Bột tàn mì là gì, bột tàn mì làm bánh gì ngon

Bột Tàn Mì Là Gì?

Bột tàn mì là bột ? Hay còn gọi là Wheat Starch, chắn hẵn đây là nguyên liệu mà nhiều bạn còn chưa biết là gì, và chính vì thế mà hôm nay Nấu Tiệc Nhân Tâm sẽ chia sẽ cho bạn những kiến thức, những công dụng của nó.

Bột tàn mì (wheat starch) có thể dùng để làm một số món bánh hay món ăn, chẳng hạn làm há cảo hay là các loại bánh dùng wheat starch. Cũng có thể dùng để giúp nhân đậu xanh được đủ độ “đứng” khi sên nhân bánh nướng.

Đôi khi ngoài chợ bán loại bao bì viết tên không hoàn toàn chính xác, khiến cho các bạn khi mua sẽ bị nhầm. Tốt nhất là đừng chỉ xem theo tên viết ngoài bao bì mà hãy phân biệt theo cách sau đây thì sẽ không bao giờ bị lầm lẫn.

Bột bánh dẻo (bột nếp rang) có mầu hơi ngà, hạt nhám và dính tay, có mùi thơm

Bột wheat starch, bột tàn mì có mầu trắng tinh, hạt thật mịn trơn láng, không có mùi thơm

Bột tàn mì làm bánh gì ngon

Công dụng của bột tàn mì

Bột tàn mì = Wheat Starch = bột mỳ tinh (Tinh bột mỳ) = tức là bột mì đã loại bỏ gluten, cho chất bột mịn, dai và trắng tinh, không có mùi thơm.
Bột khi hấp lên có độ mềm dai và trong rất đặc sắc, chị em nào làm Há Cảo hay Bánh Phở nhất định không được thiếu bột này để có thành phẩm dai ngon nhất. Chị nào muốn làm bún, phở với dụng cụ làm bún cầm tay, rất nên thêm bột này vào cùng với bột gạo và bột năng, đảm bảo thành phẩm trắng và dai.
Bột được cất giữ nơi thoáng mát, tránh ẩm (không bỏ vào tủ lạnh), vì bột không mùi không vị nên tránh được kiến chuột nhưng mối thì rất dễ có nên cần đậy cẩn thận.
Bột khi nướng còn tăng thêm độ giòn xốp, nở cho thành phẩm bánh nên được thêm vào trong công thức bánh pía, bông lan.

Một số ứng dụng của bột tàn mì

Với bột này thì khi bạn làm bánh phở và há cảo sẽ giúp bánh cứng hơn và trong hơn.

Dùng là bánh phở

400gr bột gạo
30gr bột năng
30gr bột tàn mì (làm bánh phở dai)
15gr bột nếp
1 lít nước hoặc hơn 1 chút
¼ muỗng cà phê muối

bánh phở

– Cho tất cả các nguyên liệu trên vào thố quậy cho tan, ngâm qua đêm. Sáng chắt nước đổ đi và chế lại lượng nước đã bỏ. Gạn nước trong vài lần cho bột dẻo.

– Khi cho vào chảo chống dính có quet chút dầu và bánh chín phồng lên thì úp ra miếng lưới tròn dùng để cuốn chả giò, hay làm gỏi cuốn.

– Sau đó treo lên giá phơi cho se mặt, sờ vào không dính tay thì cho lên thớt và quét nhẹ một lớp dầu, và chồng cái thứ 2 lên, rồi cái thứ 3 và cuộn tròn rồi cắt, sau đó tách nhẹ là có cọng bánh phở ngay, hoặc cắt vừa ý làm phở c

Dùng làm há cảo

– Nhân bánh: 250g tôm nõn đã bóc vỏ, bỏ chỉ đen, rửa sạch, thấm khô, băm nhỏ; 15ml dầu hào; 15ml dầu thực vật; 1.5g hạt tiêu trắng; 5ml dầu mè; 1.5g muối; 5g đường; 2.5g gừng băm nhỏ; 50g măng xắt nhuyễn

– Vỏ bánh: 130g bột mì không có gluten (wheat starch – còn được gọi là bột tàn mì); 160g tinh bột ngô; 80ml nước sôi nóng; 10ml dầu ăn

há cảo

Bước 1: Làm nhân bánh: Trộn tất cả các nguyên liệu (trừ măng) vào với nhau cho đến khi hỗn hợp mịn, dính. Giờ cho măng xắt nhỏ vào, trộn đều. Bọc màng bọc thực phẩm lại rồi cho vào tủ lạnh chờ hoàn thiện phần vỏ bánh.

Bước 2: Làm vỏ bánh: Trộn bột mì và bột ngô với nhau trong 1 bát lớn. Từ từ thêm nước sôi nóng vào, khuấy nhanh tay. Sau đó thêm dầu ăn vào khuấy tiếp. Dùng tay nhào bột trong một vài phút cho đến khi bột thành khối mịn.

Bước 3: Hoàn thiện bánh

Bật bếp, đun một nồi nước sôi lên để chuẩn bị hấp bánh. Lấy một miếng bột, cán mỏng. Sau đó cho một thìa nhân tôm vào trong và gói các mép lại như trong hình. Làm tương tự cho đến hết.

Sau khi “gói bánh” xong, cho bánh vào khay phết ít dầu ăn chống dính rồi đặt khay bánh vào nồi hấp trong 6 phút (lưu ý giữa lửa lớn, nước lúc nào cũng sôi, khoảng cách mỗi chiếc bánh đặt cách nhau là khoảng 1.5cm).

Vậy là bạn đã biết được bột tàn mì và công dụng của nó rồi chứ? Theo dõi chúng tôi thường xuyên để cập nhật thêm các kiến thức hay về ẩm thực nữa nhé.