Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày cúng ông Công ông Táo, chuẩn bị bài văn khấn cúng ông Công ông Táo chuẩn, mâm lễ vật cúng gồm những gì? Một số lưu ý khi cúng đưa ông Công ông Táo về trời. Hãy cùng chúng tôi tham khảo trong bại viết này nhé.
Nội Dung Chính
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày cúng ông Công ông Táo
Nguồn gốc và sự tích về ông Công ông Táo được lưu truyền dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng theo quan niệm của người xưa, Táo Quân gồm có ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ được Trung ương Hoàng Đế phái xuống trần gian để cai quản các hộ gia đình. Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, đồng thời còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ và giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Và cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các vị Táo quân sẽ cưỡi cá chép về chầu trời và báo cáo những việc tốt – xấu của con người để Ngọc Hoàng định đoạt công, tội. Sở dĩ, ông Táo cưỡi cá chép bởi nó mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, sự bền bỉ, kiên trì, và tinh thần vượt khó – “cá chép hóa rồng”.
Lễ cúng ông Công ông Táo sẽ thường được người dân thực hiện từ 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp) bởi dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa là lúc ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.
>> Có thể bạn quan tâm:
( bài cúng ông công ông táo, văn khấn ông công ông táo, bài cúng ông táo, bài khấn ông công ông táo, văn cúng ông táo, bai cung ong tao, văn khấn ông táo, văn khấn cúng ông táo, bài cúng ông công ông táo 2022, cách cúng ông công ông táo, văn khấn 23 tháng chạp, đồ cúng ông táo )
Chuẩn bị Lễ vật cúng ông Công ông Táo
- Mũ ông Công 3 chiếc: bộ 3 mũ này bao gồm 2 mũ đàn ông và 1 chiếc mũ đàn bà. Thông thường mũ Táo ông được thiết kế có hai cánh chuồn, còn đối với mũ Táo bà thì lại không có cánh chuồn. Nhiều nơi lại chỉ cúng tượng trưng bằng một cỗ mũ có hai cánh chuồn.
- Cá chép: Theo quan niệm dân gian thì đây là phương tiện đi lại và di chuyển của ông Công, ông Táo. Tùy theo từng vùng miền mà có thể sử dụng cá chép giấy hoặc cá chép sống. Đối với người dân miền Bắc thì sử dụng cá chép sống nhiều hơn và sau đó còn có nghi thức thả cá, còn đối với người miền Nam thì lại chủ yếu dùng cá chép giấy.
- Tiền vàng mã
- 3 đôi hài bằng giấy, 1 đôi nữ, 2 đôi nam.
- 3 bộ quần áo, 1 bộ nữ, 2 bộ nam.
Đối với những gia đình có trẻ nhỏ thì có thể chuẩn bị thêm một con gà cồ luộc loại mới lớn, nhằm mục đích nhờ Táo Quân tâu với Ngọc Hoàng độ trì cho đứa trẻ được lớn lên được thông minh, có nhiều nghị lực cũng như có nhiều sinh khí.
Tùy vào phong tục ở mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau về khâu chuẩn bị. Tuy nhiên, theo truyền thống lễ vật cúng sẽ bao gồm những thứ sau đây:
- Bộ quần áo cúng ông Táo: gồm có 3 chiếc mũ 2 chiếc cho Táo ông, 1 chiếc cho Táo bà (mũ dành cho các ông Táo
thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn), 3 bộ quần áo ( 2 bộ cho Táo ông và 1 bộ cho Táo bà ), 3 đôi hài.
- Cá chép: Đây là phương tiện để ông Táo bay về chầu Ngọc Hoàng. Ở miền Bắc, người dân sẽ thường lựa chọn cá chép sống để cúng, sau đó đem phóng sinh. Còn với phong tục ở miền Trung, người dân sẽ cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn đối với miền Nam thì lễ vật đơn giản hơn, họ chỉ cúng mũ, áo và một đôi hia bằng giấy.
