Chia sẻ những kiến thức cơ bản về đồ thờ cúng [A-Z]

Đối với mỗi gia đình Việt Nam, phong tục thờ cúng tổ tiên đã được kế thừa và phát triển từ đời này qua đời khác. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết về đồ thờ nói chung và các bộ đồ thờ cúng nói riêng. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu và tổng hợp thông tin để bạn tham khảo.

Nội Dung Chính

Đồ thờ cúng là gì?

Đồ thờ cúng là từ chỉ các vật phẩm sử dụng tại các nơi thờ cúng tại nhà, chùa, đình, miếu, mộ… Vốn được hiểu đơn giản là những vật phẩm được bày biện trên ban thờ, các gia đình có thể lựa chọn các bộ khác nhau tùy thuộc nhu cầu.

Trong gia đình, gia chủ thường lựa chọn các bộ đồ thờ cúng tại nhà để thờ cúng tổ tiên. Còn các bộ đồ thờ khác do đặc thù nên ít phổ biến hơn và kích cỡ cũng có sự khác biệt.

2. Ý nghĩa của đồ thờ cúng

Tại Việt Nam và nhiều nước Á Đông khác, thờ cúng trở thành một phong tục truyền thống đẹp được thực hiện từ hàng ngàn năm qua. Cho dù cuộc sống có nhiều đổi thay, việc thờ cúng, đặc biệt là thờ cúng tổ tiên vẫn luôn được duy trì.

Bất chấp nhiều người không hiểu hết giá trị và ý nghĩa của việc thờ cúng và cho rằng thờ cúng là mê tín. Ai đã hiểu thì đều nhận thấy việc thờ cúng vô cùng ý nghĩa và nhân văn

2.1 Báo ân và ghi nhớ công đức

Trước hết và cũng mang ý nghĩa lớn nhất của thờ cúng chính là tri ân, thể hiện sự báo đáp, ghi nhớ công đức của tổ tiên, Thần Phật.

Không có ông bà tổ tiên thì không có con cháu bây giờ. Bên cạnh đó, ân đức của ông bà cũng tạo phúc cho con cháu đời sau được hưởng. Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” luôn là truyền thống đạo đức tốt đẹp cần gìn giữ.

2.2 Giáo dục con cháu

Tại nhiều gia đình chỉ có bàn thờ gia tiên. Thờ cúng không nhằm mục đích cúng đồ ăn thức uống cho người đã khuất mà mục đích chính là để giáo dục con cháu trong gia đình.

Khi con cháu nhìn vào ban thờ gia tiên thì sẽ nhớ đến công ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ trong tâm tưởng. Nhờ vậy, mỗi khi thắp nén nhang và khấn vái là 1 lần con cháu nhớ lại những lời giáo huấn của tổ tiên, nhớ ơn và thực hiện theo những lời giáo huấn đó.

2.3 Tôn vinh giá trị nhân văn

Bên cạnh đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” trên ban thờ gia tiên, mối quan hệ nhân văn Thầy – Trò cũng được thể hiện rõ ràng trên bàn thờ Phật.

Người Việt Nam luôn hướng đến chất nhân văn trong chân – thiện – mỹ là những điều mà Phật vẫn răn dạy. Mỗi lần thắp nén nhang, tụng kinh, niệm Phật, con người lại nhớ đến những lời răn dạy này và trong tâm tưởng sẽ thầm nhắc nhở bản thân làm theo điều này.

2.4 Hướng đến những điều tốt đẹp nhất

Những lời khấn không phải là sự phó thác hoàn toàn của người khấn vào may mắn, tổ tiên hay Thần Phật mà chỉ đơn giản là thể hiện điều mong ước.

Qua mâm cơm cúng, sự chú tâm trong bày biện, con cháu thể hiện mong muốn một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, và cũng tự nhắc bản thân ngày càng cố gắng hơn nữa, tu tâm dưỡng tính, chăm chỉ làm việc để đạt được những điều đó.

