Nội Dung Chính
Rằm tháng 7 là ngày gì? Cách cúng rằm tháng 7 trong nhà và ngoài trời chuẩn năm 2023
Nên tổ chức buổi lễ cúng rằm tháng 7 trong nhà và ngoài trời vào ngày nào năm 2023? Thời gian nào trong ngày là phù hợp nhất để buổi lễ được diễn ra đúng chuẩn và hợp với quy tắc trong Phật pháp nhất?
Hằng năm, buổi lễ cúng rằm tháng 7 luôn được diễn ra trên toàn đất nước Việt nam ta. Thế nhưng luôn có những thắc mắc được đặt ra vào những ngày trước khi buổi lễ diễn ra với mong muốn sự chuẩn bị cho mâm cúng được đầy đủ cùng những nghi thức cúng kính phải chính xác và phải phép nhất. Vậy cách cúng rằm tháng 7 vào ngày nào là phù hợp nhất?
Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào năm 2023?
Như chúng ta đã biết ngày rằm chính là ngày 15 âm lịch hàng tháng và lễ cúng Rằm thường được diễn ra vào đúng ngày đó. Tuy nhiên, vào ngày Rằm tháng bảy không bắt buộc phải được tổ chức vào đúng ngày 15/7 âm lịch mà có thể vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch trước ngày Rằm.
Theo dân gian, mọi người thường cúng Rằm tháng 7 vào các ngày từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch. Trong lễ cúng Rằm tháng 7 này, không nhất thiết phải chọn ngày đẹp chỉ cần có đầy đủ sự thành tâm và thời gian phù hợp là được.
Sở dĩ lễ cúng như vậy là do từ ngày xa xưa ông bà ta đã quan niệm cúng rằm tháng 7 vào ngày 2 – 14/7 âm lịch Diêm vương sẽ cho mở cửa Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về với dương giới, thụ hưởng những đồ vật mà người dân, người thân cúng tế.
Do đó, mọi người thường sẽ chuẩn bị các mâm lễ vật cúng rằm tháng 7 và mời thần linh, tổ tiên và những linh hồn người thân đã khuất về dùng cơm. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để cúng thực, bố thí cho các linh hồn vất vưởng, không nơi nương tựa.
Nên cúng Rằm tháng 7 vào thời điểm nào trong ngày?
Khi chọn ngày cúng bạn cần chắc chắn và phân biệt rõ ràng giữa lễ cúng gia tiên và lễ cúng cô hồn chúng sinh Rằm tháng 7. Đây là hai lễ cúng hoàn toàn không giống nhau.
Song ngày nay, có nhiều người đã gộp cúng gia tiên và cúng chúng sinh làm một nhưng đây là điều không được khuyên dùng. Có thể là vì cúng gia tiên cần làm lễ ở trong nhà trước bàn thờ tổ tiên thể hiện sự biết ơn, cảm tạ công lao to lớn đến cha ông, người thân đã khuất đặc biệt nên cúng vào ban ngày. Còn việc cúng chúng sinh (cô hồn) tháng 7 cần được thực hiện ở ngoài trời, có thể thực hiện ở chùa chiền. Buổi lễ cúng chúng sinh này nên được cúng vào buổi tối.
Cách chuẩn bị mâm lễ vật cúng Rằm tháng 7 trong nhà và ngoài trời
Mâm lễ vật cúng Rằm tháng 7 thường bao gồm 3 bàn cúng. Cúng Phật, cúng trong nhà và cúng ngoài sân (cúng chúng sinh). Một mâm lễ vật cúng thông thường thường có các món như: gà luộc, xôi đậu xanh, giò lụa, nem, canh miến,…
Với mâm cúng bàn Phật:
Đây là thờ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát, thường thấy ở hầu hết gia đình Việt Nam. Với những người theo đạo Phật, Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ lớn của năm. Đây cũng chính là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ sự tích tích đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ.
Mâm lễ vật cúng cho bàn cúng Phật khá đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm chay hoặc một mâm ngũ quả. Nếu có điều kiện, bạn có thể chuẩn bị cả mâm cơm chay cùng đĩa ngũ quả cho đầy đủ. Lễ cúng Phật thường được diễn ra vào ban ngày. Sau khi cúng xong, mọi người trong gia đình có thể thụ lộc tại gia.
