Nội Dung Chính
Tất tần tật thông tin về mâm cúng giỗ tổ nghề mộc
Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc, cách cúng giỗ tổ nghề mộc đúng chuẩn và những lưu ý cụ thể khi chuẩn bị mâm cúng sẽ được trình bày cụ thể trong bài viết dưới đây.
Cúng giỗ tổ nghề mộc là một trong những ngày lễ lớn, được những người làm việc trong ngành mộc đặc biệt quan tâm. Cứ vào ngày 20 tháng Chạp hàng năm là người thợ mộc lại tất bật sắm sửa mâm cúng lễ để dâng lên vị tổ nghề.
Truyền thuyết về ông tổ nghề mộc
Nhắc tới điển tích về ông tổ nghề mộc, chúng ta không thể không nhắc tới hai điển tích nổi bật nhất dưới đây:
Thứ nhất, điển tích về ông tổ nghề mộc là Lỗ Ban. Lỗ Ban là một người thợ mộc nổi tiếng tài giỏi ở đất Trung hoa xưa. Ông là người đã có công sáng tạo ra con diều bằng gỗ có thể bay trên không trung và chở người sang nước địch để thám thính tình hình, góp phần thắng lợi trong trận chiến thời bấy giờ.
Cùng với nhiều công lao to lớn khác, như sáng chế ra các dụng cụ đo đạc bằng gỗ được dùng trong ngành xây dựng, những chiếc compa, cưa đục, mà ông đã được tôn lên làm ông tổ nghề mộc.
Thứ hai là điển tích về người thợ mộc nổi tiếng ở đất nước Nam Việt xưa có tên là Nguyễn Công Nghệ. Ông sống vào thời chúa Trịnh, nổi tiếng bởi tài điêu khắc và tạo ra những công trình từ gỗ. Ông được vua vời vào cung để chạm trổ ngai vàng cho vua. Tuy nhiên do làm việc quá hăng say và mệt mỏi mà ông đã ngủ quên trên ngai vàng và bị chúa bắt gặp. Ông được xếp vào tội bất kính và bị giam vào ngục tù.
Sau này bà chúa Trịnh cầm quyền mới nhận thấy những nét chạm trổ quá tinh vi trên ngai vàng mà tiếp tục cho vời Nguyễn Công Nghệ để yêu cầu chạm trổ một bức tượng Phật từ tâm. Và sau hơn 3 năm miệt mài, ông đã hoàn thành bức tượng Phật 4 mặt nghìn mắt nghìn tay quy mô hoành tráng.
Chính bởi những đóng góp to lớn của ông mà sau này dù ông có già yếu bệnh tật mà mất đi thì người dân vẫn tưởng nhớ đến những đóng góp to lớn và tài năng của ông mà tôn ông là ông tổ nghề mộc.
Cúng giỗ tổ nghề mộc ngày mấy?
Dù là tin tưởng vào truyền thuyết nào thì cứ đến ngày 20 tháng Chạp (ngày 20/12 âm lịch) hàng năm, người trong ngành mộc cũng chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, tươm tất để kính dâng lên tổ nghề.
Một số nơi còn lấy ngày 13 tháng 6 (13/6) hàng năm làm ngày giỗ tổ ngành gỗ. Việc chọn ngày cúng giỗ tổ phụ thuộc nhiều vào quan niệm truyền thống, thói quen của từng vùng miền khác nhau.
Vậy cúng giỗ tổ nghề mộc cần chuẩn bị những gì và lưu ý những gì để ngày cúng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất?
Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc cần chuẩn bị những gì?
Một mâm cúng được chuẩn bị đơn giản hay thịnh soạn thì điều quan trọng nhất vẫn là sự cẩn thận, thành tâm của người chuẩn bị mâm cúng. Chỉ cần có tấm lòng thì các đấng bề trên chắc chắn sẽ nhìn thấu được.
Khi chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề mộc, người thợ cần chuẩn bị đầy đủ những thức cúng sau đây:
- Đĩa trái cây
- Bình hoa tươi
- Nhang rồng phụng
- Đèn cầy
- Trà
- Rượu
- Nước
- Đĩa bánh kẹo
- Giấy cúng
- 5 đĩa xôi, chè
- Bộ tam sên
- Gà trống luộc
- Heo quay, bánh bao (hoặc bánh hỏi)
Tùy vào điều kiện gia chủ và quy mô nhóm thợ mà có thể chọn những thức cúng khác nhau, có thể không nhất thiết phải có những món cao sang mỹ vị như heo quay, nhưng những thức cơ bản khác thì nhất định phải nên có.