- Tiền vàng: Đây là thứ không thể thiếu để hóa vàng, được xem là lộ phí để tiễn ông Táo về trời.
- Mâm cỗ: Tùy vào hoàn cảnh gia đình có thể chọn làm mâm cơm chay hoặc mặn, nhưng miễn sao phải tươm tất.
Nhiều gia đình có trẻ con, họ sẽ cúng một con gà luộc nhưng phải là gà mới tập gáy ( gà mới lớn ) với ngụ ý mong muốn ông Táo sẽ xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ hay ăn chóng lớn, khí phách hiên ngang, giàu nghị lực và thông minh, lanh lợi.
>> Có thể bạn quan tâm:
( văn khấn cúng ông táo 23 tháng chạp, van khan ong cong ong tao, văn cúng ông công ông táo, bài cúng đưa ông táo về trời, van khan ong tao, bai cung ong tao 2022, khấn ông công ông táo, bai khan ong cong ong tao, bài cúng 23 tháng chạp, văn khấn ông táo hàng ngày, văn khấn cúng ông công ông táo )
Mâm cúng ông Công ông Táo bao gồm gì?
Tùy vào hoàn cảnh từng gia đình có thể bổ sung thêm một vài món khác, nhưng những món thường thấy trong một mâm cúng bao gồm:
- Thịt gà luộc: bắt buộc là gà trống, luộc nguyên con( có thể ngậm hoa hồng hoặc không ). Nếu không có thịt gà, có thể thay thế bằng 5 lạng thịt lợn luộc.
- Xôi gấc : 1 đĩa ( không nhất thiết phải quá to nhưng cũng không được quá nhỏ ).
- Bánh chưng : 1 cái ( có thể có hoặc không ).
- Nem rán ( chả giò ) : 1 đĩa.
- Canh mọc hoặc canh sườn nấu măng : 1 bát
- Gạo trắng : 1 bát
- Muối : 1 đĩa
- Lọ hoa
- Hoa quả
- Trầu cau
- Rượu
Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì mâm cỗ cúng ông Táo cũng đã được đơn giản hóa khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như một mâm cỗ truyền thống thông thường, còn phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế , thời gian và khẩu vị của mỗi gia đình.
Với gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản với 3 món là đã được. Ngoài ra, mâm cỗ cúng ông Táo bắt buộc phải được đặt ở vị trí trang trọng trên bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo riêng để bày tỏ lòng thành kính của gia chủ, lưu ý không được đặt dưới bếp để cúng.
Thời gian phù hợp để thực hiện lễ cúng ông Công ông Táo ?
Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành vào trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp) bởi mọi người quan niệm rằng sau 12 giờ trưa là lúc ông Táo lên chầu trời rồi nên sẽ không nhận được đồ cúng.
Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo về trời ngày 23 tháng chạp
Một số điều cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo
Trong quá trình cúng ông táo về trời sẽ không tránh khỏi những điều sai phạm. Do đây là phong tục cổ truyền từ thời xa xưa của cha ông ta, vậy nên bạn hãy tham khảo những lưu ý sau để ngày cúng ông Táo của gia đình mình được trọn vẹn và hoàn hảo nhất nhé :
- Việc chuẩn bị đầy đủ các lễ vật để cúng ông Công ông Táo là điều hết sức quan trọng. Đây cũng thể hiện sự thành tâm của gia chủ đối với các vị thần linh, để được các vị thần linh chứng giám cho gia đình.
- Không cúng bái trái với thời gian quy định: Theo quan niệm dân gian và phong tục 3 miền, lễ cúng Ông Công ông Táo chầu Trời thường được diễn ra vào từ ngày 22 tháng Chạp Âm lịch cho tới trưa 23. Trong đó thời gian được cho là đẹp nhất là vào buổi sáng ngày 23, nếu gia chủ bận công việc thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải “kịp giờ” để ông Táo lên thiên đình. Nếu trưa, chiều 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.
