Tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé bên nội hay bên ngoại
Lễ cúng đầy tháng chắc hẳn đã quá quen thuộc với các gia đình tại Việt Nam, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ. Vậy nên tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé bên nội hay bên ngoại?
Lễ cúng đầy tháng là 1 phong tục truyền thống lâu đời của dân tộc Việt. Đây vừa là cơ hội để tạ ơn thần linh ban phước lành cho em bé, vừa là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau. Vậy tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé bên nội hay bên ngoại?
Nội Dung Chính
Lễ cúng đầy tháng là gì?
Lễ cúng đầy tháng còn được biết đến với tên gọi khác là lễ cúng Mụ hay lễ đầy cữ. Đây là nghi thức quan trọng để gia đình thông báo sự có mặt của thành viên mới cũng như tạ ơn thần linh.
Theo quan niệm dân gian, người ta tin rằng Bà Mụ và Đức Ông là những vị thần đã nặn ra em bé, ban phước lành. Do đó, gia đình phải làm lễ thể hiện lòng biết ơn và cầu mong những điều tốt đẹp đến với bé trong cuộc sống.
>> Sản phẩm liên quan
Không tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé có sao không?
Ngày nay, những quan niệm về phong tục cúng đầy tháng có phần thay đổi. Một số hộ gia đình cho rằng không cần quá cầu kỳ trong việc cúng đầy tháng. Bởi lẽ, không phải gia đình nào cũng có điều kiện tài chính hoặc ở Việt Nam với gia đình để tổ chức.
Vậy không tổ chức lễ cúng đầy tháng có sao không? Điều này tuỳ thuộc theo quan điểm của mỗi gia đình. Lễ cúng mụ thực ra là tín ngưỡng, người Việt có quyền tin tưởng thực hiện hoặc không. Ngày nay, đời sống xã hội thay đổi so với lúc trước. Các hộ gia đình có thể thực hiện cúng hoặc không.
Mâm cúng đầy tháng với những món ăn cơ bản như bánh, chè, rượu trắng,…
Nhìn chung, ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng hay bất cứ nghi thức nào đều xuất phát từ lòng thành của gia đình. Tuỳ theo điều kiện và khả năng tài chính, gia đình có thể chuẩn bị 1 mâm cơm nhỏ để cúng. Không nhất thiết phải chuẩn bị mâm lễ cầu kỳ về hình thức nhưng lại thiếu sự chân thành thực sự.
Tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé bên nội hay bên ngoại?
Khi tổ chức lễ cúng đầy tháng, không ít vợ chồng băn khoăn về việc nên tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé bên nội hay bên ngoại. Theo quan niệm dân gian, lễ đầy tháng của con đầu lòng thường được tổ chức bên nhà ngoại, con thứ thì ở bên nhà nội.
Tuy nhiên, ngày nay, người ta không quá đặt nặng vấn đề nên tổ chức cúng đầy tháng cho bé bên nội hay bên ngoại nữa. Thay vào đó, các hộ gia đình chuẩn bị lễ ở nhà riêng sao cho thuận tiện nhất. Nếu như vợ chồng ở nhà nội thì sẽ cúng đầy tháng cho bé ở nhà nội và ngược lại.
Đối với cặp vợ chồng ở riêng, chỉ cần chuẩn bị mâm cúng tại nhà riêng và mời họ hàng, bà con đến tham dự. Số lượng khách mời tuỳ thuộc vào điều kiện và mong muốn của gia đình.
Những lễ vật cúng đầy tháng cho bé
Các gia đình hiện nay có thể chọn cúng đầy tháng cho bé hoặc không. Tuy nhiên, nếu đã tổ chức, hãy đảm bảo chuẩn bị lễ vật đầy đủ, chất lượng. Có thể lược bớt 1 số món để khiến mâm lễ đơn giản hơn nhưng không nên thiếu những đồ cúng cơ bản dưới đây.
Tuỳ theo điều kiện gia đình, có thể chuẩn bị mâm cỗ lớn hoặc nhỏ
Khi chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái, gia đình cần chuẩn bị cơm nắm, bánh đúc, trứng, chim, cua, ốc. Đừng quên trưng bày bánh kẹo, trầu têm cánh phượng, bình hoa trên mâm cúng 1 cách tươm tất.
