Nội Dung Chính
Mâm cúng Mụ, mâm cúng đầy tháng cho bé gái chuẩn 3 miền Nam – Trung – Bắc
Đối với người Việt Nam thì nghi lễ cúng đầy tháng chính là một nét văn hóa đặc trưng được giữ gìn qua nhiều thế hệ.
Việc tổ chức cúng đầy tháng cho trẻ như thế nào chắc hẳn là điều băn khoăn của không ít cặp cha mẹ có trẻ nhỏ, nhất là đối với những ông bố bà mẹ lần đầu có con. Lễ cúng đầy tháng hay còn được biết đến là lễ cúng Mụ không chỉ là một nghi thức truyền thống vô cùng quan trọng trong các gia đình có trẻ nhỏ mà còn được xem là một văn hóa thờ cúng mang nét đẹp tín ngưỡng được truyền đời qua nhiều thế hệ con cháu người Việt. Tuy nhiên, tùy theo mỗi địa phương hay vùng miền mà nghi thức cúng bà Mụ sẽ có một vài sự khác biệt. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu với bạn đọc về mâm cúng Mụ đầy tháng cho bé gái miền Trung.
Ý nghĩa tâm linh của mâm cúng Mụ đầy tháng cho bé gái
Ông cha ta vẫn thường có câu rằng: “Cầu cho mẹ sinh, mẹ độ”. Đây chính là bởi theo quan niệm của dân gian, mỗi đứa trẻ bắt đầu từ khi được thụ thai, phát triển thành hình cho đến khi bình an chào đời đều sẽ nhận được sự chở che và bảo vệ của các vị Đại Tiên (hay còn gọi là Bà Chúa đầu thai). Và Tiên Mụ hay còn được biết đến là 12 vị Tiên Nương (tức 12 Bà Mụ). Ngoài Đại Tiên và các Mụ bà có công tạo cho bé thành hình, có các bộ phận đầy đủ nhào nặn, còn có cả Đức Ông cũng được xem là vị thần linh chở che, giáo dục đứa trẻ cho ngoan ngoãn, không quấy cha mẹ và ban cho bé những điều thật may mắn, tốt lành và luôn khỏe mạnh.
Chính vì vậy, trong lễ cúng Mụ đầy tháng cho bé gái miền Trung hay bất cứ lễ cúng đầy tháng nào khác ở khắp vùng miền, địa phương đều là một nghi lễ vô cùng quan trọng đối với những đứa trẻ vừa mới sinh ra đời. Đây cũng được xem là thời điểm quan trọng để cha mẹ, người thân của bé cúng cáo và cảm tạ công ơn của tổ tiên, thiên địa đã mang bé đến với gia đình, đồng thời là dịp để cha mẹ bảy tỏ lòng thành đối với các bậc bề trên, cầu mong cho Mẹ Sanh cùng Thập Nhị Tiên Nương sẽ ban nhiều phước lành, may mắn để giúp con có được một sự khởi đầu thuận lợi nhất trong cuộc đời.
Với ý nghĩa tâm linh đó, lễ cúng Mụ đầy tháng cho bé gái miền Trung vẫn tiếp tục được lưu truyền qua nhiều thế hệ, hiện nay, các gia đình miền Trung Việt Nam vẫn duy trì thực hiện theo đúng lời cha ông dạy bảo về nghi thức truyền thống này.
Mâm cúng Mụ, mâm cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì
Vì lễ cúng Mụ dựa theo những quan niệm của thế hệ trước nên 1 mâm cúng đầy tháng bé gái cần được chuẩn bị kỹ càng và đầy đủ đúng theo phong tục miền Nam, miền Trung, miền Bắc.
- Gà trống luộc nguyên con
- Trái cây ngũ quả
- Lọ hoa tươi
- Chè đậu trắng hoặc chè trôi nước
- Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh
- Trầu cau đã được têm
- Đèn cầy (12 đèn nhỏ + 2 đèn lớn)
- Giấy cúng, tiền vàng
- Ấm trà mạn
- Rượu nếp trắng
- Gạo và muối chia thành 2 bát riêng
- Bộ quần áo hài cho mụ bà
- Lợn quay (không bắt buộc)
Khác với 2 miền Nam và Bắc thì xôi, chè trong mâm cúng Mụ đầy tháng của bé gái đối với miền Trung được nấu bằng chè và xôi đậu xanh hoặc có thể sử dụng xôi gấc đồng thời cũng được dùng để cúng cho cả bé gái. Nghĩa là mâm cúng Mụ không có sự khác biệt giữa bé trai và bé gái.
Ở miền Trung thì thường sẽ cúng bằng gà luộc nhưng không nhất thiết phải là gà trống hay gà mái, ngược lại với miền Bắc thường dùng gà tơ.
Hướng dẫn cúng đầy tháng bé gái đúng và đầy đủ nhất.
