Đồ cúng cô hồn có ăn được không?

Giải đáp thắc mắc cúng cô hồn xong có ăn được không

Mỗi vùng miền khác nhau lại có phong tục tập quán riêng. Vấn đề cúng cô hồn xong có ăn được không cũng là vấn đề mà nhiều người không khỏi băn khoăn.

Cúng cô hồn diễn ra vào tháng 7 âm lịch hằng năm. Nó được coi là ngày cúng xá tội vong nhân. Chuẩn bị lễ cúng để bố thí cho những vong linh vất vưởng không người cúng kính. Nhưng nhiều người thắc mắc đồ cúng cô hồn xong có ăn được không? Hãy cùng tìm hiểu dưới bài viết này.

Đôi nét về tục lệ cúng cô hồn

Tục lệ cúng cô hồn là tục lệ lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ sau

Ở những vùng quê có lẽ mọi người hầu như đã quá quen thuộc vào lễ cúng cô hồn. Cúng cô hồn là nghi lễ cúng cho vong hồn sống lang thang. Theo tín ngưỡng của người Việt, con người có hai phần là phần hồn và thân xác.

Khi sống 2 phần hồn và xác hòa làm một. Khi chết đi, hồn sẽ rời khỏi xác. Theo thời gian, xác sẽ phân hủy, nhưng hồn sẽ luôn tồn tại. Có người may mắn được đầu thai sang kiếp mới, có linh hồn bị đày đọa, đày xuống địa ngục chịu cảnh muôn trùng gian khổ. Lại có linh hồn hóa làm quỷ đói, quấy nhiễu dương thế.

Cúng cô hồn bắt nguồn từ đất nước Trung Quốc, người xưa truyền tai nhau rằng, Diêm vương ra lệnh mở Quỷ Môn Quan vào tháng 7 âm lịch hằng năm để ma quỷ đói quay trở lại trần gian. Cho tới ngày rằm tháng bảy sẽ đóng cửa, vong hồn phải quay về địa ngục.

Cúng cô hồn mang ý nghĩa thương cảm, an ủi với những linh hồn khốn khổ. Mỗi năm chỉ có một cơ hội này để họ thụ hưởng đồ thờ cúng, hương hoa ở trần gian. Bên cạnh đó, các gia đình cũng mong muốn xua đi vận hạn, xui xẻo, cầu mong bình an đến với mọi người.

đồ cúng cô hồn xong có ăn được không
đồ cúng cô hồn xong có ăn được không

Đặt mâm cúng cô hồn trong nhà hay ngoài sân ở đâu hợp lý

Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ mang mâm cúng ra sân, mà không phải để trong nhà. Nhiều nơi còn có phong tục giật đồ. Tức là khi cúng xong, chủ nhà sẽ rải lễ vật cho mọi người đến giành giật. Càng nhiều người tới càng tốt. Coi như là lộc đã được cô hồn ăn hết và chủ nhà đã mua chuộc được họ, tránh bị quấy phá.

Vị trí đặt mâm cúng có gia đình đặt trên bàn, có nhà lại đặt sát mặt đất. Đồ cúng phải phơi bày ra ngoài, không bọc kín. Thời gian cúng tương đối lâu, thông thường sẽ phải đợi tàn hết nhàng mới xong.

Địa điểm cúng cô hồn được tổ chức ngoài trời, như ở ngoài sân, ngoài đường. Tuyệt đối bạn không nên bày biện cúng trong nhà. Thứ nhất, điều này sẽ tạo điều kiện cho vong hồn vất vưởng xâm nhập vào trong nhà, mang lại điềm xui cho gia đình sinh sống. Mặt khác, vong hồn cũng khó có thể vào nhận lễ vật. Đây cũng là hành vi thể hiện sự bất kính với gia tiên, thần linh.

Đồ cúng cô hồn xong có ăn được không?

Đồ cúng cô hồn xong có ăn được không

Cứ tới rằm tháng 7 là người người nhà nhà lại tổ chức cúng kiến đồ vật cho vong linh chưa được siêu thoát, lang bạt khắp trần gian. Đa phần là bánh kẹo, hoa quả, cháo,muối gạo. Không ít người sợ lãng phí, nhưng cũng lo lắng về mặt tâm linh, không biết liệu đồ cúng cô hồn xong có ăn được không, có phạm luật gì không?

Dưới góc nhìn vệ sinh, nhiều người cho rằng đồ cúng cô hồn, người nhà không nên ăn. Theo lý giải vì nhìn chung đồ ăn để ngoài trời lâu bị nguội lạnh. Chưa kể vị trí đặt thấp, ngay dưới sàn nên bụi bặm.

