Giới thiệu chung về lễ cúng nhập trạch về nhà mới, cúng tân gia
Nếu đang tìm hiểu ngày về nhà mới cúng những gì, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây. Ngày về nhà mới cúng những gì là vấn đề quan trọng bạn cần phải biết. Sau đây, hãy tham khảo bài viết để có được nhiều kinh nghiệm hữu ích.Về nhà mới là một trong những sự kiện trọng đại của mỗi người. Tuy nhiên, về nhà mới có nhất thiết phải làm lễ nhập trạch? Ngày về nhà mới cúng những gì bạn đã rõ hay chưa? Nếu chưa, những thông tin sau sẽ giúp bạn biết được ngày về nhà mới cúng những gì?
Nội Dung Chính
- 1 Giới thiệu chung về lễ cúng nhập trạch về nhà mới, cúng tân gia
- 1.1 Ý nghĩa của nghi thức cúng về nhà mới ( lễ nhập trạch )
- 1.2 Trước khi về nhà mới, gia chủ cần chuẩn bị những gì?
- 1.3 Mẫu bài văn khấn nhập trạch về nhà mới
- 1.4 Ngày về nhà mới cúng những gì?
- 1.5 Tìm hiểu về cách bày mâm lễ nhập trạch về nhà mới
- 1.6 Cách cúng lễ nhập trạch về nhà mới như thế nào?
- 1.7 Một số điều cần lưu ý khi làm lễ nhập trạch về nhà mới
Ý nghĩa của nghi thức cúng về nhà mới ( lễ nhập trạch )
Từ xưa, cha ông đã có câu an cư lập nghiệp. Việc xây nhà là một trong những sự kiện trọng đại của mỗi đời người. Do vậy, trước khi về ở tại nhà mới việc tổ chức nghi thức nhập trạch là điều rất quan trọng. Và đây vẫn luôn là một nét tín ngưỡng đẹp được người Việt gìn giữ cho đến ngày nay. Theo dân gian, cúng lễ về nhà mới nhằm báo cáo lên các vị thần linh, tổ tiên biết việc xây nhà đã hoàn tất. Đồng thời, nghi thức này cũng giúp báo cáo lên gia tiên và mong muốn được thần linh phù hộ, mang may mắn, tài lộc đến với gia chủ. Ý nghĩa về nhà mới nhằm báo cáo lên tổ tiên, thần linh Đây là nghi thức rất quan trọng, do đó các gia chủ cần phải chuẩn bị đầy đủ để có ngày lễ nhập trạch tốt đẹp nhất.
( cách bày mâm cúng về nhà mới, mâm cúng chay về nhà mới, mâm cúng lễ nhập trạch, mâm lễ nhập trạch, mâm lễ cúng nhà mới, mam cung nhap trach, mâm cỗ cúng nhà mới, chuẩn bị đồ cúng vào nhà mới, mâm cơm nhập trạch, mâm cỗ cúng lên nhà mới )
Trước khi về nhà mới, gia chủ cần chuẩn bị những gì?
Dưới đây sẽ là một số điều gia chủ nên chuẩn bị để buổi lễ nhập trạch suôn sẻ nhất. Những điều cần biết trước khi làm lễ nhập trạchNhanh chóng hoàn thiện không gian sống Dĩ nhiên, tổ chức lễ về nhà mới thì bạn cần phải hoàn thiện ngôi nhà. Kết cấu kiến trúc, nội thất trong nhà cần phải được lắp đặt đầy đủ.