Chuẩn bị 13 bộ quần áo vàng mã, nén hương, tiền thật và 1 bát nước. Theo quan niệm của dân gian, những dụng cụ này được dùng trong nghi lễ nhằm thể hiện lòng thành của gia đình đối với ơn trên.
Hãy lưu ý việc chuẩn bị lễ cho bé trai và bé gái có đôi chút khác biệt về lễ vật dâng lên thần linh. Số lượng và 1 số món lễ nên được thay thế linh hoạt.
Những sai lầm thường gặp khi tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé
Lễ cúng đầy tháng là 1 phong tục lâu đời và quen thuộc đối với hầu hết mọi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết và có kinh nghiệm trong việc tổ chức lễ. Dưới đây là 1 số sai lầm phổ biến mà gia đình nên tham khảo để tránh.
Tính ngày tổ chức lễ đầy tháng không chính xác
Không phải bố mẹ nào cũng biết cách tính chính xác ngày và giờ để tổ chức lễ đầy tháng cho con. Một số gia đình tính ngày cúng theo lịch dương nhưng trên thực tế phải dựa vào lịch âm mới chính xác.
Từng vùng miền thường có phong tục dọn cúng đầy tháng khác nhau
Bên cạnh đó, khi tính ngày cúng đầy tháng cho bé trai, phải cộng thêm 2 ngày tính từ ngày đủ 1 tháng. Ngược lại, đối với bé gái, phải trừ đi 1 ngày. Do đó, bố mẹ nên nắm nguyên tắc “nam trồi 2, nữ sụt 1” mà dân gian chúng ta vẫn thường truyền tai nhau.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên nhớ ngày sinh âm lịch của con để tính chính xác nhất nhé.
>> Tham khảo thêm
Hiểu sai về ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng cho con
Phong tục lễ cúng đầy tháng cho trẻ được truyền từ đời này sang đời khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của phong tục này là gì.
Bố mẹ không cần quá đặt nặng hay phóng đại ý nghĩa của tín ngưỡng này. Thực chất đây là phong tục tạ ơn thần linh và cầu mong phước lành cho trẻ trong tương lai. Vì thế, khi thực hiện nghi lễ, cái “tâm” vẫn là quan trọng nhất, tránh làm sai lệch ý nghĩa thực sự.
Quá đặt nặng địa điểm tổ chức lễ cúng
Đối với lễ cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái, việc chọn địa điểm không cần quá đặt nặng. Không ít bố mẹ cứng nhắc trong vấn đề tổ chức lễ ở nhà nội, nhà ngoại. Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện gia đình, sức khoẻ của bé mà bố mẹ nên linh hoạt quyết định.
Như đã nói ở trên, các cặp vợ chồng ở riêng với bố mẹ có thể dọn mâm cúng và thực hiện nghi lễ đầy đủ tại nhà riêng.
Việc chuẩn bị mâm cúng không cần đặt nặng nghi lễ mà cần tuỳ tâm
Sai lầm trong cách sắp xếp đồ cúng đầy tháng
Nhiều bố mẹ chỉ chuẩn bị đồ cúng mà không biết rằng cách sắp xếp, bố trí cũng quan trọng không kém. Không nên tùy tiện đặt bàn cúng ở bất cứ đâu hay quay hướng nào cũng được. Nếu như không phù hợp về phong thuỷ, nghi lễ sẽ thiếu đi trọn vẹn, làm giảm đi sự linh thiêng.
Sắp xếp mâm lễ cúng đầy tháng đơn giản nhưng gọn gàng, hợp lý và vừa mắt
Mâm cúng đầy tháng nên được đặt ở giữa nhà và hướng ra cửa chính. Chúng ta cũng có thể đặt mâm gần bàn thờ ông bà. Nên chọn không gian rộng rãi, thoáng đãng 1 chút.