- Bài văn khấn cúng ông Công ông Táo cần được chuẩn bị trước một cách chu đáo để khi tiến hành nghi thức cúng bái, gia chủ sẽ không phải lúng túng khi đọc. Cũng cần đọc văn khấn với giọng đọc rõ ràng, rành mạch và đọc với một thái độ nghiêm túc và thành tâm nhất.
- Không thực hiện nghi lễ cúng ông Táo ở những nơi khác bàn thờ hoặc bàn thờ ông Công ông Táo riêng: Công việc cúng lễ ông Táo phải được thực hiện trên ban thờ chính hoặc bàn thờ ông Táo riêng. Theo chuyên gia phong thủy, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, bàn thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
- Mâm cúng ông Công ông Táo phải được đặt tại nơi trang trọng của gia đình, không đặt mâm cúng này dưới bếp. Người xưa quan niệm rằng, bếp là nơi để đun nấu chứ không phải là nơi để thực hiện việc cúng lễ. Ngoài ra, cũng cần lưu ý và không được thực hiện việc cúng ông Công ông Táo ở bàn thờ chính.
- Trước khi cúng bạn cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, kín đáo và lịch sự:Cần ăn mặc lịch sự, nghiêm túc và kín đáo khi tiến hành nghi thức cúng ông Công, ông Táo, bởi việc này thể hiện thái độ tôn trọng của gia chủ đối với các vị thần linh.
- Không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm: Nhiều người thường hay khấn vái, xin ông Táo ban tài phát lộc cho gia đình trong quá trình cúng lễ mà vô tình quên mất rằng, ngày ông Công ông Táo là ngày để báo cáo những chuyện đã xảy ra trong năm vừa qua của gia chủ với Ngọc Hoàng. Nếu như cầu xin sai mục đích có thể đem lại hiệu quả ngược với những gì bản thân mong muốn.
- Những lễ vật dùng để tiễn ông Công ông Táo về trời thường được hóa vàng sau khi hương đã cháy được một nửa. Sau nghi thức hóa vàng thì gia chủ cũng sẽ mang cá chép ra hồ, ra sông để thực hiện nghi thức thả cá.
- Cách để chọn cá chép khỏe mạnh, đẹp như thế nào ? Cá chép là phương tiện chính để giúp Táo Quân có thể “vượt Vũ Môn hóa rồng” chính vì thế việc chọn mua cá chép cũng là một việc vô cùng quan trọng. Những con cá để dâng lên Táo Quân không nhất thiết phải là con cá thật to, miễn sao cá khỏe mạnh, không bị trầy xước, mất vảy là được. Để thử độ khỏe mạnh của cá, bạn chỉ cần chạm nhẹ vào mặt nước của chậu đựng cá, nếu thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh thì đó là con cá khỏe mạnh. Nếu không bạn có thể lật nhẹ mang cá lên để kiểm tra, nếu mang cá có màu đỏ tươi nghĩa là đó là con cá khỏe mạnh. Nếu mang cá có màu đỏ thâm thì đó là con cá yếu, chỉ để một thời gian ngắn có thể sẽ chết.
Những ngày cuối năm là những ngày bận rộn của nhiều gia đình, tuy nhiên không phải vì thế mà bỏ bê những nghi thức cúng truyền thống của dân tộc, đặc biệt là ngày lễ lớn như ngày tiễn Táo về trời. Từ xa xưa ông bà đã căn dặn “có kiêng có lành”, do đó mà khi tiến hành nghi thức này bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề trên.
>> Có thể bạn quan tâm:
( Bài cúng ông công ông táo, bài cúng ông táo ngày 23 tháng chạp, văn khấn táo quân, bài cúng táo quân, bài khấn đưa ông táo về trời, khấn ông táo, van cung ong cong ong tao, văn khấn tỉa chân nhang ngày 23 tháng chạp, bai khan ong cong ong tao 2021, bài cúng ông táo về trời, bài cúng ông táo 23 tháng chạp, bài cúng ông công, bài khấn đưa ông táo về trời, văn khấn gia tiên ngày 23 tháng chạp, bài khân ông công ông táo 2022 )