Xem thời gian, ngày giờ để làm lễ cúng nhập trạch
Xem giờ, chọn ngày là một trong những việc bạn cần phải chuẩn bị trước khi về nhà mới. Theo đó, bạn có thể căn cứ theo sạch hoặc nhờ thầy chuyên về phong thủy xem ngày. Cũng theo quan niệm của các cụ xưa, chọn ngày lành tháng tốt sẽ mang nhiều thuận lợi cho gia chủ về sau. Tùy theo từng bản mệnh của gia chủ, hướng nhà,… Mỗi gia đình sẽ có những khung giờ về nhà mới khác nhau. Tuy nhiên, xem ngày về nhà mới cần tránh các khung giờ hoàng đạo, những ngày xung khắc với bản mệnh gia chủ. Bạn cũng cần tránh những ngày xấu như ngày tam nương, dương công kỵ nhật, thọ tử. Xem ngày làm lễ nhập trạch về nhà mới như thế nào? Tùy theo từng quan niệm, hình thức của mỗi gia đình. Bạn có thể chọn ngày về nhà mới theo tuổi gia chủ, theo hướng nhà,… Chọn ngày, xem giờ làm lễ
Chọn ngày về nhà mới theo giờ hoàng đạo
Đối với việc xem ngày giờ căn cứ vào khung giờ hoàng đạo, gia chủ cần tránh các ngày giờ xấu. Một số ngày bạn cần tránh khi làm lễ nhập trạch như: Ngày tam nương ( mùng 3,7,13,18,22,27 âm lịch các tháng), ngày thọ tử (5,14, 23 hàng tháng), và các ngày dương công kỵ nhật như 13 tháng giêng, mùng 7 tháng 4,….
Chọn ngày nhập trạch dựa vào tuổi gia chủ Theo quan niệm của phong thủy, việc xem mệnh, tuổi của gia chủ rất cần thiết để chọn được ngày đẹp làm lễ nhập trạch. Cần tránh các ngày, giờ có yếu tố xung khắc với bản mệnh của gia chủ. Để nắm rõ từng bản mệnh, bạn nên liên hệ đến các chuyên gia phong thủy để được hỗ trợ thêm.
Xem ngày nhập trạch căn cứ theo hướng xây nhà
Dưới đây sẽ là một số ngày gia chủ nên tránh tùy theo hướng xây nhà: Nhà hướng Đông thuộc mệnh mộc thì không nên chọn các ngày dần, tỵ, sửu để về nhà mới. Với nhà nằm ở hướng Tây thuộc kim tránh ngày giờ mão, hợi, mùi. Nhà thuộc hướng Nam tránh ngày thân, thìn, tý. Và nhà hướng Bắc gia chủ thuộc mệnh thủy tránh dần, tuất, ngọ. Như vậy, việc xem ngày chọn giờ về nhà mới vô cùng quan trọng. Chính vì thế, bạn cần phải tìm hiểu và chọn cho mình ngày giờ tốt nhất.
Mẫu bài văn khấn nhập trạch về nhà mới
Bài cúng nhập trạch hay văn khấn về nhà mới sẽ có 2 phần gồm gia tiên và thần linh. Nếu các gia đình tự cúng thì có thể tìm hiểu và viết theo sách vở. Còn với những gia đình có nhờ thầy cúng, việc chuẩn bị văn khấn sẽ do các thầy phong thủy viết và cúng.
Ngày về nhà mới cúng những gì?
Chuẩn bị cỗ cúng ngày về nhà mới cúng những gì đang là từ khóa được nhiều người tìm kiếm, đặc biệt là người trẻ. Theo đó, ngày về nhà mới bạn cần chuẩn bị mâm lễ cúng gồm hương hoa, mâm ngũ quả và mâm đồ ăn. Việc chuẩn bị cỗ cúng không bắt buộc phải chuẩn bị cầu kỳ, quan trọng là tấm lòng thành tâm của gia chủ. Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình có thể chuẩn bị cỗ gọn nhẹ hoặc hoành tráng mâm cao cỗ đầy.
Mâm ngũ quả không thể thiếu trong cỗ về nhà mới – Đối với mâm ngũ quả bạn nên chọn mua những loại trái cây tươi, đẹp mắt chọn hoa quả theo mùa. Đồng thời bạn cũng có thể bày 5 loại quả hoặc hơn tùy theo nhu cầu, điều kiện của gia đình. Tuy nhiên, khi mua hoa quả cúng cần tránh một số loại như: mít, sầu riêng,….