Tại sao nên chuẩn bị những thức cúng trên trong mâm cúng giỗ tổ nghề mộc?
Hiểu được ý nghĩa những thức cúng được sắm sửa trong mâm lễ, người sắm lễ sẽ càng thêm trân trọng từng món đồ và nhất định không được mua thiếu.
Nên có bình hoa tươi trong mâm cúng
Bình hoa tươi như hoa cúc, hoa lay ơn thể hiện sự tươi mới, may mắn, bắt đầu cho những sự suôn sẻ, thuận lợi. Tên gọi của hoa lay ơn còn mang ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn đối với những vị tổ nghề.
Khi chọn hoa cần chọn hoa tươi, đẹp, màu sắc rực rỡ, không được dập nát. Nên chọn 9 cành hoa vì số 9 thể hiện ý nghĩa của sự may mắn, thịnh vượng. Tuyệt đối không được cúng hoa khô hoặc hoa giả nhằm tiết kiệm chi phí.
Đĩa trái cây ngũ quả là không thể thiếu
Đĩa quả gồm 5 thức quả khác nhau từ lâu đã trở thành thức đồ cúng không thể thiếu trong nhiều mâm lễ cúng ở Việt Nam như lễ cúng khai trương, cúng thôi nôi, bày biện ban thờ trong ngày lễ tết.
Tùy vào từng vùng miền khác nhau mà gia chủ có thể chọn các loại trái cây khác nhau thích hợp với khí hậu và điều kiện phát triển của vùng đó. Nên chọn đúng 5 loại quả có màu sắc tươi tắn, khác nhau như màu xanh, đỏ, vàng, cam, trắng để đĩa ngũ quả trông đẹp mắt và nổi bật.
Nên chọn những quả to tròn, chín vừa tới hoặc đã già nhưng chưa chín để có thể để được lâu. Không nên chọn những quả đã chín nhuyễn, dập nát, thối, có mùi khó chịu.
Cần có các thức cúng mặn như gà luộc, heo quay
Đây là những thức cúng mặn thường xuất hiện trong nhiều mâm cúng ở Việt Nam. Đặc biệt là gà trống luộc nguyên con là thức cúng không thể thiếu.
Gà trống là loài vật có đức tính biểu trưng cho người quân tử. Hơn nữa gà trống còn là loài vật biểu tượng cho những sự khởi đầu suôn sẻ, thuận lợi. Cúng gà trống được xếp chéo cánh ngay ngắn trên mâm cúng còn khiến mâm cúng thêm đầy đủ, tươm tất và đẹp mắt hơn.
Cúng xôi chè trong ngày giỗ tổ nghề
Xôi chè là những thức được làm từ nguyên liệu chính là gạo, gợi nhắc về nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc ta. Gạo mang đến sự ấm no, có đủ cơm ăn áo mặc. Vì vậy cúng xôi chè giống như một lời nguyện cầu cho con cháu trong nghề mộc được làm ăn thuận lợi, có đủ cơm ăn, ấm no hạnh phúc.
Cần có hương nhang, đèn cầy
Hương nhang khi thắp lên được xem là có thể kết nối giữa người trần và người âm, có thể mời gọi người ở thế giới bên kia về để thụ hưởng lễ vật.
Khi đốt nhang nên đốt số lẻ, thường là 3 cây với ý nghĩa mang lại sự may mắn, không đốt số chẵn vì số chẵn là số không may mắn theo quy luật âm dương ngũ hành.
Lưu ý khi thực hiện nghi thức cúng giỗ tổ nghề mộc
Mâm cúng giỗ tổ nghề mộc chuẩn bị tươm tất thôi chưa đủ, người thợ mộc cần phải ghi nhớ một số lưu ý sau đây để nghi thức cúng diễn ra suôn sẻ nhất.
Thời gian và địa điểm
Thời gian tổ chức lễ cúng nên diễn ra vào buổi sáng. Nên cúng vào buổi sớm, khi mặt trời vừa lên, dương khí thịnh là tốt nhất. Mọi thứ đều tốt lành khiến cho nghi thức cúng cũng diễn ra suôn sẻ hơn.
