Tết Nguyên Đán có rất nhiều phong tục truyền thống có ý nghĩa sâu sắc của người Việt diễn ra nhằm cầu mong một năm mới bình an.
Nội Dung Chính
- 1 Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
- 2 Thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán
- 3 Các phong tục thường thấy dịp Tết Nguyên Đán của người Việt
- 3.1 Cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp
- 3.2 Lau dọn nhà đón Tết
- 3.3 Gói bánh chưng bánh tét Tết Nguyên Đán
- 3.4 Chơi hoa cây kiểng Tết
- 3.5 Bày mâm ngũ quả bàn thờ Tết
- 3.6 Thăm mộ tổ tiên, tảo mộ
- 3.7 Cúng Tất Niên chiều 29, 30 Tết
- 3.8 Cúng giao thừa đón giao thừa
- 3.9 Xông đất đầu năm mới
- 3.10 Xuất hành may mắn
- 3.11 Hái lộc
- 3.12 Xin chữ đầu năm
- 3.13 Dựng cây nêu may mắn trừ tà
- 3.14 Lễ chùa đầu năm
Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
Với người Việt Tết Nguyên Đán là thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới Âm lịch. Ngoài ra dịp lễ cổ truyền này còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh, văn hóa. Theo quan niệm đây là khoảng thời gian trời đất có sự giao hòa và con người trở nên gần với thần linh.
Tết là dịp để người người nhà nhà bày tỏ lòng thành kính đến các vị thần linh. Dâng lễ mời gia tiên về ăn Tết cùng con cháu. Cùng cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, công việc suôn sẻ, sức khỏe viên mãn.
Khi Tết đến các thành viên trong gia đình dù ở đâu xa bận bịu công việc thế nào cũng đều trở về sum họp bên nhau. Bỏ qua cho nhau mọi sai lầm phiền muộn, chia sẻ khoảnh khắc năm mới cùng nhau thăm hỏi người thân, họ hàng, mừng tuổi, đi lễ đầu năm cầu may mắn.
Vì dịp Tết được nghỉ dìa nên người Việt có nhiều phong tục truyền thống đẹp, nhằm đem lại sự may mắn niềm vui vào dịp này như đi chùa, mừng tuổi, dọn nhà, mua sắm đồ mới,… cùng tìm hiểu các phong tục trong ngày Tết cùng dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm nhé.
Thời gian diễn ra Tết Nguyên Đán
Dịp Tết Nguyên Đán là ngày lễ quan trọng nhất đối với người dân Việt Nam và một số đất nước Châu Á.
Lịch đón Tết Nguyên Đán được tính theo âm lịch. Theo quy luật 3 năm nhuận một tháng âm lịch, nên ngày đầu năm 1/1 âm không bao giờ trước ngày 21/1 dương lịch và sau ngày 19/2 dương lịch. Tết Nguyên Đán sẽ diễn ra trong khoảng đó.
Thời gian Tết Nguyên Đán kéo dài trong khoảng từ 23 tháng Chạp cho tới mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Nhiều nơi thoải mái sẽ ăn chơi vui tết cho tới tận rằm.
Các phong tục thường thấy dịp Tết Nguyên Đán của người Việt
Mỗi khi Tết đến xuân về mọi nhà đề tất bật chuẩn bị cho một mùa Tết đầy đủ. Nhanh chsong thu xếp công việc để qua một bên để ăn chơi xong Tết. Các phong tục dịp Tết của người Việt rất đa dạng và luôn mang ý nghĩa cầu mong may mắn bình an, tưởng nhớ gia tiên, tạ ơn thần linh.
Cúng ông Công ông Táo 23 tháng Chạp
Cúng Ông Táo 23 tháng Chạp được coi là ngày mở đầu cho dịp Tết Nguyên Đán. Vào dịp này tương truyền các ông Táo bà Táo sẽ cưỡi cá chép lên thiên đình bẩm báo mọi sự việc trong nhà một năm qua cho thần linh soi xét.
