Lễ vật cúng thần tài thổ địa gồm những gì?

Dù bạn thường xuyên thực hiện việc cúng thần tài thổ địa nhưng chắc chắn có những điều bạn chưa biết hết về cách cúng. Và dưới đây là những điều bạn cần phải chú ý về cách cúng thần tài thổ địa, lễ vật cúng cùng bài văn khấn.

Những điều bạn cần chú ý về lễ vật cúng thần tài thổ địa

Vào bất cứ gia đình người Việt nào cũng như khi đặt chân vào các cửa hàng buôn bán dù là to hay nhỏ thì bạn cũng đều bắt gặp hình ảnh của ban thờ Thần Tài và Thổ Địa. Bởi ban thờ thường được đặt ngay phía ngoài của cửa ra vào nên chúng ta đều có ấn tượng. Việc cúng hai vị thần linh này hầu như ai cũng biết nhưng biết đến đâu và thực hiện việc cúng như thế nào để theo đúng phong tục chuẩn nhất cũng như có thể thu hút nhiều tài lộc hơn thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt có nhiều điều cần chú ý về cách cúng thần tài thổ địa là rất ít người biết được. Ngay dưới đây là những điều cần chú ý về vấn đề này mà bạn nên biết.

Lễ vật cúng thần tại thổ địa
Lễ vật cúng thần tại thổ địa | bàn thờ ông địa thần tài, bàn thờ ông địa, bàn thờ thần tài, ban thần tài, ông địa thần tài, cách đặt bàn thờ ông địa, cách đặt ông địa thần tài đúng vị trí, cúng ông địa thần tài, bàn thờ thần tài đẹp, cách bài trí bàn thờ ông địa

Tìm hiểu về hình tượng của Thần Tài – Thổ Địa

Hình tượng của 2 vị thần linh là Thần Tài và Thổ Địa từ xưa cho đến nay đã quá quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam bởi 2 vị thần này luôn xuất hiện cùng nhau và được thờ chung trong cùng một ban thờ. Ý nghĩa của Thần Tài và Thổ Địa là 2 vị thần linh sẽ mang đến cho con người sự bảo vệ, che chở, bình an khi sống tại một vùng đất nào đó và sẽ gặp thật nhiều tài lộc, may mắn trong công việc kinh doanh, làm ăn thăng tiến.

Bất cứ lúc nào chúng ta muốn thu hái những thành công về tài lộc, may mắn, vượng phát thì đều cần đến sự giúp đỡ của 2 vị thần linh này. Dù thường xuyên cúng lễ các ngài nhưng không phải ai cũng biết đến hình tượng của 2 vị.

Theo các tài liệu từ xưa để lại thì tuy là 1 vị thần nhưng hình tượng của Thần Tài lại được xem là đại diện chung cho 5 vị khác nhau đó là Hắc – Thanh – Bạch – Xích và Hoàng Thần Tài, trong số đó thì Hoàng Thần Tài là vị thần có vai trò chủ chốt, quan trọng nhất.

Còn về Thổ Địa thì hình tượng của ông cũng mang tính đại diện cho 5 ông khác đó là Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế. Mỗi ông lại tượng trưng cho một khu vực đất đai khác nhau mà mình cai quản nên khi chuyển đến địa điểm mới nào thì bạn cũng đều cần sự trợ giúp, che chở của các ông.

>> Có thể bạn quan tâm:

Cúng Thần Tài – Thổ Địa vào những ngày nào trong năm?

Theo quan niệm dân gian từ xưa của người Việt thì cúng Thần Tài – Thổ Địa không giống như một số phong tục cúng khác bởi bạn có thể cúng lễ các vị thần linh này vào rất nhiều ngày trong một năm, cụ thể như:

  • Cúng hàng ngày

Nếu bạn là người làm ăn buôn bán cần phải cầu xin điều gì đó với các Ngài thì bạn có thể thực hiện việc thắp hương hàng ngày vào khung giờ từ 6 – 7h sáng và từ 6 – 7h tối. Mỗi lần thắp hương chỉ nên đốt 5 nén nhang và cần phải thay nước trên bàn thờ trước khi thắp.

Lễ vật trong mâm cúng hàng ngày cũng không cần quá cầu kỳ, chỉ cần có hoa tươi, bánh kẹo, nước, trái cây là được.

Ngày mùng 1 và ngày rằm là những ngày cúng lễ quen thuộc trong 1 tháng của người Việt nên vào ngày này bạn cũng thực hiện việc cúng lễ cho Thần Tài – Thổ Địa. Giờ thắp hương cũng nên tiến hành vào khung giờ từ 6 – 7h sáng và 6 – 7h tối bởi theo quan niệm xưa thì hai giờ này là giờ hoàng đạo cho việc cầu xin, khấn vái.

Vào ngày mùng 1 và 15 thì bạn cần sắm sửa các lễ vật trên bàn thờ như hoa tươi, đĩa trái cây với 5 loại khác nhau, trà, nước, bánh kẹo, thuốc lá, rượu. Có nhiều nhà cẩn thận hơn còn cúng xôi, chè.

  • Cúng ngày vía Thần Tài

Đối với người Việt thì ngày vía Thần Tài rơi vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm là một ngày đặc biệt trọng đại. Vào ngày này bạn cần phải chuẩn bị lễ vật trên ban thờ thịnh soạn hơn, cẩn thận hơn với bộ tiền vàng mã, rượu, nước, lọ hoa tươi, đĩa trái cây, trầu cau, bộ tam sên, thịt heo quay, gà trống luộc, bánh kẹo…

>> Có thể bạn quan tâm:

Cách cúng thần tài thổ địa và những điều bạn cần chú ý

Trong những ngày thực hiện việc cúng Thần Tài – Thổ Địa thì bạn cần phải chú ý tới các điều sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ các đồ đựng nước trước khi thay và không rót nước vào ly quá đầy
  • Vào ngày mùng 1, 15 và mùng 10 tháng Giêng thì cần thực hiện việc lau dọn bàn thờ cẩn thận bằng nước lá bưởi pha chung với chút rượu và nước sạch. Cần phải dùng riêng một chiếc khăn sạch chuyên để lau ban thờ
  • Lễ vật trên ban thờ cần phải được bày biện một cách gọn gàng, đẹp mắt

Trên đây là những điều mà bạn cần chú ý về cách cúng thần tài thổ địa. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này thì hãy truy cập vào địa chỉ website của chúng tôi.

[ lễ vật cúng thần tài thổ địa | cách bố trí bàn thờ ông địa, thờ thần tài, ban tho ong dia, ông thần tài thổ địa, cách đặt thần tài thổ địa, cách đặt bàn thờ thần tài, ban thờ thần tài, bài vị thần tài, ban thần tài đẹp, cách thờ ông địa, thờ ông địa, bàn thờ ông địa đẹp, vị trí đặt bàn thờ ông địa, cách đặt ông thần tài, đặt ông thần tài bên trái hay bên phải, cách bài trí bàn thờ thần tài | ngày vía thần tài ]