2.5 Khẳng định lòng thành, nhân cách và trí tuệ

Mỗi hành động và mỗi đồ thờ cúng trong phòng thờ đều có ý nghĩa đặc biệt:

Khi thắp nhang, hành động cắm cây hương thường cắm thẳng đứng. Điều này biểu thị cho sự trung thực, ngay thẳng và chính trực. Khói hương lan tỏa thể hiện lòng thành và tiếng thơm về hành động đẹp lan tỏa khắp nơi.

Cốc nước, chén rượu trong vắt thể hiện sự thanh thịnh, trong sạch. Gia chủ đem tất cả những gì sạch sẽ, trong sáng, thanh tịnh nhất để dâng lên tổ tiên, Thần Phật.

Đèn dầu hoặc nến biểu thị cho ánh sáng trí tuệ của Phật, trí tuệ của tổ tiên truyền lại cho con cháu. Đồng thời, tổ tiên và Thần Phật cũng lấy trí tuệ đó soi sáng cho cuộc đời.

Trong số đồ cúng, không thể thiếu hoa quả, biểu thị cho nhân – quả. Điều này cũng nhắc nhở con cháu sống có đạo đức, làm việc thiện thì sẽ ở hiền gặp lành, đạt được những thành quả tốt.

3. Đồ thờ có những loại nào?

Phân loại theo chất liệu, đồ thờ được chia thành: đồ thờ bằng đồng, đồ thờ bằng sứ, đồ thờ bằng gỗ, đồ thờ bằng nhựa, đồ thờ lưu ly, đồ thờ bằng pha lê, thủy tinh… Ngày nay, có ngày càng nhiều chất liệu được sử dụng để làm đồ thờ nhưng được ưa chuộng nhất là đồ thờ bằng đồng và đồ thờ bằng gốm sứ, đặc biệt là đồ thờ bằng gốm sứ cao cấp từ các làng nghề nổi tiếng như Bát Tràng.

Phân loại theo công dụng, đồ thờ có những vật dụng sau:

3.1 Bát hương

Bát hương là vật phẩm quan trọng nhất trong mỗi bộ đồ thờ và cũng là đại diện tiêu biểu cho văn hóa thờ cúng của người Việt Nam.

Bát hương còn được coi là ngôi nhà vô hình, nơi trú ngụ của tổ tiên và các đấng tâm linh nên cần được lựa chọn kỹ lưỡng.

Ai cũng biết trong nghi lễ cúng bái, gia chủ (hoặc chủ lễ) sẽ thắp hương và cắm vào bát hương. Những nén hương sẽ thể hiện tấm lòng thành kính hiếu thảo với tổ tiên cùng lời khấn cầu xin những điều tốt đẹp nhất.

3.2 Ống hương

Ống hương là vật phẩm hình trị dài, chuyên dùng để đựng nhang trên ban thờ.

Bên cạnh tác dụng giúp ban thờ trông sạch sẽ, ngăn nắp hơn, đồ vật này có ý nghĩa lớn trong tâm linh thờ cúng khi bảo quản những nén hương, tương tự với việc lưu giữ và gửi gắm lòng thành đến tổ tiên và Thần Phật.

3.3 Bộ bát cúng cơm

Bộ bát cúng cơm được dùng để dâng đồ ăn, cơm trắng trong dịp lễ tết hoặc các dịp lễ cúng bái khác.

Ai cũng hiểu ý nghĩa đặc biệt của hạt gạo trong nông nghiệp và nền văn minh lúa nước, hạt gạo ra đời gắn với truyền thuyết cao đẹp về sự từ bi và đức độ của Thần Phật với con người. Với người dân Việt Nam, dù là người còn sống hay đã khuất, hạt gạo vì thế mà cũng trở nên vô cùng đặc biệt.

Trong nghi lễ cúng bái, bát cơm dù vơi hay đầy cũng không thể thiếu. Sử dụng bát cúng cơm để đựng những hạt ngọc trời cũng trở nên quan trọng. Người còn sống sẽ chia sẻ những gì tốt đẹp nhất với người thân và dâng lên thần linh, đấng tối cao những gì quý giá nhất.

3.4 Lọ cắm hoa

Tren ban thờ thường có 1-2 bình cắm hoa (lọ cắm hoa) được dùng để cắm hoa tương trong ngày lễ Tết và các dịp cúng khác. Thông thường các ban thờ nhỏ sẽ có 1 lọ hoa, các ban thờ lớn hơn sẽ có từ 2 lọ hoa trở lên.

Lọ hoa có ý nghĩa đặc biệt, là lòng thành mà gia chủ muốn dâng lên tổ tiên và thần phật những điều đẹp đẽ nhất mà họ có.

3.5 Mâm bồng

Mâm bồng là vật phẩm thờ cúng thường dùng để hoa quả, tiền vàng trên ban thờ, kết cấu gốm 2 phần: phần đĩa và phần chân đế nên còn được gọi là đĩa chân cao.

Tùy thuộc kích thước ban thờ mà gia chủ có thể lựa chọn 1, 2 hay 3 mâm bồng và kích thước mâm bồng lớn hay nhỏ cũng tùy vào nhu cầu của gia chủ.

Sử dụng mâm bồng, người ta thường dùng để đỡ các thứ: hoa quả, tiền vàng mã,… dành cho người đã khuất để bày tỏ tấm lòng thành kính, luôn ghi nhớ tổ tiên, cội nguồn.

3.6 Kỷ chén

Các loại kỷ chén được sử dụng để dâng nước hoặc rượu trên ban thờ. Bộ kỷ chén góp phần khiến lễ cúng trở nên trang trọng hơn, thể hiện lòng thành kính của gia chủ.

Tùy vào bộ kỷ chén mà có ý nghĩa khác nhau:

– Kỷ 3 chén: 3 chén tượng trưng cho sự thành tâm dâng rượu/ nước đến 3 ngôi: thần linh, gia tiên và bà cô ông mãnh.

– Kỷ 5 chén: sử dụng để dâng rượu/ nước đến 3 ngôi: thần linh, gia tiên và bà cô ông mãnh. Trong đó, 3 chén giữa dùng để dâng thần linh, 2 chén 2 bên dùng để dâng lần lượt cho gia tiên và bà cô ông mãnh.

3.7 Đèn thờ

Đèn thờ trên ban thờ có thể sử dụng đèn điện hoặc đèn dầu. Hướng đến tính truyền thống, đèn dầu thờ được sử dụng nhiều hơn. Đèn được sử dụng theo cặp trên ban thờ, tạo sự ấm cúng cho buổi lễ hoặc thể hiện ý nghĩa soi sáng đường lối cho con cháu.

Ngoài ra, chiếc đèn dầu còn có công dụng lớn trong đốt hương, vàng mã và thể hiện tấm lòng thành kính với tổ tiên và thần linh trong dịp đặc biệt.

3.8 Chóe thờ

Trong tâm tưởng của người Việt, người đã khuất vẫn cần được tận hưởng cuộc sống ở thế giới bên kia, nên người sống muốn dâng cúng những đồ ăn thiết yếu dành cho gia tiên. Đó là muối, gạo, nước. Và chóe trên ban thờ được sử dụng để đựng muối, gạo, nước.

Đồng thời, chiếc chóe thờ còn mang ý nghĩa cầu mong tổ tiên phù hộ cho gia đình luôn ấm no, dư dả.

3.9 Đĩa trầu

“Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Trong mâm cơm thờ cúng, dù là cỗ mặn hay ngọt, không thể thiếu quả cau lá trầu. Đĩa trầu thường được đặt mỗi ban một chiếc.

Quả cau lá trầu thể hiện tấm lòng thành kính với tổ tiên và cũng để cầu tài lộc cho năm mới. Để thờ cúng, cau phải chọn quả to, xanh, cùi dày, vỏ mỏng; lá trầu phải xanh, không bị sâu hay mất phần lá.

3.10 Bộ đũa thờ

Với ý nghĩa gắn kết gia đình và tổ tiên, bộ đũa thờ được sử dụng phổ biến trên bàn thờ người Việt. Số lượng bộ đũa thờ thường tương ứng với số bát thờ.

3.11 Bát sâm

Bát sâm còn được gọi là bát nắp, thường được sử dụng để đựng trà thay rượu hoặc đựng muối, gạo, nước, công dụng này giống chóe thờ.

Vật dụng này có nghĩa tượng trưng cho linh khí trời đất và cũng là tấm lòng thành kính của con cháu dâng lên tổ tiên, thần linh để được ban phước, có cuộc sống tốt đẹp hơn.

3.12 Nậm rượu

Vật dụng này dùng để đựng rượu cúng và cũng có ý nghĩa trong hóa giải hung khí. Gia chủ sử dụng nậm rượu trên ban thờ với mong muốn thể hiện lòng thành và cầu mong may mắn.

3.13 Chân nến

Chân nến thường được đặt theo đôi ở 2 bên của ban thờ, là một vật phẩm tâm linh thường được sử dụng trong thờ cúng.

Đôi chân nến có ý nghĩa tượng trưng cho âm dương hòa hợp, mang lại thịnh vượng, may mắn và lộc thọ cho gia chủ.

3.14 Đài thờ

Bộ đài thờ gồm có 3 đài có nắp và núm nhỏ trên nắp để cầm, dùng để chứa rượu, nước, muối, gạo,… tùy theo phong tục từng nơi.

Gia chủ thường dùng bộ đài thờ để đựng những đồ thiết yếu trong cuộc sống nên mang ý nghĩa mong muốn được sung túc, đầy đủ, anh em hòa thuận, yêu thương lẫn nhau.

3.15 Cốc đựng phật thủ

Phật thủ có nghĩa đặc biệt trong phong thủy giúp hóa giải vận xui, đem lại may mắn cho gia chủ. Cốc đựng phật thủ được sử dụng như một vật phẩm đặc biệt chứa đựng may mắn.

3.16 Bộ ấm chén cúng

Sử dụng bộ ấm chén cúng, gia chủ muốn thể hiện lòng thành kính với tổ tiên. Điều này xuất phát từ phong tục truyền thống uống trà của nhân dân từ xa xưa.

Đồng thời đây cũng là nét đẹp thể hiện “uống nước nhớ nguồn” và tạo không gian phòng thờ thêm sang trọng dành cho tổ tiên và đấng thần linh.

3.17 Lộc bình

Với các gian phòng thờ lớn, lộc bình thường được lựa chọn để tạo không gian sang trọng. Đồng thời, gia chủ cũng gửi gắm mong ước về một cuộc sống dư dật.

Các mẫu lộc bình sử dụng thường vẽ cảnh chim hạc, hoa sen, tứ quý, tùng hạc, tùng chùa, phúc đức, phúc lộc thọ, phúc mãn đường… với ý nghĩa chiêu tài tích lộc.

Lộc bình cao 30-50 cm thường đặt trên ban thờ 2 bên, còn loại lộc bình to, cao khoảng 1 mét trở lên thường được đặt 2 bên cạnh ban thờ.

3.18 Bộ tam sự hay còn gọi là bộ đỉnh hạc

Bộ đỉnh hạc được gọi là bộ tam sự được sử dụng phổ biến trên ban thờ, bao gồm 2 chim hạc đứng trên lưng rùa và 1 lư hương.

Hình ảnh chim hạc đứng trên lưng rùa tượng trưng cho sự kết hợp hài hòa giữa trời và đất, đồng thời mang ý nghĩa trường tồn, vĩnh cửu. Điều này thể hiện mong muốn tổ tiên được an nghỉ và cuộc sống gia đình an lành, bền vững.

Lư hương được dùng để đốt trầm, có tác dụng tạo không gian ấm cúng, trang nghiêm, đầy thành kính và xóa đi mùi tanh do hoạt động sinh hoạt của người sống mang đến. Các lư hương thờ có quai cầm hình rồng thể hiện sự thanh cao, linh thiêng cùng với chi tiết Lân trên đỉnh mang ý nghĩa bảo vệ cho gia chủ và tổ tiên bình an, gặp nhiều may mắn.

3.19 Bộ ngũ sự

Bộ ngũ sự gồm 1 đỉnh lư hương, 1 đôi hạc và 1 đôi chân nến. Ngoài ý nghĩa giống với bộ tam sự do có lư hương và đôi hạc trên lưng rùa, đôi chân nến cũng có ý nghĩa đặc biệt.

Nến dùng để thắp sáng, mang tới vẻ đẹp lung linh, huyền ảo và uy nghiêm trong không gian phòng thờ. Chân nến bên trái tượng trng cho hành dương (mặt trời), chân nến bên phải tượng trưng cho hành âm (mặt trăng). Đầy đủ âm dương – nhật nguyệt sẽ thúc đẩy vạn vật sinh sôi, nảy nở, mang nhiều may mắn, tài lộc, sự tăng trưởng cho gia tộc.

3.20 Cóc ngậm tiền – Thiềm thừ

Cóc ngâm tiền thường được đặt trên ban thờ thần tài, là linh vật biểu trưng cho sự thịnh vượng, giàu có, dư dả về vật chất.

Tương truyền, cóc vàng theo tiên ông tu hành, được thuần hóa, giúp đỡ dân lành khắp nơi. Cóc có phép nhả tiền và xuất hiện gần nhà ai vào đêm rằm thì gia đình đó sẽ nhận được nhiều tài lộc và phú quý.

Ngoài các vật phẩm này, bộ đồ thờ còn có lá bùa đỏ dán 2 bên ban thờ thần tài, tháp đựng xá lị nếu có….

4. Bộ đồ thờ đầy đủ bao gồm những gì?

Dựa theo đặc điểm riêng của từng loại hình, bộ đồ thờ đầy đủ có sự khác biệt:

4.1 Bộ đồ thờ gia tiên đầy đủ / thờ Phật

Bộ tam sự hoặc bộ ngũ sự

Bát hương

Mâm bồng

Bộ kỷ 3 ngai hoặc kỷ 5 ngai

Ống hương, ống đựng đũa

Bộ đũa cúng

Bộ bát cơm cúng

Bộ chóe cúng

Đôi lục bình (lọ hoa)

Bộ 3 đài thờ hoặc 3 bát sâm

Đèn thờ

Nậm rượu

Đôi lộc bình

Bộ chóe bày

4.2 Bộ đồ thờ cúng cho nhà chung cư

Bát hương (bộ 3 bát hương, bát hương cỡ lớn nhất đặt giữa, 2 bát nhỏ hơn để đối xứng hai bên)

Mâm bồng

Bộ kỷ 3 ngai

Ống hương

Đèn thờ

Lọ lộc bình

Bộ chóe

Bộ bát sâm

Bộ đỉnh thờ men rạn đắp nổi Bát Tràng

Bộ đồ thờ men lam cổ Bát Tràng

Bộ đồ thờ men rạn đắp nổi Bát Tràng

Bộ đồ thờ men trắng giả nổi

4.3 Bộ đồ thờ cúng Thần Tài – Ông Địa

Bát hương (3 bát hoặc 1 bát)

Mâm bồng

Bộ kỷ 3 ngai

Lọ lộc bình cỡ nhỏ

Bộ chóe cỡ nhỏ

Nậm rượu

5.Những điều cần quan tâm khi bày đồ thờ

Việc bày đồ thờ cũng nên theo quy tắc, lựa chọn bộ đồ thờ cúng phù hợp với kích cỡ ban thờ. Nếu ban thờ nhỏ, gia chủ không nên bày quá nhiều đồ thờ cúng gây chật hẹp, bí bách, ảnh hưởng tới hình ảnh uy nghiêm của nơi thờ cúng. Những điều nên và không nên khi bày trí đồ thờ cúng như sau:

5.1 Nên:

– Luôn phải đảm bảo sạch sẽ ban thờ, đồ thờ cúng và các vật dụng cúng lễ.

– Nên chọn đồ thờ cúng phù hợp với kích cỡ ban thờ.

– Đèn thờ, đèn dầu nên đặt khoảng cách xa các vật dụng dễ bắt lửa

– Nên xem vị trí đặt bàn thờ hợp phong thủy.