Việc chuẩn bị đầy đủ lễ vật trong mâm cúng đầy tháng bé gái đơn giản là cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ là một trong những bữa tiệc giúp cho chúng ta có thể đánh dấu thời điểm trưởng thành quan trọng của trẻ. Mà nó còn có ý nghĩa tâm linh vô cùng đặc biệt đối với truyền thống văn hóa của dân tộc.
Trước khi chúng tôi chia sẻ về việc chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng đầy tháng bé gái đơn giản. Một vài thông tin chia sẻ về ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng sẽ giúp cho cha mẹ hoặc người đỡ đầu của trẻ hiểu rõ được tầm quan trọng của bữa lễ này đối với một sinh linh chào đời. Ý nghĩa trang trọng của buổi lễ này phải kể đến
- Buổi lễ này mang ý nghĩa là để tạ ơn trời đất, bà mụ cũng như Đức ông đã nắn cho gia đình một em bé trọn vẹn.
- Cũng như cầu xin các vị thần che chở cho em bé được khỏe mạnh và thông minh
- Là dịp lễ giới thiệu thành viên nhí của gia đình.
- Cũng như giúp cho đứa trẻ nhận được nhiều lời chúc phúc của mọi người xung quanh.
Cúng Mụ đầy tháng cho bé gái miền Nam, miền Trung, miền Bắc được tổ chức vào thời gian nào
Cũng giống như lễ cúng Mụ đầy tháng ở các vùng miền và địa phương khác. Ngày cúng Mụ đầy tháng cho bé gái ở miền Nam, Trung, Bắc được tổ chức theo ngày âm lịch, đúng theo như tín ngưỡng thờ cúng trong văn hóa và phong tục truyền thống của người Việt.
Tuy nhiên, theo như tục lệ của người xưa thì “Gái thụt 2, trai trồi 1” nên khác ngày cúng Mụ sẽ có sự khác một chút so với cách tính thông thường. Lễ cúng Mụ cho bé gái sẽ không được làm vào đúng ngày mà bé tròn 1 tháng tuổi mà được được tổ chức vào ngày tròn 1 tuổi trừ đi 2. Hiểu theo 1 cách đơn giản thì lễ cúng Mụ đầy tháng cho bé gái sẽ được làm sớm hơn 2 ngày so với ngày đầy tháng.
Ngoài ra theo quan niệm về văn hóa tâm linh thì năm tốt không bằng với tháng tốt, tháng tốt lại không bằng với ngày tốt, ngày tốt lại không bằng với giờ tốt nên rất nhiều gia đình vô cùng chú trọng xem giờ để cúng Mụ đầy tháng cho bé gái. Nếu gia đình không quá cầu kỳ thì giờ cúng tốt nhất được lựa chọn vào khung buổi sáng (tức là từ 7h -11h) hoặc vào khung giờ chiều muộn sẽ có không khí dịu mát hơn (tức là vào 15h – 19h). Trong trường hợp, gia đình muốn lựa chọn kĩ càng hơn nữa thì có thể xem trong các cuốn sách tâm linh, tìm đến thầy cúng nhờ xem giờ hoặc lựa chọn đặt dịch vụ mâm cúng tại các đơn vị cung cấp dịch vụ tâm linh. Giờ cúng cần phải tránh những giờ xung khắc với tuổi của bé, cụ thể:
- Tuổi Tý nên chọn cúng vào giờ Ngọ
- Tuổi Sửu nên chọn cúng vào giờ Tý
- Bé sinh tuổi Dần nên chọn cúng vào giờ Sửu hoặc giờ Mùi
- Tuổi Mão nên chọn cúng vào giờ Thìn hoặc giờ Tuất
- Tuổi Thìn nên chọn cúng vào giờ Hợi
- Tuổi Tỵ nên chọn cúng vào giờ Dậu
- Tuổi Ngọ nên chọn cúng vào giờ Thân
- Tuổi Mùi nên chọn cúng vào giờ Tý
- Tuổi Thân nên chọn cúng vào giờ Mão
- Tuổi Dậu nên chọn cúng vào giờ Dần
- Tuổi Tuất nên chọn cúng vào giờ Hợi
- Tuổi Hợi nên chọn cúng vào giờ Tuất hoặc Thìn
Cách sắp xếp mâm cúng đầy tháng cho bé gái
Nếu như đối với mâm cúng Mụ đầy tháng cho bé gái trước đây thì mâm cúng đầy tháng sẽ được gia đình bày lên trên 2 bàn, 1 bàn nhỏ và 1 chiếc bàn lớn. Tuy nhiên, ngày nay, việc chuẩn bị mâm cúng Mụ đã đơn giản hơn rất nhiều và cách bày trí đồ lễ trên mâm cúng cũng có phần làm cho gọn nhẹ hơn để phù hợp với kiến trúc và cách sống hiện đại.