Trong nghi thức này, bố mẹ sẽ thờ cúng Bà mụ và Đức ông. Do đó, cần chuẩn bị 2 mâm lễ riêng biệt. Bàn lễ cúng Đức ông được đặt ở phía trên còn bàn cúng Bà mụ lớn hơn đặt ở dưới.
Khoảng cách lý tưởng của bàn cúng Đức ông và Bà mụ là 10 cm.
Gia đình có thể tổ chức đầy tháng ở nhà nội, ngoại hay nhà riêng của vợ chồng
Những sai lầm trong văn khấn cúng đầy tháng
Soạn hoặc đọc khấn văn sai là lỗi mà không ít gia chủ gặp phải. Thông thường, khấn văn khá dài và không phải ai cũng biết cách khấn, cách đọc đúng – đủ.
Nhìn chung, không có văn khấn cúng đầy tháng nào chuẩn nhất. Các gia đình có thể tự soạn văn khấn trên cơ sở đảm bảo nội dung cơ bản. Cụ thể, trong văn khấn, cần xưng tên vợ chồng, tên con, địa chỉ, ngày tháng năm làm lễ,…
Nghi lễ cúng đầy tháng còn thiếu sót
Trong quá trình tổ chức lễ cúng đầy tháng, bố mẹ cũng nên tìm hiểu để thực hiện nghi thức đầy đủ, chính xác. Cụ thể, có những nghi lễ cơ bản nhất bao gồm khấn cúng vái, nghi thức khai hoa và nghi thức đặt tên.
Nếu tổ chức lễ cúng đầy tháng, bố mẹ nên lưu ý đến phần nghi lễ và khấn vái
Đối với việc khấn cúng vái, người chủ trì lễ cúng sẽ đảm nhận. Thông thường, chủ trì lễ là một người đàn ông lớn tuổi, có tiếng nói trong dòng họ.
Sau khi khấn, người chủ trì sẽ rót trà, thắp nhang, vái tổ tiên. Cần lưu ý khấn đúng, đủ và thể hiện lòng thành với ơn trên.
Mâm cúng được chuẩn bị thịnh soạn và trang trí đẹp mắt, đầy đủ
Nghi thức khai hoa là 1 nghi thức quan trọng và ý nghĩa đối với bé. Bố mẹ sẽ tự nghĩ hoặc đọc bài thơ khai hoa được lưu truyền trong dân gian. Nội dung của bài thơ gắn liền với những lời cầu chúc tốt đẹp.
Cuối cùng, bố mẹ không nên bỏ qua nghi thức đặt tên trước khi khép lại buổi lễ. Không nhất thiết phải đặt tên con vào lễ cúng đầy tháng vì hiện nay, nhiều bố mẹ đặt tên con lúc mới sinh ra.
Khi đặt tên, tránh chọn tên trùng với những người khác trong gia phả. Có thể tung đồng xu để hỏi ý kiến của thần linh có đồng thuận hay không. Nếu 2 đồng xu tung ra có 1 mặt úp, 1 mặt ngửa thì có thể hiểu rằng ơn trên đã chấp nhận và ngược lại.
Sự áp đặt về nghi thức lễ cúng đầy tháng vùng miền
Mỗi vùng miền có phong tục, tín ngưỡng khác nhau. Cụ thể, đối với nghi thức này, từng vùng miền sẽ có cách chuẩn bị, tổ chức không giống. Chẳng hạn, nếu như miền Bắc nấu chè đỗ xanh thì ở miền Trung, người ta nấu chè trôi nước để làm lễ cúng.
Bố mẹ bố trí mâm cúng làm 2 bàn để cúng Bà mụ và Đức ông
Sự khác biệt như vậy không hề xấu mà ngược lại làm tăng tính đa dạng, phong phú của văn hoá Việt. Gia đình nên linh hoạt lựa chọn các loại lễ để giữ gìn bản sắc địa phương.
Ngày nay, việc quyết định tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé bên nội hay bên ngoại không còn quá quan trọng nữa. Vì vậy, tùy theo địa điểm sinh sống của vợ chồng và điều kiện riêng mà cần linh hoạt trong việc tổ chức lễ cúng đầy tháng. Trong trường hợp cần được tư vấn và hỗ trợ chuẩn bị mâm cúng, hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé.