Bạn đã biết các ngày cúng giỗ tổ nghề, mâm lễ vật cúng tổ nghề cần những gì?
Cúng giỗ tổ nghề là một trong những nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Cùng tìm hiểu về các ngày cúng tổ nghề và mâm lễ vật cúng tổ nghề.
Ở nước ta có rất nhiều ngành nghề khác nhau, mỗi ngành nghề lại có một vị tổ nghề riêng. Vậy ông tổ những ngành nghề như nghề thêu, nghề xây dựng, nghề tóc, nail, nghề thợ mộc, thợ may là ai. Cách chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề như thế nào là đầy đủ, chỉn chu nhất?
Tìm hiểu về các vị tổ nghề của các ngành nghề tại Việt Nam
Việt Nam có rất nhiều ngành nghề khác nhau, có nghề đã truyền lại từ thời cha ông xưa như nghề thợ mộc, thợ may, cũng có những nghề mới được ra đời dựa theo nhu cầu phát triển của xã hội như nghề make up, nghề tóc, nghề nail, nghề sửa xe.
Tựu chung lại, dù là ngành nghề nào đi chăng nữa thì cũng sẽ nguồn gốc, cội nguồn và có người sáng tạo và truyền lại nghề cho con cháu. Vậy tổ nghề của các ngành nghề là ai, các ngày cúng giỗ tổ nghề của từng ngành là ngày nào, hãy cùng theo dõi tiếp bài viết nhé.
Tổ nghề ngành xây dựng
Ngành xây dựng là một ngành lớn ở nước ta thu hút rất nhiều người lao động trong ngành. Ngành xây dựng có thể bao gồm nhiều nhánh ngành nhỏ hơn như ngành thợ mộc, ngành cơ khí.
Công việc chính của người làm việc trong ngành xây dựng là tạo ra những thiết kế, bản vẽ, công trình phục vụ cho cuộc sống của con người như thiết kế nhà cửa, bàn ghế, đồ gia dụng, nội thất, sáng tạo ra công nghệ máy móc hiện đại, phương tiện đi lại,..
Ngành xây dựng ngày càng phát triển và mở rộng quy mô, phát sinh ra những nghề khác nhau phục vụ đời sống ngày càng cao, hiện đại của con người. Nhưng chung quy lại, ngành xây dựng nói chung cũng vẫn chỉ có một vị tổ nghề được biết đến nhiều nhất là Lỗ Ban.
Lỗ Ban là người nước Trung Hoa xưa, là một người thợ mộc tài ba đã sáng tạo ra nhiều công trình kiến trúc tinh xảo. Ông cũng là người sáng chế ra nhiều dụng cụ đo đạc được làm bằng gỗ để phục vụ trong ngành xây dựng cho tới tận ngày nay như thước lỗ ban.
Nhờ tài năng và đóng góp to lớn trong ngành xây dựng mà ông đã được tôn lên làm ông tổ nghề xây dựng và dân gian lấy ngày mất của ông là ngày 20 tháng Chạp hàng năm để làm ngày cúng giỗ tổ nghề xây dựng.
Tổ nghề ngành thợ mộc
Tổ nghề ngành mộc cũng được biết đến là Lỗ Ban, giống như điển tích nêu trên. Tuy nhiên ở một số vùng miền thì còn tin theo một truyền thuyết khác về ông tổ nghề mộc ở Việt Nam là Nguyễn Công Nghệ.
Nguyễn Công Nghệ sinh ra và lớn lên trong thời đại vua Lê cai quản ở đàng ngoài và chúa Trịnh cai quản ở đàng Trong. Ông nổi tiếng với tài chạm trổ, điêu khắc và được chúa vời vào cung để chạm trổ ngai vàng và làm những công trình kiến trúc khác trong cung.
Ông còn là người có công lớn trong việc chạm trổ bức tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.
Bởi tài nghệ và những đóng góp to lớn của mình trong ngành mộc. Khi ông mất đi, dân làng đã tôn sùng ông làm ông tổ ngành mộc.
Tổ nghề sân khấu
Nghề sân khấu là nghề đã có từ lâu đời tại Việt Nam. Nghề sân khấu xưa chỉ những người trong đoàn hát tuồng chèo , thường xuyên biểu diễn trên sân khấu cho khán giả xem. Theo sự thay đổi của thời đại và nhu cầu giải trí của con người mà nghề sân khấu hiện nay còn được mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau như kịch, diễn viên, MC sân khấu, ca sĩ, nghệ sĩ,..
Nghề sân khấu là một nghề lớn và hàng năm đều tổ chức lễ cúng giỗ tổ nghề rất lớn vào ngày 12 tháng 8 Âm lịch.