Có khi có cả côn trùng bu vào, nên khó có thể sạch sẽ. Nếu ăn vào không an toàn cho sức khỏe. Nếu muốn ăn, bạn nên cân nhắc nấu lại trước khi dùng, để đảm bảo an toàn. Còn đối với đồ ăn còn nguyên bao bì như bim bim, không bị dính bụi bẩn thì chủ nhà không nên vứt đi lãng phí.

Ở một vài nơi lại kiêng kị mang đồ cúng vào nhà, nhằm tránh việc vong quấy phá. Trong khi có địa phương họ vẫn giữ tục giật cô hồn. Theo quan niệm của người xưa, đông người tham gia chứng tỏ đã “mua chuộc” được cô hồn, an tâm vì không bị chúng tới quấy nhiễu.

Trong trường hợp không có người tới cúng giật thì sẽ bỏ đồ cúng vào túi và phân phát hết cho những người xung quanh. Đặc biệt là trẻ em, người ăn xin, người lang thang cơ nhỡ, không nơi nương tựa dung thân. Tóm lại, đồ cúng cô hồn xong có ăn được không còn tùy thuộc vào gia chủ.

Thời điểm nên cúng cô hồn

Thời gian thực hiện nghi lễ cúng cô hồn

Cúng cô hồn là nghi lễ truyền thống được gìn giữ từ bao đời nay. Thậm chí, tháng bảy âm lịch còn được dân gian gọi là tháng cô hồn, hay tháng của người âm. Thời kỳ cửa ngục mở cửa để các oan hồn có thể trở về trần gian.

Lễ cúng cô hồn có thể thực hiện trong hết tháng 7. Khác với lễ cúng thôi nôi, cúng đầy tháng, không có thời gian quy định cụ thể phải cúng vào ngày nào. Cụ thể sẽ do chủ nhà tự sắp xếp, miễn là trong tháng 7 âm. Nếu muốn, bạn có thể lựa chọn ngày tốt để cúng, nhưng điều này không bắt buộc.

Theo các chuyên gia về lĩnh vực tâm linh, phong thủy cho rằng nên cúng vào cô hồn vào buổi tối. Sở dĩ như vậy vì, vào ban ngày có mặt trời chiếu sáng mạnh. Trong khi cô hồn vô cùng sợ ánh sáng sẽ bị hồn siêu phách tán, nên không dám lên đón nhận vật. Còn xét theo thuyết ngũ hành có câu âm thịnh dương suy. Bóng tối là lúc vong hồn hoạt động mạnh, khung giờ lý tưởng từ 17-19h.

Đối với những gia đình cúng cô hồn vào đúng ngày 15 là lễ vu lan. Với ý nghĩa là cầu siêu, báo hiếu ông bà tổ tiên, nên cần cúng Phật, cúng thần linh, tổ tiên trước, rồi mới tới lễ cúng cô hồn vào trước 12 giờ trưa.

Hướng dẫn chuẩn bị đồ cúng cô hồn cần gồm những gì

Đồ cúng cô hồn cần săm sửa những lễ vật gì

Hãy cùng điểm qua sự khác biệt giữa những mâm cúng khác với mâm cúng cô hồn, xem có gì đặc biệt.

Mâm lễ cúng cô hồn cơ bản

Tùy theo phong tục của từng địa phương sẽ yêu cầu mâm cúng cô hồn có sự khác nhau. Về cơ bản thường gồm những vật phẩm sau:

  • 1 đĩa muối hạt và 1 đĩa gạo
  • Nấu nồi cháo trắng loãng, chia thành 12 chén nhỏ. Đây là lễ vật mà các cô hồn rất thích. Vì cổ họng bé, chỉ ăn được món cháo loãng và nước.
  • 12 cục đường thẻ nhỏ
  • Giấy áo, tiền vàng
  • Mía cắt khúc dài 15cm, để nguyên vỏ
  • Bánh, kẹo, tiền mặt các loại mệnh giá
  • Bỏng ngô, bim bim là những thức cúng dành cho vong hồn cô nhi, em bé. Còn khoai, sắn luộc chín có thể giúp vong hồn no lâu.
  • Trái cây ngũ sắc tươi mọng, không thối nát
  • Hoa tươi là thành phần không thể thiếu của bất kỳ mâm cúng nào. Hầu hết mâm cúng cô hồn sử dụng hoa cúc vàng
  • 3 ly rượu, 3 ly nước
  • 3 cây nhang, 2 ngọn nến. Đèn nến được xem là yếu tố hỏa giúp kết nối con người với thế giới tâm linh. Vì vậy, trước khi khấn bái, người chủ trì lễ cúng cần đốt nhang thì mới mời gọi được vong hồn về thụ hưởng lễ vật.

Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh của gia chủ có thể chuẩn bị lễ vật cúng đa dạng. Trong buổi lễ, gia chủ sẽ rắc muối, gạo, vẩy cháo trắng khắp 4 phương tám hướng để phân bán tới các cô hồn. Không nên sắp sửa lễ vật mặn là gà, thịt, sẽ làm dấy lên lòng tham, sân, si của vong hồn, khiến họ không chịu siêu thoát khỏi cửa ải trần gian.

Sau khi thực hiện xong xuôi nghi lễ cúng cô hồn, gia chủ đốt vàng mã tại chỗ để cô hồn nhận và đi ngay. Tránh bị chúng ở lại, lẩn quẩn quấy quả. Tiền vàng cúng cho cô hồn để họ tiêu, làm lộ phí đi đường.

Cách bày trí mâm cúng cô hồn

Cách bày trí mâm cúng cô hồn đẹp, đúng phong thủy

  • Mâm cúng tương đối đơn giản, không quá cầu kỳ, nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh. Tuy nhhiên, cách bày biện cũng cần gọn gàng, vừa mắt, không lộn xộn, tùy tiện. Mâm cúng đúng chuẩn sẽ được hướng dẫn chi tiết ngay dưới đây:
  • – Bát lư hương tại vị trí trung tâm, phía trước mâm cúng. Đèn, nến, hương đặt cạnh
  • – Chén gạo, muối đặt 2 bên
  • – Ly rượu, ly nước đặt phía sau bát lư nhang
  • – Cháo, chè, xôi bày biện theo hàng dọc với bàn hình chữ nhật. Hay bày xung quanh nếu là mâm hình tròn.
  • – Hoa tươi và trái cây áp dụng đúng theo quy tắc Đông bình, Tây quả. Nghĩa là lọ hoa đê ở phía đông, ngược lại đĩa hoa quả ở phía Tây.
  • – Đặt giấy cúng, vàng mã, 6 bộ chén đũa vào khu vực còn trống trên mâm cúng sao cho cân đối

Một số điều cần lưu ý khi thực hiện nghi lễ cúng cô hồn

– Thời gian cúng cô hồn không nên cho trẻ, bà bầu, người già, người yếu bóng vía tập trung tại khu làm lễ. Phòng ngừa các vong hồn trêu chọc, quấy phá. Hơn nữa, chúng ta đều biết là tàn nhang cũng rất độc, có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

– Không nên có người đứng chắn ngang cửa ra vào, chắn lối đi của cô hồn vào hưởng thụ lễ vật.

– Khi mua lễ vật, tiền vàng chú ý tối thiểu số lượng từ 15 lễ trở lên. Quần áo chúng sinh nên chuẩn bị ít nhất từ 20-50 bộ các loại.

Dịch vụ soạn mâm cúng cô hồn chu đáo, chất lượng

Dịch vụ soạn mâm cúng cô hồn chu đáo, chất lượng

Trong trường hợp, bạn không có nhiều thời gian dư dả. Việc mua sắm, tự tay chuẩn bị lễ vật khiến bạn không khỏi đau đầu và tốn công sức. Với các gia đình trẻ, không có nhiều kinh nghiệm cho việc chuẩn bị lễ vật cúng bái. Bạn cũng đừng lo, hãy để Đồ Cúng Nhân Tâm giúp đỡ bạn.

Đơn vị chuyên cung cấp mâm cúng trọn gói. Khách hàng có thể yêu cầu lễ vật theo điều kiện, cũng như mong muốn của mình. Tất cả đều được Đồ Cúng Nhân Tâm đáp ứng. Thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, trang trí đẹp mắt, tuân thủ yếu tố phong thủy, tập tục truyền thống.

Dịch vụ chuyên nghiệp, giao hàng tận nhà, đúng thời gian cam kết. Báo giá mâm cúng cô hồn tốt nhất, không phát sinh chi phí khác.

Những thông tin trên, hy vọng có thể giúp mọi người lý giải cho thắc mắc cúng cô hồn xong có ăn được không? Mọi thắc mắc, quý khách xin vui lòng liên hệ Đồ Cúng Nhân Tâm để được hỗ trợ kịp thời.