5.2 Không nên:

– Không kê bàn thờ gần nhà vệ sinh, nhà bếp, hay nhà tắm (gây ảnh hưởng tới phong thủy và mất thẩm mỹ).

– Không đặt bàn thời tại lối đi lại (gây ồn ào, mất trang nghiêm).

– Không gian phòng thờ luôn phải sạch sẽ, tránh động vật tới gần.

6.Đánh giá đồ thờ bằng gốm sứ hiện nay

Trong nền văn minh của nhân loại, có rất nhiều kiệt tác nghệ thuật làm nên từ đất và chính bản thân con người cũng sống nhờ đất. Bắt nguồn từ đất mẹ, rất nhiều vật dụng của con người được làm từ chất liệu gốm sứ sành: chum sànhgạch, ngói, lọ hoa, bộ ấm chén, cốc, bát đĩa, thìa, đồ thờ,…

Đồ thờ gốm sứ được đánh giá cao so với các vật liệu khác:

6.1 Tính truyền thống

Nhắc đến các sản phẩm đồ thờ, chất liệu gốm sứ được nhắc đến đầu tiên bởi chất liệu truyền thống. Đồng thời, người tiêu dùng cũng hay lựa chọn các sản phẩm đến từ các làng nghề danh tiếng lâu đời như Bát Tràng, Chu Đậu, Phù Lãng,…

Quá trình sản xuất dù có được cải tiến bằng nhiều công nghệ khác nhau nhưng những nét truyền thống trong đồ thờ bằng sứ vẫn được gìn giữ, kế thừa. Đặc biệt với các sản phẩm gốm sứ cao cấp, điều này càng được thể hiện rõ.

6.2 Độ tinh xảo

Bộ đồ thờ bằng gốm sứ hiện nay được chế tác ngày càng tinh xảo về họa tiết nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của các gia chủ. Các địa điểm thờ cúng bao gồm tại gia, đình, đền, miếu, chùa,… Mỗi nơi lại yêu cầu khác nhau về họa tiết, kích cỡ các vật phẩm nhưng độ tinh xảo không đổi.

Các nghệ nhân tại các làng nghề gốm sứ nổi tiếng có kinh nghiệm trong chế tác đồ thờ sẽ tạo ra các bộ đồ thờ tinh xảo và chi tiết sắc nét, hợp lý, đậm chất truyền thống hơn.

6.3 Chất lượng qua thời gian

Đồ gốm sứ vốn dễ vỡ nhưng bạn dễ dàng nhận thấy trong khi các bộ đồ thờ bằng chất liệu khác bị hỏng do tác động của môi trường thì sản phẩm gốm sứ không bị như vậy. Đồ thờ bằng gốm luôn bền màu, giữ nguyên các nét qua thời gian.

Từ những cục đất sét dưới lòng đất qua xử bàn tay khéo léo của nghệ nhân để tạo hình, đem nung, tráng men, vẽ họa tiết rồi lại nung. Trải qua quá trình với nhiệt độ cao tạo cho đồ thờ gốm sứ có sự bền màu, sáng bóng vượt thời gian.

6.4 Giá trị ngày càng tăng

Dễ dàng nhận thấy không riêng gì đồ thờ, các sản phẩm gốm sứ càng để lâu thì càng có giá trị. Giá trị của bộ đồ thờ gốm sứ lâu năm không chỉ nằm ở giá trị vật chất hiện hữu mà còn thể hiện ở giá trị tinh thần to lớn, là một phần không thể thiếu của lịch sử.

Trong số các vật liệu được sử dụng hiện nay, gốm sứ là vật liệu có lịch sử lâu đời nhất. Qua mỗi thời kỳ, sản phẩm gốm sứ lại được xem xét, đánh giá để tìm ra nét đặc trưng. Còn với một gia đình trải qua nhiều thế hệ, có thể ngôi nhà đã được đập đi xây lại nhiều lần nhưng bộ đồ thờ vẫn luôn được gìn giữ truyền đời.