Mâm cúng Mụ đầy tháng của bé gái miền Trung, miền Nam, miền Bắc được bày trên một chiếc mâm và việc bày biện yêu cầu về thẩm mỹ và đúng tâm linh. Bàn cúng này sẽ cúng Bà chúa đầu thai cùng Thập Nhị Tiên Nương.
Ngoài mâm lễ cúng chính để cúng bái tạ ơn các Mụ Bà thì các gia đình thường bày thêm mâm cúng gia tiên và cúng đức ông. Các bàn cúng này tùy theo mỗi gia đình và được chuẩn bị không giống nhau.
Lễ Cúng Mụ, cúng đầy tháng cho bé gái như thế nào
Nghi lễ cúng Mụ đầy tháng cho bé gái
Theo như phong tục của người Việt thì các gia đình thường rất chú trọng tới các nghi thức dù là nhỏ trong lễ cúng Mụ đầy tháng. Bên cạnh những nghi thức như cúng cáo, tạ ơn thì mỗi gia đình thường sẽ thực hiện thêm 2 nghi thức bắt buộc khác đó là nghi thức xin keo và nghi thức khai hoa.
Tuy nhiên, đối với thời đại ngày nay, cũng có rất nhiều nghi thức nghi lễ cúng Mụ đã bị lược bỏ bớt. Đặc biệt là khi người Miền Trung đi làm ăn xa xứ thì việc tổ chức cúng Mụ đầy tháng chỉ dừng lại ở cúng tạ ơn các mụ Bà.
Cách khấn vái cúng Mụ đầy tháng cho bé gái
Sau khi các lễ vật cúng Mụ đầy tháng cho bé gái đã được sắp xếp rất cẩn thận, chỉn chu, thì gia đình sẽ cử đại diện một người trong gia đình để làm chủ lễ. Đây là người lớn tuổi nhất trong nhà hoặc trong dòng tộc, chủ lễ cần phải ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc, thành tâm đứng trước bàn thờ và mâm cúng.
Đầu tiên cần lên đèn, đốt nhanh hương rồi vái 3 vái sau đó bắt đầu độc lời khấn đã chuẩn bị để tạ ơn các vị thần, bậc bề trên đã che chở, phù hộ cho bé được mạnh khỏe đến thời điểm tròn tháng và tiếp tục cầu mong các vị thần, bề trên tiếp tục đỡ đàn, chở che cho bé trong tương lai
Tuỳ vào mỗi địa phương, bài văn khấn cúng Mụ bà có thể sẽ có sự khác nhau đôi chút miễn sao thuận lợi và dễ dàng cho người chủ lễ có thể ghi nhớ. Chủ lễ thường phải bắt đầu độc lời khấn bằng việc kính cẩn xưng danh của các Thần linh, Mụ bà, rồi đến độc ngày tháng cúng, tên của cả cha mẹ và tên của bé, nơi ở của gia đình, lý do tiến hành tổ chức lễ cúng…
Trong suốt quá trình tổ chức lễ cúng Mụ đầy tháng, không chỉ có chủ lễ mà cả gia đình có bé gái nhỏ đầy tháng cần phải thực sự thành tâm, kính cẩn, thiện tâm, suy nghĩ trong sáng, trong tâm không có các chấp niệm đen tối. Cha mẹ cùng người thân của bé trong gia đình cần phải bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và tấm lòng thành kính dâng lên các bà Mụ đã mang trẻ khỏe mạnh tới cho gia đình. Đồng thời, thông qua lễ cúng Mụ đầy tháng, các thành viên trong gia đình cũng có thể tập trung cầu nguyện mong cho tất cả những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với trẻ.
Nghi thức khai hoa và xin keo trong lễ cúng Mụ đầy tháng cho bé gái
Tiếp ngay sau nghi thức cúng Mụ đầy tháng là nghi thức khai hoa cho bé. Em bé gái sẽ được đặt ở ngay giữa bàn, sau đó, chủ lễ cần rót trà, thắp hương nhang và xin phép để khai hoa. Bé gái cần được bế trên tay chủ lễ, người cúng cầm một nhánh hoa quơ qua quơ lại quanh miệng của bé và đọc những lời cầu chúc có ý nghĩa tốt đẹp.
Sau đó là đến nghi thức xin keo, đây là nghi thức xin đặt tên cho bé. Người cúng sẽ phải khấn với tổ tiên của mình và báo với họ 1 tên được chọn cho bé, sau đó gieo 2 đồng tiền cổ bằng bạc trong 1 chiếc đĩa lòng sâu để xin ban tên.
Cúng Mụ đầy tháng cho bé gái miền Trung, miền Bắc, miền Nam tuy không quá phức tạp nhưng lại có đôi chút khác biệt so với lễ cúng Mụ ở những vùng miền khác trong cả nước. Vì vậy, để lễ cúng diễn ra thành công, gia đình có thể lựa chọn dịch vụ cung cấp mâm cúng Mụ của thương hiệu Đồ Cúng Nhân Tâm.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.