Mâm cúng thứ hai là mâm cúng gia tiên đặt trong nhà:
Mâm cúng rằm tháng 7 trong nhà chính là mâm cúng các vị thần linh và gia tiên. Các lễ vật cúng thường thấy sẽ là món mặn. Mâm cúng gia tiên rằm tháng 7 trong nhà thường thấy sẽ bao gồm các món như xôi, gà luộc, tùy đặc trưng mỗi vùng miền mà món canh sẽ khác nhau, cơm, cá kho, món xào, món gỏi nộm,.. Thêm vào đó là trái cây, hoa cúng, nước, rượu cúng, nhang đèn, nến, giấy vàng mã và cả những món đồ tượng trưng như quần áo, giày dép,… dành cho người cõi âm. Điểm quan trọng nhất trong bất kể mâm lễ vật cúng nào đó chính là sự thành tâm, thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. Cần chuẩn bị mâm cúng trong nhà tươm tất, các món ăn sạch sẽ cũng những thực phẩm tươi sạch, không khô héo.
Mâm cúng cuối cùng chính là cúng cô hồn ngoài trời
Mâm cúng rằm tháng 7 ngoài trời này còn được gọi với những cái tên như mâm cúng chúng sinh hay mâm cúng cô hồn. Mục đích chính của mâm cúng Rằm ngoài trời chính là bố thí cho những cô hồn sa cơ thất thế, không nơi nương tựa, lạc mất người thân, gia thế. Thường thì buổi cúng cô hồn sẽ được thực hiện vào buổi chiều tối ngày 14/7 hoặc ngày 15/7 âm lịch. Bởi lẽ từ xa xưa người dân đã quan niệm đây là khoảng thời gian các vong hồn đang trên đường trở về địa ngục chính vì thế đây là khoảng thời gian thích hợp nhất để cúng bái.
Mâm cúng chúng sinh ngoài trời thường bao gồm các lễ vật như sau:
- Một đĩa muối gạo ( sau khi cúng xong sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng).
- 12 chén cháo trắng nấu loãng.
- 1 đĩa hoa ngũ quả.
- Các loại bánh, kẹo.
- 12 cục đường thẻ.
- Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…).
- Tiền trần (là tiền thật, thường là tiền lẻ) và vàng mã.
- 3 chung nước (hay 3 ly nhỏ ), nhang và nến.
Một lưu ý quan trọng của lễ cúng cô hồn đó chính là nên cúng chay. Theo quan niệm dân gian của ông bà ta, mâm lễ vật toàn đồ mặn sẽ khơi dậy tham, sân, si của các vong hồn. Chính vì lẽ đó mà không ít gia đình tổ chức mâm cúng chỉ sử dụng những món chay, để mong cầu sự thanh đạm nhưng vẫn thể hiện được sự thành kính.
Mâm cúng chúng sinh thường được đặt ngoài trời, khi cúng tiền vàng sẽ được rải đều trên bàn cúng thường được đặt phía trước lư hương. Bên cạnh đó không thể thiếu các loại nhang, trầm sử dụng trong các mâm cúng lễ để mỗi hướng Đông, Tây, Nam, Bắc 3-5 hoặc 7 cây nhang.
Sau khi chuẩn bị xong xuôi các đồ lễ, sẵn sàng cho buổi cúng lễ thì gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng. Chủ nhà nhìn ra đường và bắt đầu đọc văn khấn cúng chúng sinh.
Gia chủ chắp hai mu bàn tay vào nhau như chắp tay khấn gia tiên, sau khi đọc xong một đoạn thì thành tâm cúi người chắp tay ra đường.
Đọc đến đoạn cuối cùng thì chắp khấn 3 lần và hoàn tất buổi lễ. Sau khi hoàn tất lễ cúng cô hồn, gạo và muối được vãi ra sân hay ra đường, sau đó gia chủ sẽ là người đốt vàng mã.