6.5 Chi phí

Hiện nay, bạn có thể mua một vật phẩm trong bộ đồ thờ bằng chất liệu gốm sứ rất đơn giản, chi phí cũng không cao. Và nói đến đây, chắc hẳn ai cũng hiểu sản phẩm nào cũng tùy thuộc vào chất lượng.

Các sản phẩm gốm sứ cao cấp thường có giá cao gấp 2 – 3 lần so với các sản phẩm khác nhưng chất lượng sản phẩm thể hiện trên từng đường nét. Lấy ví dụ đơn giản: bát hương có loại giá vài chục ngàn đồng nhưng cũng có loại giá vài triệu, chục triệu một chiếc, tất cả tùy thuộc nhu cầu và khả năng kinh tế của gia chủ khi chọn lựa.

7. Lưu ý trong lựa chọn đồ thờ bằng gốm sứ Bát Tràng

Bộ đồ thờ có thể được sử dụng nhiều năm, qua nhiều thế hệ nên cần được lựa chọn kỹ lưỡng. Lựa chọn bộ đồ thờ cúng bằng gốm sứ cũng cần sự xem xét tỉ mỉ.

Đồ thờ gốm sứ Bát Tràng được lựa chọn phổ biến hơn so với các sản phẩm gốm sứ khác. Gia chủ có thể căn cứ vào những lưu ý sau:

7.1 Ban thờ

Trước khi lựa chọn đồ thờ, gia chủ lưu ý xác định kích thước ban thờ để có lựa chọn phù hợp. Tùy mỗi vùng miền, mỗi gia đình lại có cách bày biện ban thờ và chọn lựa đồ cúng khác nhau. Lưu ý về số lượng đồ cần mua, gia chủ có thể tham khảo bảng sau:

Chiều dài: 1.27m – Cung Vượng – Tiến Bảo: được dâng đồ quý – bày 8-13 món

Chiều dài: 1.53m – Cung Tài – Nghênh Phúc: Gặp nhiều may mắn, hạnh phúc – bày 13-18 món

Chiều dài: 1.75m – Cung Nghĩa – Thiên Khố: kho vàng trời cho, được trời chiếu cố – bày 18-22 món

Chiều dài: 1.97m – Cung Đinh – Tài Vượng: tiền của đến nhà – bày 22-30 món

Chiều dài: 2.17m – Cung Quan – Tài Lộc: tiền của ập tới bất ngờ – bày 22-30 món

7.2 Kiểm tra nước men

Khi chọn mua bộ đồ thờ, gia chủ nên chọn các sản phẩm có nước men bóng, không nên chọn các sản phẩm có nước men bị rạn chân chim và các sản phẩm có nước men bị lẫn tạp chất hoặc sần sùi…

7.3 Kiểm tra độ nét hoa văn họa tiết

Đồ thờ của Bát Tràng thường không lòe loẹt, nhiều màu sắc như các thương hiệu gốm sứ khác. Thông thường đồ tâm linh Bát Tràng chú trọng đến vẻ đẹp giản dị, thuần khiết, mang đậm giá trị văn hóa Việt. Gia chủ lưu ý chọn các sản phẩm có họa tiết sắc nét và được bố trí hài hòa về bố cục, đảm bảo tính thẩm mỹ.

Các họa tiết thường được vẽ trên đồ thờ cúng Bát Tràng bao gồm: long phượng, kỳ lân, nghê, cá chép hóa rồng, hoa sen, tùng trúc cúc mai… Các sản phẩm gốm Bát Tràng thường chỉ có từ 1 đến 2 màu sắc, chủ yếu là màu xanh và trắng ngà hoặc xanh, trắng, huyết dụ.

7.4 Kiểm tra độ dày

Bộ đồ thờ gốm sứ Bát Tràng được làm từ chất liệu tự nhiên và được làm thủ công nên thường có độ dày và chắc hơn các thương hiệu khác. Đặc biệt khi thử kiểm tra các sản phẩm gốm sứ cao cấp, độ bền chắc sẽ được cảm nhận nhanh chóng hơn.