Nhà nhà làm lễ cúng để tạ ơn các vị thần bếp đã phù hộ cho gia đình luôn ấm cúng, no đủ, tránh được ma quỷ, mọi người bình an. Cũng là xin trước các vị châm chước bỏ qua những sai phạm lỗi lầm của gia đình trong năm vừa qua trước khi lên trình báo lại với thiên đình.
Vào đêm giao thừa gia đình sẽ làm lễ cúng đón ba vị này quay về tiếp tục cai quản bếp núc, bếp lửa cho năm mới đến.
Lau dọn nhà đón Tết
Dịp Tết mọi nhà thưởng tổng vệ sinh nhà cửa sân ngõ sạch sẽ để đón thần linh và gia tiên về ăn Tết cùng gia đình. Dọn dẹp sạch sẽ trang trí nhà cửa thêm phần hào hứng cho mùa Tết sắp đến gần.
Việc dọn nhà đón Tết các gia đình thường tiến hành từ khoảng 23 tháng Chạp cho tới Tết. Vào dịp dọn dẹp mọi người sẽ xông trầm hương, treo bó lá xông cho không gian nhà cửa được khử uế trừ tà, mang lại cảm giác nhẹ nhàng thanh tịnh chuẩn bị đón năm mới.
Gói bánh chưng bánh tét Tết Nguyên Đán
Bánh chưng bánh tét là loại bánh truyền thống người Việt có từ thời vua Hùng hoang sơ. Loại bánh này không thể thiếu trong các dịp lễ đặc biệt của người Việt và đặc biệt là Tết Nguyên Đán.
Mọi người quay quần gói bánh, gửi gắm tinh túy trời đất năm qua thu hoạch được vào từng chiếc bánh. Để rồi cùng nhau ngồi bên lò bánh đỏ lửa xuyên đêm 28 29 Tết hàn huyên tâm sự cùng nhau chuyện một năm qua.
Bàn thờ mọi nhà vào ngày Tết luôn luôn phải có thờ hai loại bánh này. Người miền Bắc cúng bánh chưng, người miền Trung và miền Nam dùng bánh tét.
Chơi hoa cây kiểng Tết
Mùa xuân là mùa muôn loài cây đâm cồi nảy lộc, muôn hoa khoe sắc. Để trang trí nhà cửa thêm vẻ đẹp tươi thắm, thơm hương thì nhà nào cũng sẽ mua hoa, cây kiểng chưng Tết cho đẹp mắt.
Miền Bắc hoa đào khắp mọi nẻo đường nhà nhà. Miền trung miền Nam thì đâu đâu cũng sắc vàng tươi hoa mai. Cùng vô vàn các loại hoa cây kiểng chưng Tết khác như lan, ly, cúc vạn thọ, lay ơn, thủy tiên, cẩm chướng, đồng tiền, hoa hồng hoa huệ, …. Các loại cây kiểng bonsai cũng được ưa chuộng như bưởi cảnh, đào tiên, táo cảnh, lựu cảnh,….
Những cây và hoa được mọi người mua về trang trí từ trong nhà ra ngoài sân để chào đón, chúc mừng năm mới tươi vui.
Bày mâm ngũ quả bàn thờ Tết
Mâm ngũ quả đã không còn xa lạ trong nhiều dịp thờ cúng. Chính vì vậy dịp Tết Nguyên Đán không thể thiếu mâm lễ này được. Tại cả ba miền đều bày trí mâm ngũ quả đẹp mắt, linh đình để chúc mừng năm mới đến.
Các loại quả dâng lên tạ ơn thần linh, gia tiên được lựa chọn kỹ lưỡng đẹp mắt, là những loại trái ngon nhất đẹp và ý nghĩa nhất. Cầu mong cho một năm mới no đủ hạnh phúc an khang.
Thăm mộ tổ tiên, tảo mộ
Cuối năm là thời điểm giao thoa đất trời âm dương, tưởng nhớ đến cội nguồn tổ tiên. Con cháu đi ra thăm mộ, dọn dẹp mộ phần cho tổ tiên sạch sẽ để đón năm mới. Mời các vị tổ tiên về ăn Tết chung vui cùng con cháu, phù hộ cho mọi người được may mắn, sức khỏe.
Cúng Tất Niên chiều 29, 30 Tết
Cúng Tất Niên coi như buổi cúng tổng kết năm cũ, mọi người cùng sum họp về thắp hương thần linh gia tiên. Cùng nhau ăn uống vui vẻ trước thời khắc cúng giao thừa đón năm mới.
Nhiều nơi cúng Tất niên trong khoảng từ 23 tháng Chạp cho tới chiều 30 Tết cúng khi nào cũng được. Cúng Tất niên được tổ chức ở cá quy mô công ty, nhà xưởng, văn phòng chứ không riêng gia đình. Chỉ nhằm tổng kết năm cũ chuẩn bị chào đón năm mới sắp tới.
Cúng giao thừa đón giao thừa
Giao thừa là thờ điểm năm cũ sang năm mới được mọi người hân hoan nóng lòng chờ đón. Ai cũng cho rằng bỏ hết các điều xui xẻo của năm cũ để đón những điều tốt đẹp của năm mới. Lễ cúng giao thừa được diễn ra ngoài trời và trong nhà, bạn nhớ chuẩn bị hai mâm lễ nhé.
Xông đất đầu năm mới
Đây là phong tục truyền thống của người Việt. Theo quan niệm ai là người đầu tiên sau giao thừa đến chúc Tết thì đó là người xông đất. Người xông đất có tuổi hợp gia chủ, khôi ngô, khéo ăn nói, sống tình cảm, công danh sự nghiệp viên mãn, gia đình hạnh phúc thì được cho là vận khí tốt cho nhà được xông đất và ngược lại.
Xuất hành may mắn
Sau thời điểm Giao thừa là ngày mùng một Tết người trong nhà sẽ chọn hướng tốt mau mắn hợp với bản mệnh để xuất hành du xuân hái lộc đem lại nhiều may mắn cho bản thân.
Hái lộc
Hái lộc đầu xuân là nét đẹp từ lâu người Việt nam vẫn duy trì. Để cầu may mắn, rước lộc rước tài vào nhà dịp đầu năm.
Xin chữ đầu năm
Người Việt có thói quen xin chữ thầy đồ vào dịp năm mới. Các chữ được xin thường là điều người xin mong muốn cầu cho năm mới như Tài, Lộc, Phát, Thọ, Khang, Phúc, An, Tâm, Đức,…. Đem về treo ở nhà làm kỉ niệm.
Dựng cây nêu may mắn trừ tà
Một số địa phương còn lưu giữ phong tục dựng cây nêu dịp Tết Nguyên Đán. Một cây tre cao treo tiền vàng mã, bùa trừ tà, tấm vải điều, cá chép giấy,… để xua đuổi ma quỷ và điều không may. Cây này được dựng ngày 23 Tết và gỡ xuống ngày mùng 6 Tết.
Chúc Tết và mừng tuổi
Vào đầu năm mới mọi người đi chúc Tết dòng họ, hàng xốm, người thân quen, thầy cô, sếp lớn,… Dành những lời chúc may mắn, mừng tuổi mới cho người già và con nít kèm theo phong bao đỏ lì xì may mắn.
Lễ chùa đầu năm
Đi lễ chùa đầu năm được rất đông người tham gia. Đây là nét đẹp tâm linh của người Việt cầu xin nhiều lộc và điềm lành. Cũng để tỏ lòng thành tâm với Phật pháp, tổ tiên.
Trên đây là tất cả thông tin về các phong tục dịp Tết Nguyên Đán đầu năm của người Việt. Mong rằng bạn có thể hiểu hơn về các phong tục truyền thống này. Và dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm chúc bạn và gia đình có một năm mới sắp đến nhiều phước lộc, may mắn. Tiếp tục tin tưởng ủng hộ Dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm trong các dịp cúng quan trọng của gia đình bạn nhé.