Ở một số nơi còn xuất hiện hiện tượng giật cô hồn vì mọi người nơi đó quan niệm rằng càng có nhiều người đến giật thì sẽ càng nhận lại được nhiều lộc và đương nhiên đồ ăn giật được đều có thể được sử dụng ăn uống như thường, không phải lo lắng về chất lượng.
Trước khi kết thúc buổi cúng, chúng ta sẽ thường thấy gia chủ bê mâm lễ vật cúng bao gồm tiền lẻ, bỏng ngô, bánh nổ, khoai luộc, bánh, kẹo,… ra ngoài đường để trẻ con tranh nhau tham gia giật.
Một vài lưu ý khi cúng Rằm tháng 7 trong nhà và ngoài trời năm 2023
Để buổi cúng lễ được diễn ra đúng chuẩn với cách cúng rằm tháng 7 trong nhà và ngoài trời nhất từ trước tới nay bạn cần chú ý những lưu ý sau:
Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên, thần linh phải thực hiện trong nhà. Tuy nhiên, lễ cúng Phật cũng có thể được tổ chức tại chùa hay miếu,… Còn với lễ cúng chúng sinh sẽ được tổ chức ngoài trời thường thấy các gia đình tổ chức ở trước cửa chính hoặc cũng có thể tổ chức tại chùa tùy điều kiện mỗi gia đình.
Đĩa muối và gạo với mục đích trừ tà, đuổi vong hồn sẽ được rắc xung quanh sau khi tổ chức xong lễ chúng sinh. Khi rắc muối, gia chủ nên đứng phía bên trong nhà và tung muối gạo ra ngoài đường, tuyệt đối không tung ngược lại. Bởi vì theo dân gian tung ngược lại chính là rước các vong linh lang thang vào nhà, đây là việc cấm kỵ vì không tốt cho gia đình.
Một điều nữa cần lưu ý chính là đối với các gia đình thờ Phật thì nên lưu ý đến vị trí các mâm cúng cho phải phép. Mâm cúng Phật sẽ nằm ở vị trí cao nhất, thấp hơn chính là mâm cúng thần linh và cuối cùng là mâm cúng ở vị trí thấp nhất, mâm cúng các bậc tổ tiên, những người thân đã khuất nhưng được cải mộ.
Nếu bạn không muốn khi khấn vái thiếu sót những cái tên bạn muốn cầu khấn, hãy ghi rõ tên của những người cần cúng tế lên giấy. Đồng thời đọc văn khấn thần linh, thổ địa trước rồi mới khấn rõ ràng tên của các hương hồn đã chuẩn bị trên giấy.
Sau khi cúng chúng sinh xong, gia chủ nên đốt đồ mã ngay tại chỗ để các vong hồn lang thang nhận và đi ngay.
Gia chủ cần thực hiện nghi thức rắc muối gạo ra xa 8 hướng bố thí và tiễn vong.
Một điều cần chú ý nữa chính là, không nên cho trẻ con, phụ nữ mang thai và người già có mặt khi thực hiện lễ cúng chúng sinh vì dễ bị cô hồn trêu chọc.
Lựa chọn địa điểm cung cấp lễ vật cúng Rằm tháng 7 2023 phù hợp nhất
Khi đến với Đồ Cúng Nhân Tâm, gia chủ sẽ nhận được sự chăm chút trọn bộ từ khâu tư vấn khách hàng, đến việc giao hàng tận nơi, sắp xếp các mâm lễ vật cúng đúng với Phật pháp nhất. Ngoài ra, với những ưu đãi về giá cũng sẽ khiến gia chủ hài lòng. Vì không chỉ nhận được các dịch vụ giá rẻ mà chất lượng sản phẩm mà Đồ Cúng Nhân Tâm mang đến lại vô cùng tốt, với những nguyên vật liệu có nguồn gốc rõ ràng, tươi sống.
Bên cạnh đó, Đồ Cúng Nhân Tâm cũng sẽ chuẩn bị sẵn cho gia chủ những bài văn khấn phù hợp và rõ ràng giúp gia chủ không lúng túng trong lúc cúng bái.
Chắc chắn đây sẽ là nơi cung cấp lễ vật cúng cho ngày rằm tháng 7 uy tín và chất lượng nhất mà gia chủ nên lựa chọn!