạn đã đánh dấu trẻ được 1 tuổi và một buổi lễ trang trọng được tổ chức để cảm ơn 12 Bà Mụ Và 3 Đức Ông đã bảo vệ và chở che cho bé lúc đầu đời.
Lễ cúng thôi nôi của bé gái có nguồn gốc ra sao
Theo quan niệm dân gian về tâm linh của người Việt Nam, cúng thôi nôi cho bé được tổ chức vào ngày bé đầy một tuổi, khi bé thôi nằm nôi và chuyển sang nằm giường. Người ta quan niệm rằng, cúng thôi nôi để nhằm thể hiện sự biết ơn của bố mẹ, gia đình đối với các bà Mụ, Đức Ông, những người đã có công tạo nặn nên hình hài con trẻ.
Nguồn gốc cũng như ý nghĩa nghi lễ thôi nôi
Theo dân gian Việt Nam, một năm đầu tiên sau sinh đứa bé ra là khoảng thời gian vô cùng quan trọng. Vì đối với mỗi em bé, đây là khoảng thời gian còn đang yếu ớt, sức đề kháng chưa cao, chưa thực sự hoàn thiện, dễ bị chết yểu. Cúng thôi nôi cho bé là cột mốc để đánh dấu bé đã vượt qua một năm nguy hiểm, thể hiện sự an toàn của hai mẹ con bé. Đây cũng là dịp để bố mẹ, gia đình của em bé đó thể hiện sự biết ơn đối với những vị thần, tổ tiên ông bà.
Nguồn gốc của nghi lễ cúng
Phong tục cúng thôi nôi cho bé gái còn gắn liền với tín ngưỡng văn hóa dân gian thờ Mẫu của người Việt Nam. Tục cúng mười hai bà Mụ xuất phát từ trong ý thức, và quan niệm của cộng đồng người Việt Nam. Theo đó, họ quan niệm rằng con cái khi được sinh ra chính là xuất phát sự kết hợp trực tiếp giữa một người đàn ông cùng với một người phụ nữ, người phụ nữ sẽ trực tiếp gánh vác trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng đó là mang nặng đẻ đau suốt 9 tháng 10 ngày.
Theo sự tích kể lại rằng, ngay sau khi Ngọc Hoàng khai sinh ra Trời và Đất, sáng tạo nên vạn vật, cũng như cây cối và động vật, … thì cũng mới chắt lọc ra những gì tinh túy, tinh hoa nhất để tạo nên con người, chính vì vậy con người mới chính là thực thể hoàn hảo, đẹp nhất, thông minh nhất nằm trong thế giới của sự vật hiện tượng trên nhân gian, và đây cũng là trọng trách sáng tạo đã được Ngọc Hoàng giao nhiệm vụ cho 12 vị thần Tiên Nương làm việc giúp mình và bên cạnh mình , người ta gọi các tiên Nương chính là 12 bà Mụ. Mỗi một bà sẽ có một vị trí và vai trò riêng, khác nhau, người sẽ có trách nhiệm sáng tạo nặn nên hình hài con trẻ, người chăm sóc cũng như người bảo vệ, …
Dó đó một đứa trẻ được sinh ra có hình hài xấu đẹp hay may rủi gì thì cũng là do công lao của 12 bà Mụ mà nên. Do vậy, khi bé đó đầy cữ, đầy tháng hay là thôi nôi thì gia đình cũng cần phải chuẩn bị những lễ vật cùng với sự thành tâm để dâng lễ lên cho các bà Mụ để nhằm cảm tạ đối với công ơn tạo nặn, sáng tạo, nuôi dưỡng cũng như chăm bẵm của các bà Mụ, cầu mong các bà sẽ phù hộ cho con trẻ những điều may mắn nhất sẽ đến với con trên từng bước đi.
Tục cúng thôi nôi cho bé gái dù là ở miền Nam hay là ở miền Bắc, miền Trung, thì về cơ bản cũng không có sự khác biệt nhiều quá so với phong tục cúng thôi nôi cho bé trai, chỉ có một số điểm khác biệt khá rõ ràng trong lễ vật mâm thờ cúng.
Thôi nôi bé gái miền Nam thì lễ vật gồm những gì?