7.5 Kiểm tra tiếng kêu

Một trong những cách kiểm tra bộ đồ thờ có phải thương hiệu gốm sứ Bát Tràng hay không là thử bằng tiếng vang của sản phẩm. Khi mua dùng ngón tay gõ vào bộ đồ thờ, nếu nghe thấy tiếng kêu coong coong như tiếng kim loại thì đó là đồ tốt. Nếu nghe tiếng kêu đục và nặng thì đó là đồ chất lượng kém.

8. Giá đồ thờ gốm sứ bao nhiêu tiền?

Bộ đồ thờ cúng có nhiều chủng loại khác nhau và được phân chia thành các dòng theo loại men:

– Đồ thờ men rạn

– Đồ thờ men rạn đắp nổi

– Đồ thờ men xanh

– Đồ thờ men trắng

Mỗi bộ đồ thờ có giá bán khác nhau tùy thuộc vào chất lượng và số lượng vật phẩm khác nhau. Bạn có thể tham khảo các sản phẩm trong bộ đồ thờ gốm sứ Bát Tràng – Hà Nội của một đơn vị cung cấp đồ thờ tại làng gốm Bát Tràng tại: 

Bộ đồ thờ gốm sứ có khả năng lớn được truyền từ đời này qua đời khác nếu được gìn giữ đúng cách. Vì thế, bạn không nên chọn đồ thờ có giá thấp và chất lượng kém vì khả năng phải thay đồ khác khá cao.

Khi xem xét giá đồ thờ gốm sứ, với các sản phẩm có giá quá rẻ, bạn hãy cân nhắc đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, chế độ hỗ trợ sau bán hàng của các nhà cung cấp này.

9.Địa chỉ mua đồ thờ cúng gốm sứ uy tín chất lượng

Đồ thờ cúng bằng gốm sứ được sử dụng phổ biến nhất trong các chất liệu. Lợi dụng điều này, một số cơ sở sản xuất đồ thờ kém chất lượng và bán với mức giá thấp để tăng số lượng bán ra. Là người tiêu dùng, bạn nên tỉnh táo để có lựa chọn cho gia đình mình bộ đồ thờ cúng có chất lượng tốt.

Tại làng gốm Bát Tràng, cơ sở sản xuất Gốm sứ Bảo Khánh được nhiều người tin tưởng lựa chọn đặt mua đồ thờ với các ưu điểm:

– Sản phẩm chất lượng: Mỗi vật phẩm đồ thờ của Gốm sứ Bảo Khánh đều được kiểm tra chất lượng trước khi vận chuyển đến khách hàng. Đồ thờ tại Bảo Khánh cầm chắc tay, dày dặn, được làm từ đất sét cao cấp, không pha tạp, đảm bảo độ đồng nhất.

– Đường nét họa tiết tinh xảo: Các họa tiết trên đồ thờ cúng của Bảo Khánh – Bát Tràng được nghệ nhân chuyên làm đồ thờ cúng lâu năm tại làng gốm Bát Tràng thực hiện, đảm bảo họa tiết sắc nét, tinh xảo, bố trí hợp lý, đảm bảo thẩm mỹ và tính truyền thống.

– Men chuẩn Bát Tràng: Sản phẩm chuẩn men Bát Tràng có độ bóng nhẹ, bền màu qua thời gian, dễ dàng vệ sinh và hạn chế tình trạng bong tróc, phai màu thường gặp ở hàng kém chất lượng. Hiện tại, bộ đồ thờ của Bảo Khánh có 3 loại men: men trắng, men rạn và men lam, để khách hàng lựa chọn.

– Được thực hiện bởi nghệ nhân lâu năm: Tất cả các sản phẩm đều được thực hiện thủ công bởi nghệ nhân làm gốm Bát Tràng lâu năm. Vì vậy, chất lượng sản phẩm cao và đảm bảo tính độc đáo nhưng vẫn rất đẹp và đậm chất Á Đông.

– Chế độ hỗ trợ tốt: Khách hàng mua hàng tại Bảo Khánh đều được kiểm tra và thanh toán khi nhận hàng. Thời gian vận chuyển nhanh chóng, đảm bảo đúng hẹn.