Tùy theo điều kiện gia đình có thể chuẩn bị cơm chay hoặc mặn để cúng nhập trạch
Hương hoa bạn nên chuẩn bị lọ hoa tươi, trau cầu, vàng mã cần có cho lễ nhập trạch nhà mới, nến, hương. Ngoài ra, với lễ cúng về nhà mới nhất định không thể thiếu gạo, muối và nước. Với mỗi địa phương theo phong tục sẽ cắm các loại hoa khác nhau. Do đó, bạn nên chọn hoa tươi sao cho phù hợp theo tập tục. Mâm cơm cúng nhà mới, bạn có thể chuẩn bị cơm chay hoặc cơm mặn đều được. Và mâm cỗ mặn truyền thống sẽ có một số món: xôi, gà luộc hoặc thịt heo, canh, rau xào,…. Mâm cỗ chay cúng nhà mới gồm bánh kẹo, chè, rau củ quả,…
( cách bày mâm cúng về nhà mới, mâm cúng chay về nhà mới, mâm cúng lễ nhập trạch, mâm lễ nhập trạch, mâm lễ cúng nhà mới, mam cung nhap trach, mâm cỗ cúng nhà mới, chuẩn bị đồ cúng vào nhà mới, mâm cơm nhập trạch, mâm cỗ cúng lên nhà mới )
Thịt lợn hoặc thịt gà luôn có trên mâm cỗ mặn theo nghi thức truyền thống
Thêm nữa, với lễ nhập trạch bạn cũng cần chuẩn bị 3 điếu thuốc, 3 ly rượu và 3 chén trà trên mâm cúng.
Chuẩn bị thêm một số đồ vật cần thiết
Bên cạnh các mâm lễ cúng nhà mới cơ bản như trên. Đối với nghi thức nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị thêm đồ vật như: bếp than thường được đặt ở cửa chính để gia chủ bước qua khi vào nhà. Cùng với đó, các thành viên cần mang theo chổi, chiếu, căn, bếp nấu, gạo muối,… khi vào nhà muối. Bởi lẽ, theo quan niệm dân gian những đồ vật này sẽ mang lại may mắn, tốt lành cho cuộc sống mới.
( mâm cơm cúng nhà mới, đồ lễ cúng nhập trạch, mâm cơm cúng về nhà mới, hình ảnh mâm cúng nhập trạch, đồ chuẩn bị cho lễ nhập trạch, mâm cúng vào nhà mới, mâm lễ cúng nhập trạch, hình ảnh mâm cúng về nhà mới )
Tìm hiểu về cách bày mâm lễ nhập trạch về nhà mới
Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ cho ngày nhập trạch. Việc sắp và bày mâm lễ như thế nào cho đúng không phải ai cũng rõ. Và với mỗi vùng miền sẽ có những nghi thức khác nhau. Dưới đây sẽ là cách sắp mâm lễ về nhà mới theo hình thức truyền thống nên đặt theo hướng hợp mệnh với chủ nhân ngôi nhà. Tiếp đến, gia chủ sẽ là người đốt nhanh và thông báo lên tổ tiên, thần linh về việc xin làm lễ nhập trạch.
Cách cúng lễ nhập trạch về nhà mới như thế nào?
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị một nồi than được đốt hồng đặt trước cửa chính của nhà mới. Và đến thời gian hoàng đạo, gia chủ trước khi vào nhà mới cần phải bước qua nồi thân đã được chuẩn bị sẵn. Cần nhớ, chủ nhân của ngôi nhà khi bước vào cần phải mang theo bài vị, bát hương của tổ tiên vào nhà mới. Tiếp đến, các thành viên trong gia đình lần lượt bước qua nồi than vào sau. Lưu ý, với những thành viên này, trên tay nhất định phải mang theo các đồ vật như chổi, bếp, chiếu,… và không được đi tay không khi vào nhà. Sau khi vào nhà, gia chủ cần mở cửa sổ, lưu thông không khí vào ngôi nhà. Đồng thời, các thành viên sẽ bắt đầu sắp xếp lại bàn thờ của gia tiên, bày mâm cỗ cúng chuẩn bị đến giờ hoàng đạo làm lễ. Tiếp đến gia chủ thắp hương hành lễ, thầy cúng sẽ đọc văn khấn và bắt đầu vào lễ. Trong khoảng thời gian chờ hương cháy, gia chủ cần bật bếp nấu nước để pha trà dâng lên mâm cúng. Bạn cũng cần lưu ý, trong suốt thời gian làm lễ nhập trạch cần phải đỏ lửa. Và khi nhang đã cháy quá 2 phần 3 tuần hương bạn có thể mang vàng mã, giấy áo ra hóa. Phần gạo muối tùy theo từng địa phương có thể giữ lại hoặc rắc xung quanh ngôi nhà. Sau khi đốt xong vàng mã, gia chủ có thể sắp xếp các đồ vật trong ngôi nhà vào các vị trí mong muốn.