Mâm lễ vật cúng cho bé gái miền Nam có thể tổ chức mâm lễ mặn hoặc lễ ngọt, tùy vào điều kiện của từng gia đình. Tổ chức mâm lễ gì thì cũng phải có sự chuẩn bị với tất cả sự thành tâm của mình.
Mâm cúng thôi nôi cho bé gái: Theo truyền thuyết kể lại rằng, sự xuất hiện của em bé nói chung và của bé gái nói riêng có vai trò vô cùng to lớn từ ông bà tổ tiên, công lao của 12 bà Mụ cùng với 3 vị Đức Ông (có những nơi quan niệm và gọi tên khác là bà Mụ chúa), do vậy mâm lễ vật thôi nôi cúng mặn nhân dịp bé tròn một tuổi cho bé gái chuẩn phong tục miền Nam thông thường sẽ được mọi người sắp thành 3 mâm: gồm mâm cúng mặn cho ông bà tổ tiên, mâm cúng mặn cho mười hai mụ bà và mâm cúng mặn cho đức ông.
Mâm cúng Ông bà gia tiên
- Bàn thờ cúng ông bà tổ tiên bao gồm các lễ vật chính như là:
- Hương, đèn nến cùng với giấy áo vàng mã;
- Một đĩa xôi, có kích thước to, có thể lựa chọn xôi đậu xanh hoặc xôi gấc, tùy vào sự lựa chọn của từng gia đình;
- 1 con gà trống luộc, được cột thành thế tùy theo từng vùng miền;
- Một bộ tam sanh gồm một con tôm luộc, một miếng thịt heo luộc hoặc quay cùng với một con tôm hoặc cua;
- Một đĩa quả, gồm năm loại quả khác nhau người ta gọi là ngũ quả, chọn quả yêu cầu phải chọn những quả còn tươi và nguyên vẹn;
- Một lọ hoa tươi, gồm năm màu, tùy vào sự lựa chọn của từng gia đình;
- Một bộ chén gồm 5 chén nhỏ và 5 chén đựng rượu.
Mâm cúng mặn dâng lên 12 bà Mụ
- Mâm cúng mặn dành cho các các bà mụ bao gồm các lễ vật như sau:
- Xôi, người ta thường sẽ chọn xôi nếp với số lượng 12 đĩa xôi, tùy vào sự lựa chọn của từng gia đình, có thể chọn xôi gấc đỏ hoặc xôi nếp lá dứa thơm, bố mẹ của bé nên chọn xôi có màu sắc trông sẽ đẹp mắt.
- Chè: gồm 12 chén chè, bố mẹ có thể lựa chọn chè trôi nước hoặc chè bằng đậu xanh
- Nước gồm 12 ly nước suối
- Trầu cau gồm 1 đĩa 12 miếng. Chọn 12 quả cau bổ làm bốn phần, có thể để từng đĩa riêng hoặc xếp chung tất cả với 12 phần trầu.
- Bánh kẹo ngọt gồm 12 đĩa kẹo, bánh nhỏ
Tùy vào từng gia đình có điều kiện về kinh tế cũng như thời gian khác nhau, nếu gia đình đó khá giả hơn thì các bạn có thể chuẩn bị thêm một số lễ vật, chia thành mười hai phần bằng nhau giống tương tự như đã nêu trên.
Mâm cúng mặn dành cho 3 Đức Ông
- Mâm cúng mặn để cúng 3 đức ông được chuẩn bị gồm các lễ vật chính sau đây:
- 1 phần xôi lớn: bố mẹ bé có thể chọn xôi trắng, xôi đậu xanh hoặc xôi có màu đỏ đều được
- 1 con gà trống luộc, được cột thành dáng giữ nguyên
- Một chén gạo nhỏ và một đĩa muối trắng;
- Một chai rượu nếp và một chai nước suối
- Một bộ tam sên gồm có một con tôm, một quả trứng và một miếng thịt heo.
Lễ vật xôi chè trong dịp cúng thôi nôi cho bé gái miền Nam, miền Trung, miền Bắc
Xôi chè là một trong các lễ vật không thể không có trong mâm lễ vật cúng nghi lễ thôi nôi cho bé gái hiện nay, nó được sắp trong cả mâm cúng mười hai bà Mụ Tiên Nương cùng với mâm cúng ba vị Đức Ông, lễ vật này thuộc nhóm lễ ngọt.
Tùy vào mâm cúng, lễ vật xôi chè sẽ được sắp xếp với số lượng khác nhau, chẳng hạn như: mâm cúng dành cho bà Mụ sẽ được sắp thành mười hai phần bằng nhau, còn trong mâm cúng 3 Đức Ông sẽ được sắp thành ba phần bằng nhau, nếu bố mẹ bé thay mâm cúng của 3 Đức Ông thành mâm cúng của 12 bà mụ thì mâm cúng bà Mụ chúa sẽ được sắp thành 1 phần lớn.
Thôi nôi cho bé gái ở miền Nam – Trung – Bắc chuẩn bị như thế nào.
Cúng thôi nôi cho bé gái ở miền Nam không khó, thông thường các gia đình lần đầu có con nhỏ có thể tham khảo rồi sau đó làm theo một số bước sau đây:
Bước 1: Chọn giờ cúng và ngày cúng đẹp, hợp mệnh, hợp phong thủy
Về ngày cúng thôi nôi:
Ngày cúng nhân lễ thôi nôi cho bé gái theo truyền thống Việt Nam được chọn và tính tổ chức theo lịch âm. Tổ chức vào ngày bé tròn 365 ngày được sinh ra.
Hiện nay, đối với một số gia đình ở Việt Nam do ảnh hưởng của sự hội nhập nền văn hóa của phương Tây do đó chọn ngày cúng thôi nôi cho bé là ngày dương. Thực ra điều đó cũng không có ảnh hưởng gì, tác động quá nhiều đến bé mà chủ yếu tổ chức nghi lễ này một cách thành tâm là được
Về chọn giờ cúng thôi nôi cho bé:
Theo như quan niệm văn hóa dân gian của Việt Nam thì giờ cúng đẹp nhất để tổ chức lễ thôi nôi cho bé gái là nên cúng vào buổi sáng, trong khung giờ từ 9 giờ sáng, khung giờ 10 giờ sáng nhưng phải trước 11h sáng.
Bước 2: Chuẩn bị một lễ vật, sắm lễ vật lên trên bàn thờ
Đây cũng chính là một trong số các bước quan trọng nhất của nghi lễ cúng thôi nôi vì trong bất kỳ một mâm lễ cúng nào cũng đều cần phải có lễ vật có sự phù hợp với đặc trưng riêng biệt của từng nghi lễ.
Lễ cúng nhân dịp thôi nôi bé có lễ vật khá cầu kỳ, do đó, nếu tuân thủ đúng theo nguyên tắc của truyền thống thì cần phải chuẩn bị ba mâm lễ bao gồm mâm lễ tổ tiên, 1 mâm lễ để cúng 12 bà mụ và 1 mâm lễ để cúng 3 ngài Đức Ông
Bước 3: bố mẹ hoặc người trực tiếp tổ chức nghi lễ thực hiện nghi lễ, sau đó đọc văn khấn cúng thôi nôi cho bé gái ở miền Nam
Ngày nay, nhiều bố mẹ đã thực hiện nghi lễ, tổ chức nghi lễ theo tư tưởng thoáng mở hơn, không yêu cầu nhất thiết phải là những vị trưởng lão, già làng đã có kinh nghiệm trong cúng bái, mà ngày nay ông bà hay cha mẹ của bé gái đó có thể hoàn toàn tự thực hiện nghi thức này một cách bài bản.
Bước 4: Đợi hương cháy hết và hạ lễ
Bước 5: thực hiện các thủ tục khác trong lễ cúng thôi nôi cho bé gái miền Nam
Những thủ tục sau khi bố mẹ hoặc người tổ chức hạ lễ cúng thôi nôi cho bé gái như hóa vàng hoặc hóa quần áo để cõi âm thụ hưởng lễ vật.
Qua bài viết này chúng tôi giới thiệu cho bạn dịch vụ cung cấp mâm cúng của đơn vị Đồ Cúng Việt Nam, một đơn vị có chất lượng tốt và giá cả vô cùng hợp lý.
Để giúp cho cha mẹ có thể chuẩn bị mâm cúng thôi nôi bé gái đơn giản, đúng cách. Bài viết sẽ hướng dẫn cách chuẩn bị lễ vật cúng, văn khấn sử dụng và cách bày mâm ngũ quả cúng thôi nôi. Nếu như bạn cảm thấy khó khăn thì có thể tham khảo hình ảnh mâm cúng thôi nôi để biết cách bài trí.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.