Địa điểm tổ chức lễ cúng thường là tại nhà người thợ chính hoặc tại nơi làm việc, xưởng sản xuất mộc. Nên bày mâm cúng trên chiếc bàn nhỏ, đặt ở ngoài trời, nơi trang nghiêm, rộng rãi để mọi người có thể cùng thực hiện nghi thức cúng.
Nghi thức cúng giỗ tổ nghề mộc
Sau khi đã chuẩn bị tươm tất, đầy đủ mâm cúng thì người thợ cả, đại diện nhóm thợ sẽ bắt đầu thực hiện nghi thức cúng giỗ tổ nghề. Quy trình thực hiện cúng giỗ tổ nghề như sau:
Bước 1: Sắp sửa mâm cúng đầy đủ, tươm tất, bày biện mâm cúng ngay ngắn, đẹp mắt
Bước 2: Thợ cả và toàn bộ nhóm thợ sẽ đứng ngay ngắn trước mâm cúng để chuẩn bị cho lễ cúng giỗ tổ nghề.
Lưu ý là tác phong cần phải nghiêm chỉnh, quần áo ăn mặc chỉnh tề, lịch sự để bày tỏ lòng thành với tổ nghề.
Bước 3: Thắp hương khấn vái
Người đại diện cho nhóm thợ sẽ thắp hương và bắt đầu khấn vái. Bài văn khấn cần được đọc rõ ràng, thành tâm, đúng chuẩn để mời các vị tổ nghề về thụ hưởng lễ vật, cảm tạ tổ nghề cũng như cầu mong các vị tổ nghề phù hộ, che chở cho con cháu gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc.
Bước 4: Chờ hương cháy hết
Sau khi thắp hương và khấn vái thì nhóm thợ cần chờ cho hương cháy hết. Vì theo quan niệm dân gian, thời gian một nén hương sẽ là thời gian mà các vị tổ nghề thụ hưởng lễ vật.
Nếu vừa thắp hương khấn vái đã vội tạ lễ thì các vị tổ nghề sẽ không kịp thụ hưởng lễ vật. Trong thời gian chờ hương cháy hết, các anh em trong nhóm thợ có thể ngồi lại quây quần để chia sẻ với nhau những câu chuyện trong nghề.
Bước 5: Đốt vàng mã và tạ lễ
Khi hương cháy hết, người đại diện nhóm thợ sẽ xin được đem vàng mã, giấy cúng đi đốt. Nếu có viết bài văn khấn ra giấy thì cũng đem đốt luôn cùng giấy tiền vàng mã chứ không nên vứt linh tinh.
Cuối buổi lễ, anh em trong nhóm thợ có thể cùng ăn những thức lễ như một nghi thức để thụ lộc từ các vị tổ nghề.
Ngày cúng tổ nghề là ngày lễ đặc biệt quan trọng trong năm, không chỉ là lời cảm tạ tổ nghề, lời cầu mong cho công việc được thuận lợi suôn sẻ mà còn là dịp để anh em trong nghề được tụ họp quây quần để chia sẻ, tạo dựng mối quan hệ gắn kết khăng khít, giúp đỡ nhau trong công việc.
Tại sao nên đặt dịch vụ đồ cúng trọn gói?
Buổi lễ cúng thường nên diễn ra vào buổi sáng sớm là thời điểm đẹp nhất. Vì vậy, đặt mâm cúng trọn gói giúp bạn có được mâm cúng vào đúng thời điểm yêu cầu, không cần mất thời gian rườm rà chuẩn bị, cũng không lo thiếu đồ cúng hay mua phải những thức cúng không được tươi ngon.
Đặt dịch vụ đồ cúng trọn gói giúp anh em trong nghề tiết kiệm thời gian, công sức và có nhiều thời gian hơn để ngồi lại bên nhau chuyện trò.
Hy vọng bài viết trên đây đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu hơn về mâm cúng giỗ tổ nghề mộc ở Việt Nam. Quý khách hàng có thể tham khảo dịch vụ đồ cúng trọn gói tại Đồ Cúng Nhân Tâm để đảm bảo có được mâm cúng đầy đủ, tươm tất trong thời gian sớm nhất để kịp tiến hành nghi thức cúng lễ.