[Top 10] Thực phẩm ăn sống mới đảm bảo giữ lại tối đa dưỡng chất

Một số loại thực phẩm hoàn toàn không phù hợp với quy tắc “Ăn Chín Uống Sôi” bởi chất dinh dưỡng sẽ giảm sút trong quá trình nấu nướng. Những loại thực phẩm ăn sống sẽ đảm bảo giữ lại tối đa chất dinh dưỡng đồng thời có lợi cho sức khỏe con người hơn hẳn khi bị nấu chín

Bông Cải Xanh:

Bông cải xanh không chỉ giàu vitamin C, canxi, kali, protein mà còn chứa các chất chống oxy hóa cùng hợp chất sulforaphane. Các chất này nếu nấu chín sẽ mất đi nguồn dinh dưỡng quý giá giúp cơ thể: chống lại tế bào ung thư, hạ huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch.

Trên thực tế cả hai cách sử dụng thực phẩm ăn sống hoặc nấu chín đều có lợi cho sức khỏe nhưng có thành phần dinh dưỡng khác nhau. Việc bạn luộc, xào hoặc hấp sẽ thay đổi thành phần dinh dưỡng như vitamin C, protein và đường. Vì vậy nếu không muốn ăn sống thì việc hấp sẽ là phương pháp giúp bảo tồn được các chất dinh dưỡng tốt nhất.

Trái Cây Các Loại

Các loại trái cây sau khi sấy khô sẽ bị giảm bớt chất dinh dưỡng do mất đi một lượng lớn Vitamin và khoáng chất. Do đó các nhà nghiên cứu khuyến cáo trái cây đặc biệt là các loại quả mọng, cam chanh nên ăn sống hơn là làm chín để cung cấp Vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào.

Hành Tây

Hành tây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ chứa hợp chất lưu huỳnh và là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin B6, Biotin, axit folic, crom, canxi và chất xơ. Hành tây sống chứa nhiều Allicin phytonutrient giúp ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe tim mạch, điều trị cao huyết áp, tuyến tiền liệt. Hành tây còn chứa flavonoid có tác dụng làm giảm các triệu chứng của nhiễm trùng bàng quang và giúp tuyến tiền liệt khỏe mạnh hơn ngay cả khi ăn sống hoặc nấu chín.

Hành rất tốt cho sức khỏe nên khi bạn sử dụng như một thực phẩm ăn sống sẽ giúp: Cải thiện sức khỏe tim mạch, Điều trị các vấn đề về hô hấp, Phòng bệnh do thực phẩm gây ra, Chữa táo bón, Điều trị bệnh lao, Kích thích tuyến sữa,  Kiểm soát huyết áp, Giải độc, Điều trị các vấn đề về tiêu hóa, Điều trị bệnh thiếu máu, Kiểm soát lượng đường trong máu,..

Tỏi:

Tỏi nên ăn sống hơn là nấu chín do chứa chất Allicin phytonutrient cùng các hoạt chất như thiosulfinate (allicin), diallyl disulfide và allylpropyl disulfide. Các hoạt chất này sẽ bị bất hoạt ở nhiệt độ cao nên ăn tỏi sống với mục đích y học chính là cách hữu hiệu nhất để điều trị các bệnh như: Điều trị cảm cúm, Trị ho, Lọc độc tố trong máu, Giảm huyết áp, Tốt cho tim mạch, Giảm stress oxy hóa, Ngăn ngừa Alzheimer, Chắc khỏe xương, Phòng bệnh ung thư, Điều trị mụn trứng cá, Trị rụng tóc, Trị giun,…

Việc ăn tỏi sống cũng là cách cung cấp tinh dầu nguyên chất cho cơ thể nhưng không nên ăn quá nhiều bởi có thể gây viêm loét dạ dày, thiếu máu, hại đến gan và mắt. Để tỏi có thể phát huy công dụng trị bệnh hữu hiệu mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là tốt nhất. Bạn nên băm tỏi thật nhuyễn để trong nhiệt độ thường 10-15 phút mới ăn hoặc chế biến

Các Loại Hạt:

Việc chế biến những loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt dẻ…sẽ làm mất đi một số dưỡng chất như khoáng chất magiê và sắt có trong hạt. Đồng thời quá trình chế biến rang dầu sẽ tăng cường chất béo và calo nên những loại hạt này nên để ăn sống là tốt nhất

Ớt Chuông Đỏ:

Ớt chuông đỏ là một loại rau củ chứa các chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp: Tăng cường thị lực, Ngăn ngừa bệnh thiếu máu, mang lại nhiều lợi ích cho tim mạch, Giúp ngủ ngon, cân bằng tâm trạng, Hỗ trợ giảm cân, kích thích tiêu hóa, Làm sáng và tăng độ đàn hồi cho da, giúp tóc chắc khỏe. Ớt chuông đỏ là nguồn cung cấp Vitamin B6, Vitamin E và magie dồi dào chỉ hoạt động tốt khi ăn sống bởi khi bạn nấu ớt chuông đỏ với nhiệt độ trên 375 độ C thì sẽ phá hỏng lượng vitamin C dồi dào này.

Nước Dừa, Cải Xoăn, Củ Cải Đường

Nước dừa thường được dùng làm các món kho mà không biết rằng điều này rất lãng phí nguồn dinh dưỡng của dừa. Bởi dừa cung cấp điện giải và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Cải xoăn là thực phẩm ăn sống sẽ giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn khi làm salad hoặc ăn sống bởi chứa các hợp chất được gọi là glucosinolates

Củ cải đường có những thành phần dinh dưỡng khác rất tốt cho cơ thể như vitamin C, B, potassium, ma-giê giúp cơ thể chống viêm nhiễm, hạ lượng đường trong máu và phòng ung thư. Củ cải đường có thể chứa lượng đường cao nhưng sẽ mất đi 25% giá trị dinh dưỡng khi chế biến. Vì vậy để củ cải đường giữ trọn dinh dưỡng bạn nên dùng củ cải đường sống chung với các loại rau củ khác làm món salad rau thơm ngon