Với hướng dẫn cách làm các món nhậu đơn giản sau đây, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian mà vẫn có ngay thực đơn nhâm nhi cho ông xã và bạn bè.
Trong thực đơn món ngon của gia đình, bạn chắc chắn sẽ không thể thiếu các món nhậu. Mua đồ nhậu bên ngoài về có thể nhanh gọn nhưng giá cả đắt đỏ mà lại không yên tâm về vấn đề vệ sinh. Vậy thì tại sao chị em chúng ta không vào bếp ngay hôm nay để trổ tài đảm đang và lên một thực đơn nhậu thật hấp dẫn cho anh xã và bạn bè của mình nhỉ! Sau đây là cách làm các món nhậu đơn giản tại nhà cho bạn để có một bữa tiệc thú vị nhé.
Nội Dung Chính
1. Cách làm Cá lóc nướng trui gây thương nhớ
Cá lóc nướng trui tuy là món ăn dân dã đậm chất sông nước của miền Tây Nam Bộ nhưng “danh tiếng” của nó lại phủ sóng khắp mọi miền đất nước. Vị ngọt của các lóc quyện với rau sống và chấm cùng nước chấm đặc trưng mang đến sự hấp dẫn mà bất kỳ ai cũng khó lòng cưỡng lại. Hãy cùng Nhân Tâm vào bếp thực hiện ngay cách làm cá lóc nướng trui hệt người miền Tây nhé!
Cá lóc còn có tên gọi khác là cá chuối hay cá quả. Thịt cá lóc lành tính, có vịt ngọt nên thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon như: Cá lóc nấu canh chua, cá lóc kho tộ, gỏi xoài khô cá lóc… Đặc biệt nhất chính là cá lóc nướng trui.
Cách chọn cá lóc ngon
Để có được món ăn từ các lóc ngon, bạn nên chọn những con cá lóc đồng. Cá lóc đồng là những con có vảy màu đen sậm do chúng sống dưới bùn lầy trong ao hồ, đầu thon nhọn, nhỏ, thân hình ốm nhưng rắn chắc và nhiều xương. Còn cá lóc nuôi là những con cá màu xám, do chúng được nuôi nhân tạo, thường xuyên bị nắng chiếu vào. Đầu có lóc nuôi sẽ to, tròn, có thân hình mập mạp, nhiều thịt.
Cách làm cá lóc nướng trui
Nguyên liệu món cá lóc nướng trui
- 2 con cá lóc đồng
- Rơm khô
- Bún tươi
- Bánh tráng
- Rau sống
- 50g đậu phộng
- Hành lá
Cách làm cá lóc nướng trui
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Hành lá bạn đem cắt gốc, rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ.
– Các loại rau sống bạn đem rửa sạch, để ráo.
– Đậu phộng bạn đem rang vàng rồi đãi sạch vỏ. Sau đó, giã nhỏ.
Bước 2: Làm mỡ hành
– Bạn cho chảo lên bếp, cho dầu ăn vào rồi đun cho dầu ăn sôi lên. Tiếp đến, bạn cho hành lá vào rồi dùng đũa đảo đều lên, bạn cho vào hành lá ít bột ngọt, muối rồi đảo đều lần nữa rồi tắt bếp. Bạn cho hành lá ra chén riêng.
Tự tay làm món mỡ hành thơm ngon, hấp dẫn chỉ với vài bước đơn giản (Ảnh: Internet)
Bước 3: Nướng cá lóc
– Cá lóc bạn mua về, đem rửa sạch để nguyên con không cần đánh vảy hay làm sạch ruột. Bạn dùng que dài xiên dọc thân cá từ miệng đến đuôi rồi cắm xuống đất. Tiếp đến, bạn dùng rơm khô phủ kín cá rồi đốt lửa. Liên tục nướng cá và cho rơm vào, nướng đến khi cá chín là được.
Cá lóc nướng trui món ngon đặc sản của người dân miền Tây (Ảnh: Internet)
Bước 4: Trình bày
– Sau khi chín, bạn cạo sạch lớp vảy cháy đen rồi đặt cá vào đĩa. Dùng dao rọc đường dài từ trên xuống theo sống lưng của cá, rồi rẽ thịt cá sang 2 bên. Tiếp đến, bạn rưới mỡ hành và đậu phộng rang lên và trình bày cùng với các loại rau là hoàn thành rồi đấy!
Cá lóc nướng trui gây thương nhớ (Ảnh: Internet)
Với món cá lóc nướng trui này, bạn phải chấm cùng với nước mắm me mới đúng chuẩn. Nhưng bạn cũng có thể ăn kèm với nước mắm chua ngọt đều được. Sau đây, cùng nhau thực hiện 2 loại nước chấm này nhé!
Cách làm Nước chấm cá lóc nướng trui
- Nước mắm me
- Nguyên liệu nước mắm me
- 1 vắt me
- Nước mắm
- Đường
- Tiêu
- Ớt
Cách làm nước mắm me
Bước 1: Bạn cho me vào chén, cho nước ấm vào ngâm me. Dùng muỗng dầm me rồi lọc lấy nước cốt me sền sệt.
Bước 2: Tiếp đến, bạn cho đường, nước mắm vào cho vừa ăn.
Bước 3: Cuối cùng, cho ớt cắt lát và đậu phộng giã nhỏ vao là được.
Ăn cá lóc nước trui kèm với nước mắm me (Ảnh: Internet)
Cách làm Nước mắm chua ngọt
- Nguyên liệu
- 5 muỗng nước mắm
- 2 muỗng đường cát
- ½ muỗng bột ngọt
- 1 nhánh gừng
- 2 tép tỏi
- 1 trái ớt tươi
- 1 trái chanh
Cách làm nước chấm chua ngọt
Bước 1: Gừng tươi bạn đem cạo vỏ, rửa sạch rồi thái sợi. Tỏi và ớt bạn đem băm nhỏ.
Bước 2: Bạn cho nước ấm vào tô rồi cho các loại gia vị đã chuẩn bị gồm đường, bột ngọt cùng nước cốt chanh vào. Sau đó, khuấy đều lên rồi cho gừng cắt sợi, tỏi ớt băm vào.
Bước 3: Cuối cùng, bạn cho nước mắm vào và đánh tan gia vị. Nêm nếm cho vừa ăn là hoàn thành.
Nước mắm chua ngọt đậm đà, dễ làm (Ảnh: Internet)
Cá lóc nướng trui ăn với rau gì?
Cá lóc nướng trui với lớp thịt cá trắng ngần, lớp da thơm phức thoang thoảng mùi thơm của rơm rạ cuộn với rau sống, bún tươi và chấm với mắm me thì quả thật là mỹ thực, ăn mãi không chán. Ăn kèm với cá lóc nướng trui phải là các loại rau như chuối chát, thơm, cà tím, xà lách, dưa leo, húng lủi, tía tô… Món ăn này vừa cũng có thể thay thế bữa chính nữa đấy!
Rau sống ăn kèm làm món ăn không ngán (Ảnh: Internet)
Với cách làm cá lóc nướng trui đơn giản như trên, Nấu Tiệc Nhân Tâm chúc bạn sẽ mang đến cho gia đình bữa ăn hấp dẫn nhé!
2. Cách làm Chim cút chiên ngũ vị hương
Nguyên liệu cần chuẩn bị cho món chim cút chiên ngũ vị
– Chim cút: 6 con
– Cà chua: 2 quả
– Rau xà lách: 1 bó
– Hành tây: 2 củ
– Tỏi băm, ngũ vị hương, mật ong, dầu hào, giấm
– Muối, tiêu, nước mắm…
Các bước thực hiện chim cút chiên ngũ vị
– Bước 1: Nhổ lông, rửa sạch với nước muối pha loãng và chặt chim cút thành đôi. Sau đó, đem ướp với các gia vị đã chuẩn bị trong vòng 30 phút.
– Bước 2: Chiên ngập chim cút trong chảo dầu lớn. Khi thịt chín đều 2 mặt, bạn gắp ra dĩa có lót sẵn giấy thấm dầu.
– Bước 3: Cho xà lách, hành tây đã được làm sạch cùng cà chua đã được thái lát mỏng lên một dĩa khác. Sau đó, xếp chim cút đã được chiên chín lên trên và dọn ra thưởng thức khi còn nóng.
3. Mực nướng sa tế
Với món mực nướng sa tế, bạn cần chuẩn bị 1 con mực đã làm sạch, 1 thìa canh sa tế, 1 thìa canh sả băm, 2 tép tỏi băm, 1 củ hành tím băm, 1 thìa café mật ong, 1 thìa café dầu, 1 thìa café dầu ăn, 1 chút tiêu, 1 thìa canh dầu hào, 1 thìa canh nước tương.
Cách làm mực nướng sa tế:
Bạn đem cho tất cả các loại gia vị phía trên vào trong chén, trộn lên. Mực rửa sạch khứa xéo và đem ướp trong 30 phút để cho ngấm gia vị. Tiếp theo đem lấy cây xiên thịt đem xiên 1 đầu mực, đem nướng mực để không bị cong. Xếp mực ra vỉ và chuẩn bị là nướng đã làm nóng trước 10 phút ở 180 độ C. Sau đó đem cho vỉ mực vào và đem nướng trong 10 – 12 phút là chín. Cuối cùng, đem mực sa tế ra đĩa, trang trí xà lách với dưa leo lên. Khi ăn chấm cùng nước tương cay thì quá là hấp dẫn.
4. Cách làm lẩu ếch măng cay
Cách làm lẩu ếch đơn giản với thành phần chính là thịt ếch, măng chua, lá lốt, mùi tàu cùng 1 số nguyên liệu khác sẽ là món ăn vô cùng hấp dẫn cho gia đình ngày cuối tuần.
Nếu làm lẩu ếch lần đầu, hãy bắt đầu với cách nấu lẩu ếch đơn giản dưới đây sau đó chế biến nâng cao hơn bằng các cách sơ chế phức tạp trong những lần thực hiện tiếp theo.
Nguyên liệu
- Thịt ếch: 1kg
- Xương ống heo: 500g
- Măng củ: 500g
- Măng muối dấm ớt (măng cay): 100g
- Lá lốt: 5 mớ
- Mùi tàu: 3 mớ
- Tỏi, hành hoa, hành tươi, nghệ
- Rau muống, nấm các loại
- Sa tế: 1 lọ
- Đậu phụ, váng đậu
- Bún hoặc mì tôm ăn kèm
- Các gia vị thông thường
Sơ chế nguyên liệu
Ếch sống nhờ người bán làm hộ, mua về rửa lại thật sạch bằng nước rượu gừng hoặc nước chanh giấm. Nếu là ếch đồng bắt về thì bạn tham khảo cách làm thịt ếch tại đây. Nếu muốn thịt ếch có màu vàng đẹp mắt bạn có thể cho thêm 1 thìa bột nghệ vào nước rượu gừng. Thịt ếch khi chiên lên sẽ có màu vàng đẹp mắt.
Măng củ thái hình con chì, đem luộc 15 phút rồi rửa sạch cho bớt chua. Có thể làm lần 2 cho đến khi đạt yêu cầu.
Hành hoa, lá lốt rửa sạch, thái khúc.
Tỏi, hành khô bóc bỏ băm nhỏ.
Rau muống nhặt, rửa sạch cùng các loại nấm, để ráo, bày ra đĩa để nhúng lẩu.
- Xào ếch và măng
- chiên ếch
- Cho nhiều dầu ăn vào chảo, đun nóng già rồi thả thịt ếch vào chiên vàng, vớt ra.
Phi thơm hành tỏi băm trên 1 chiếc chảo khác sau đó cho ếch và măng vào xào.
Nêm thêm các gia vị: nước mắm, hạt nêm, mì chính, hạt tiêu. Đảo qua cho ếch ngấm gia vị rồi cho lá lốt, hành hoa, mùi tàu vào xào cùng. Xúc ếch ra đĩa.
Nấu nước dùng
Xương ống heo chặt miếng to, rửa sạch rồi luộc chần sơ qua 1 lần cho sạch. Ninh xương với 1 lượng nước vừa đủ khoảng 1 tiếng, thỉnh thoảng vớt lớp bọt nổi bên trên. Tiếp đó cho măng muối giấm ớt, nghệ đập dập, ớt tươi, hành tươi, nấm… vào. Nêm thêm các gia vị: bột canh, đường, nước mắm, bột nêm, mì chính, chút giấm trắng. Đun sôi, nêm nếm cho vừa vị. Đun thêm 5 phút là được.
Trình bày và thưởng thức
Đặt nồi lẩu lên bếp từ. Xếp rau muống, các loại nấm, đậu vụ, váng đậu, ếch xào, bún hoặc mì tôm… bên cạnh rồi nhúng lẩu để thưởng thức cùng gia đình.