Không giống như những ngành nghề khác có một vị tổ nghề, tổ nghề sân khấu có tới 3 vị tổ nghề bao gồm Tiên sư, Tổ sư và Thánh sư. Ba vị tổ nghề này đã có những đóng góp to lớn trong những lĩnh vực khác nhau để nghề sân khấu được phát triển như ngày hôm nay. Trong đó:
- Tiên Sư là người đã khai sáng ra nghề sân khấu
- Tổ sư là người đã học hỏi và truyền nghề sân khấu lại cho con cháu
- Thánh sư là người đã soạn tuồng, sáng tạo ra nội dung để có nhiều tiết mục trình diễn trên sân khấu hay và ý nghĩa.
Ngoài ba vị tổ sư trên thì ngành sân khấu còn là một ngành rất rộng và ở mỗi lĩnh vực khác nhau trong ngành thì có có những vị tổ sư riêng, đặc biệt có những đóng góp to lớn trong lĩnh vực đó. Cụ thế như:
- Bà tổ nghề sân khấu hát chèo là Phạm Thị Trân
- Tổ nghề sân khấu tuồng là Liêu Thủ Tâm và Đào Tấn
- Tổ nghề sân khấu cải lương là Tống Hữu Định và Năm Tú
- Tổ nghề sân khấu kịch nói được biết đến là ôngVũ Đình Long
- Tổ nghề sân khấu hát xẩm được người trong ngành biết đến là ông Trần Quốc Đĩnh
- Tổ nghề sân khấu ca trù là Định Dự
- Tổ nghề nhiếp ảnh gia là Nguyễn Lan Hương
Nhưng dù làm việc trong lĩnh vực nào ngành sân khấu thì người trong ngành cũng sẽ sắm sửa đồ lễ cúng tổ nghề vào ngày 12 tháng 8 hàng năm để thể hiện lòng thành kính dâng lên tổ nghề.
Tìm hiểu về bà tổ nghề may
Bà tổ nghề may được biết đến là bà Nguyễn Thị Sen hay chính là Tứ phi Hoàng Hậu của vua Đinh Tiên Hoàng xưa. Bà nổi tiếng là người biết thêu thùa, may vá, từng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ trang phục trong hoàng triều.
Sau này, thời thế biến chuyển, bà cùng con gái về sống tại quê nhà là làng Trạch Xá (trấn Sơn tây cũ) và quyết không để nghề may mai một. Bà cùng con gái để truyền dạy nghề may cho người dân trong làng hết sức tận tình. Sau này bà mất, dân làng đã tôn sùng bà làm bà tổ nghề may.
Ngày cúng giỗ tổ nghề may được lấy theo ngày mất của và là ngày 12 tháng Chạp Âm lịch hàng năm.
Tìm hiểu về tổ nghề buôn bán
Nghề kinh doanh buôn bán là nghề đã có từ xa xưa, lâu đời. Ông tổ ngành buôn bán được biết đến và được nhân dân tôn sùng là Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.
Theo truyền thống thì cứ từ ngày 10-15 hàng năm tại làng Đa Hòa, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên lại diễn ra nghi thức cúng giỗ tổ nghề buôn bán.
Tìm hiểu về ông tổ nghề thêu
Ông tổ nghề thêu là ông Lê Công Hành, tên thật là Trần Quốc Khải quê ở Hà Tây cũ. Ông là người đã có công sáng lập ra nghề thêu và truyền lại nghề cho dân làng. Bởi vậy, khi ông mất, dân làng đã lấy ngày giỗ của ông làm ngày cúng giỗ tổ nghề thêu vào 12 tháng 6 âm lịch hàng năm.
Ông tổ nghề tóc
Nghề tóc, hay nghề làm đẹp cho con người đã có từ xa xưa. Ngày cúng giỗ tổ nghề tóc hàng năm là vào ngày 16 tháng 3 âm lịch, nhằm tưởng nhớ công ơn của người đã sáng tạo ra nghề.
Mâm lễ vật cúng tổ nghề gồm những gì là đầy đủ nhất?
Dù bạn làm việc trong ngành nào đi chăng nữa thì khi chuẩn bị mâm cúng giỗ tổ nghề cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ những thức cúng sau:
- 1 bình hoa tươi (chọn hoa lay ơn, hoặc hoa cúc)
- 1 đĩa trái cây gồm 5 loại quả khác nhau (một số loại quả như quả chuối, bưởi, táo, lê, hồng xiêm)
- Nhang rồng phụng
- Đèn cầy
- gạo, muối hũ
- trà pha sẵn
- 1 chai rượu nếp
- 1 đĩa trầu cau
- 1 chai nước
- giấy tiền, vàng mã (mua theo bộ)
- 1 con gà trống luộc nguyên con (chọn gà trống đẹp, nặng tầm 1.2 -1.3 kg)
- Heo quay cả con (tùy vào quy mô và điều kiện của gia chủ mà có thể sắm sửa heo quay hoặc không, heo quay nên quay cả con, nặng tầm 3-4 kg)
- Bánh bao
- 1 đĩa chả lụa
Mâm lễ vật cần chuẩn bị tươm tất, đầy đủ để thể hiện lòng thành kính với đấng tổ nghề, người đã khai sinh ra nghề để truyền lại cho con cháu sau này có công ăn việc làm ổn định, nuôi sống bản thân và gia đình, giúp ích cho xã hội.
Ý nghĩa của lễ cúng giỗ tổ nghề
Lễ cúng tổ nghề là nét đẹp truyền thống truyền lại từ bao đời nay của dân tộc Việt Nam ta. Lễ cúng thể hiện lòng tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, lòng biết ơn đối với những người đã có công khai sáng và truyền nghề cho con cháu sau này.
Ngoài ra thì lễ cúng còn là tín ngưỡng dân gian, tin vào đấng thần linh luôn tồn tại để bảo vệ, chở che, phù hộ cho con người. Mâm cúng giỗ tổ còn là lời mong cầu được phù hộ, chở che cho công việc làm ăn được thuận lợi, suôn sẻ, tránh được những tai nạn có thể xảy ra trong nghề.
Đây cũng là dịp để người trong ngành được hội tụ, cùng ngồi quây quần với nhau để chia sẻ những kinh nghiệm quý báu trong nghề.
Lễ cúng nên được diễn ra vào buổi sáng sớm để có thể hoàn thành sớm, mọi người có nhiều thời gian chuyện trò sau lễ cúng hơn. Không nên cúng lễ vào buổi tối muộn vì khí đó âm khí thịnh, có thể mang đến những điều không may cho gia chủ.
Khi thực hiện nghi thức cúng bái, tất cả mọi người trong ngành cần có mặt, chắp tay thành kính trước vị tổ nghề. Trang phục cần chỉnh tề, nghiêm trang, quần áo dài tay. Lời nói cần lịch sự, không nói to hay nói tục chửi bậy.
Mâm cúng giỗ tổ nghề thợ điện gồm những gì?
Một mâm cúng giỗ tổ nghề thợ điện tươm tất cần phải sắm sửa những lễ vật sau:
- Hoa: Nên sử dụng hoa đơn sắc như hoa cúc vàng, hoa lay ơn đỏ,…để tạo điểm nhấn cho mâm lễ cúng.
- Nhang rồng phụng: Trên mâm cúng giỗ Tổ không thể nào thiếu nhang. Nếu không mua được nhang rồng phụng bạn cũng có thể sử dụng các loại nhang cuốn tán để bát hương Tổ nghề của mình được đẹp hơn.
- Đèn: Bạn có thể sử dụng đèn dầu hoặc nến đều được. Khi sử dụng nến thắp thì cần chọn loại kích cỡ vừa phải, đảm bảo chất lượng. Nếu sử dụng nến thì bạn cần sắm từ 3-5 cốc nến để bày biện xung quanh mâm cúng.
- Gạo & Muối: Gạo và muối được sử dụng để rắc xung quanh nhà xua đuổi điều không may quanh nhà.
- Trà lễ: Bạn có thể sử dụng các gói trà lễ đóng sẵn hoặc có thể sử dụng trà mình hay sử dụng để thụ lộc. Trà tâm sen hoặc trà phúc long là những loại trà nên sử dụng trên mâm giỗ tổ nghề thợ điện.
- Rượu: Rượu cũng là phần không thể thiếu trên mâm cúng giỗ Tổ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng rượu nếp, rượu trắng để thắp hương. Không nên sử dụng các loại rượu có màu như rượu vang, rượu trái cây.
- Trầu cau: Trầu cau là nét đẹp văn hóa tâm linh không thể bỏ qua. Quả cau lá trầu đẹp sẽ thể hiện được sự thành kính của người sắp lễ.
- Tiền vàng mã: Tiền vàng mã được coi là “lộ phí” có giá trị và công dụng như ở cõi dương. Do đó mà bạn có thể sắm các lễ tiền vàng tùy vào tâm của mình để “gửi” tới các bậc tiền bối.
- Mâm trái cây: Mâm trái cây cần được bày biện 5 loại quả khác nhau. Các loại hoa quả bày trên mâm có thể chọn lựa theo mùa quả đó. Có thể bày biện thanh long, xoài, cam, lê, na,…Các loại quả cần chọn lựa theo số lẻ để đem lại may mắn. Theo phong thủy ngũ hành thì số 5 là con số may mắn. Do đó các lễ vật sắm sửa dâng lên Tổ nghề nên sắm thành 5 loại sẽ là tốt nhất, và giúp cho mâm cúng đẹp nhất.