>> Có thể bạn quan tâm:
( mâm cúng nhập trạch chung cư, mâm cúng về nhà mới đơn giản, mâm cúng ông táo về nhà mới, mâm cỗ cúng về nhà mới, mâm cơm chay cúng về nhà mới, mâm cỗ cúng nhập trạch, chuẩn bị mâm cúng nhập trạch, mâm lễ cúng về nhà mới )
Một số điều cần lưu ý khi làm lễ nhập trạch về nhà mới
Dưới đây sẽ là một vài điều bạn nên biết để lễ cúng nhập trạch về nhà mới diễn ra tốt đẹp, suôn sẻ nhất. Một vài điều cần lưu ý khi tổ chức lễ nhập trạch vào nhà mới.
Thứ nhất, đối với những gia đình chỉ tổ chức lễ cúng về nhà mới lấy ngày và chưa vào ở. Trường hợp này, bạn cũng làm tương tự theo các bước về nhà mới được chia sẻ ở trên. Cùng với đó, tốt nhất gia chủ nên ở lại nhà mới ít nhất 1 đêm và thường xuyên đốt hương để tăng sinh khí cho ngôi nhà.
Thứ hai, nghi thức làm lễ nhập trạch ở nhà chung cư cũng tương tự như các ngôi nhà bình thường. Bạn cũng cần xem ngày, chuẩn bị đầy đủ lễ vật, đồ cúng nhập trạch. Đặc biệt, đối với khu nhà chung cư sẽ có các quy định về an toàn cháy nổ. Do đó, bạn cần hỏi ban quản lý tòa nhà để cân nhắc xem có được đặt nồi than trước cửa nhà hay không.
Thứ ba, đối với những khu nhà trọ, nhà thuê. Tùy theo quan niệm của mỗi gia đình bạn có thể làm lễ nhập trạch hoặc có thể không.
Thứ tư, xông hơi nhà mới. Việc xông hơi nhà mới không bắt buộc phải thực hiện trong ngày lễ nhập trạch. Thế những, với những ai muốn lưu thông không khí, xua đuổi hết tà khí trong ngôi nhà cũng có thể làm. Với việc xông hơi nhà mới bạn nên chuẩn bị nước gừng hoặc hương trầm đốt và xông khắp nhà.
Thứ năm, treo chuông gió. Đây cũng không phải là một nghi thức bắt buộc. Với một số địa phương việc treo chuông gió tại nhà mới giúp xua đuổi tà khí, thu hút vận may, tài lộc và giúp không khí lưu thông tốt hơn. Song tùy theo quan niệm của mỗi người, mỗi vùng miền bạn có thể treo hoặc không. Như vậy, trên đây là một số vấn đề liên quan đến lễ nhập trạch. Tin chắc rằng, khi biết đến bài viết này bạn đã có được câu trả lời ngay về nhà mới cúng những gì rồi phải không?
( mâm cúng nhà mới đơn giản, chuẩn bị đồ cúng về nhà mới, chuẩn bị đồ cúng nhập trạch, mâm cơm cúng vào nhà mới, cách đặt mâm cúng về nhà mới, mâm cúng nhập trạch nhà mới, mâm cỗ cúng nhập trạch nhà mới, cơm cúng nhập trạch, mâm cơm về nhà mới, mâm cỗ về nhà mới, sắm lễ cúng nhập trạch, cúng nhà mới đơn giản, mâm cơm cúng lên nhà mới, mâm cơm mặn cúng nhập trạch, mâm cỗ nhập trạch, mâm cơm cúng gia tiên về nhà mới, mâm cúng dọn về nhà mới )