- Lễ mặn: Xôi gà hoặc heo quay. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng bánh chưng, chả lụa dâng lên cúng tổ. Phần lễ mặn không cần chuẩn bị quá nhiều loại, bạn có thể chọn một trong những lễ vật trên để sắm sửa cho mâm lễ tươm tất.
Trên đây là các lễ vật cần phải sắm trên mâm cúng giỗ tổ nghề thợ điện. Mâm cúng càng tươm tất càng giúp cho công việc làm ăn của bạn thuận lợi hơn.
Lưu ý khi sắm lễ và thực hiện cúng tổ nghề
Sử dụng trang phục lịch sự khi tham gia lễ cúng tổ nghề
Khi sắm lễ dâng cúng tổ nghề bạn cần phải thực sự lưu ý tới vấn đề sau:
Sắm đầy đủ các lễ vật để tạo thành mâm cúng đầy đặn vừa phải.
Không cần phải sắm quá nhiều thứ nhưng vẫn tạo được sự chỉnh chu cần thiết cho mâm cúng.
Khi mua các lễ vật dâng cúng không nên trả giá các vật phẩm
Các lễ cúng dâng lên người đã khuất nên việc lành, việc thiện hay việc xấu, việc ác của mỗi người đều được soi chiếu. Bạn không nên tính toán khá chi li mọi thứ. Đôi khi chính sự giản lược lại giúp tâm hồn bạn thanh tịnh hơn.
Hơn hết các lễ vật dâng lên thần linh là bày tỏ lòng thành của chúng ta, do đó không cần nghiêm khắc trong việc chi phí. Tất nhiên bạn cần phải sắm các lễ vật theo khả năng tài chính của bản thân. Đủ là điều tất nhiên bạn phải lưu tâm.
Đối với các lễ vật vàng mã, tiền lễ thì bạn cần sắm vừa phải. Không nên sắm quá nhiều bởi khi hóa sẽ tốn kém thời gian cũng như gây ảnh hưởng tới môi trường. Việc sử dụng tiền giấy vàng hiện nay đang hạn chế do có nhiều người có hành động quá khích, đốt quá nhiều giấy tiền vàng cùng một thời điểm. Điều này đã gây tác động không hề nhỏ tới môi trường và hệ sinh thái xung quanh. Nên chúng tôi có lời khuyên dành cho các bạn chính và chuẩn bị tiền vàng vừa đủ để dâng lên Tổ nghề.
Không gian diễn ra lễ cúng cần thoáng mát: Bất cứ lễ cúng nào cũng cần phải được thực hiện trong không khí trang nghiêm, sạch sẽ. Do đó bạn nên sắp lễ cúng của mình ở không gian thoáng, không có vật cản trước và sau vị trí bày mâm lễ cúng. Không để mâm lễ cúng sát với góc tường. Bởi các góc tường, góc phòng là nơi tụ tập nhiều sát khí – điều không may mắn.
Bố trí thiết kế mâm cúng giỗ tổ ở không gian thoáng đãng, nhiều sinh khí thì chắc chắn sẽ giúp cho bạn đạt được nhiều điều may mắn hơn.
Sử dụng trang phục lịch sự, tóc tai gọn gàng để tạo không khí trang nghiêm xuyên suốt thời gian diễn ra lễ cúng.
Địa chỉ cung cấp đồ cúng chất lượng giá thành phải chăng.
Việc sắm sửa một mâm lễ cúng đủ đầy các vật phẩm là điều không phải dễ dàng. Mỗi một mâm lễ sẽ khác nhau theo mục đích cúng lễ của gia chủ. Nên việc sắm lễ quên một vài lễ vật là điều nhiều người lo sợ. Đó là chưa kể tới có một số lễ vật gia chủ không biết chỗ mua khiến cho mâm lễ cúng không được đầy đủ, tươm tất.
Nên đặt dịch vụ đồ cúng trọn gói tại Đồ Cúng Nhân Tâm
Để ngày cúng diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất, những người trong ngành có thế đặt dịch vụ đồ cúng trọn gói tại Đồ Cúng Nhân Tâm. Đặt dịch vụ trọn gói giúp bạn tiết kiệm được thời gian chuẩn bị, đồng thời đảm bảo mâm cúng được tươm tất, đầy đủ nhất.
Đặt mâm cúng chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để bạn không phải tất bật chuẩn bị mâm cúng. Bạn cũng nên tìm kiếm địa chỉ đặt dịch vụ trọn gói uy tín để chắc chắn có được mâm cúng đẹp mắt, đầy đủ nhất với giá thành hợp lí nhất.
Hy vọng những thông tin trên đây trong bài viết đã mang đến cho bạn hiểu biết về các ngày cúng giỗ tổ nghề và các đồ lễ cần chuẩn bị trong mâm lễ vật cúng tổ nghề.