Giới thiệu tổng quan về lễ cúng rằm tháng 7, lễ cúng cô hồn, cúng chúng sinh
Có thể bạn đã nghe nói rằng ngày rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, nhưng cũng có ý kiến đó chính là ngày lễ cúng cô hồn. Vậy rằm tháng 7 âm lịch chính là ngày lễ nào. Và câu trả lời chính là cả hai ngày lễ này đều đúng. Đây là một ngày khá đặc biệt bởi nó gắn liền với 2 sự tích.
Ngày rằm tháng 7 là một ngày khá đặc biệt trong năm. Nhiều người thắc mắc đặc biệt là các bạn trẻ muốn tìm hiểu về ngày này, tại sao mọi người thường hay làm lễ cúng nhiều như vậy. Vậy sự tích ngày rằm tháng 7, cúng rằm tháng 7 vào ngày nào đẹp?
Trong năm có 12 tháng tương ứng với 12 ngày rằm ( vào ngày 15 hàng tháng âm lịch). Rằm nào mọi người cũng có cái lễ hương hoa để cúng ông bà tổ tiên. Tuy nhiên có một ngày rằm là 15 tháng 7 âm lịch thường được mọi người chú ý đến đặc biệt trong việc cúng lễ. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc sự tích ngày rằm tháng 7 và cúng rằm tháng 7 vào ngày nào đẹp.
MÂM CÚNG CÔ HỒN RẰM THÁNG 7
Các sự tích rằm tháng 7, cúng rằm tháng 7 vào ngày nào?
Sự tích rằm tháng 7 với ngày lễ Vu Lan
Ngày lễ Vu Lan được nhắc đến chính là sự tích Đức Mục Kiền LIên- một người đã cứu mẹ của mình ra khỏi địa ngục. Mẹ của Mục Kiền Liên là người sống xa hoa tham lam, độc ác bà thường nấu ăn rất nhiều món khác nhau và làm vương vãi trên sàn nhà. Trái ngược lại đứa con là Mục Kiền Liên lại là người hiền lành chăm chỉ, chịu khó. Cậu là người nhặt hạt cơm thức ăn vương vãi rửa sạch và ăn chúng. Sau khi mẹ qua đời, Mục Kiền Liên đã xuất gia theo Phật và thành đệ tử của Phật. Sau khi có được phép thuật, Kiền Liên đã dùng tuệ nhã của mình để tìm mẹ khắp nơi và thấy bà ở nơi địa ngục; trong bà rất thảm hại đói khát, chỉ còn da bọc xương, tóc tai bù xù, rối bời. Kiền Liên ôm mẹ bật khóc và dâng cho bà một bát cơm. Tuy nhiên bản tính tham lam trong bà vẫn còn vì thế bát cơm khi đến miệng đã hóa thành lửa đỏ. Vì không cứu được mẹ mình, Mục Kiền Liên đã tìm sự giúp đỡ của Đức Thế Tôn. Và muốn cứu được mẹ thì cứ ngày 25 tháng 7 âm lịch, cậu mời tất cả các nhà sư lại sắm sửa làm lễ cúng dường Tam bảo để lấy phước. Do vậy, Ngày rằm tháng 7 là ngày lễ vu lan, báo hiếu bắt nguồn từ đây.
Sự tích ngày rằm tháng 7 với lễ cúng cô hồn
Lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn là hai cái lễ khác nhau nhưng trong cùng một ngày đó là ngày rằm tháng 7. Tương truyền về ngày cúng cô hồn có gắn liền với câu chuyện của ông A Nan với con quỷ lửa. vào một buổi tối A nan đang ngồi tịnh thất thì có một con quỷ lửa thân thể khô gầy cổ dài bước vào. Và nó nói rằng sau 3 ngày A Nan chết sẽ thành con quỷ lửa mặt cháy như nó. A Nan sợ và nhờ quỷ cho phương pháp tránh điều này và chúng bảo phải thí cho bọn chúng thức ăn và cúng dường Tam Bảo thì ông được tăng tuổi thọ. Sau đó A Nan đem chuyện với Phật và Phật đã cho một bài cúng. Kể từ đó ngày cúng cô hồn chính là cúng thí cho những vong hồn không nơi nương tự, không có ai cúng bái.
Giới thiệu về Mâm cúng cô hồn: Nguồn gốc, ý nghĩa và mâm lễ vật
Việc cúng cô hồn cần lưu ý những vấn đề gì? Nên đặt mâm cúng cô hồn ở đâu là phù hợp nhất? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm đến
Theo văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân Việt Nam thì có một thế giới tồn tại song song với thế giới hiện thực của chúng ta. Ở thế giới này có sự hiện diện của những linh hồn sau khi con người mất đi. Tùy theo nghiệp lực của mỗi người mà sẽ có nhiều con đường để đi tiếp. Có người sẽ về với cõi trời, có người đầu thai kiếp khác, có người lại bị chịu tội ở địa ngục. Trong đó cũng có nhiều người sống vất vưởng trên trần gian và phải chịu cảnh đói khát. Vì vậy mà có rất nhiều người thắc mắc có nên cúng cô hồn hằng tháng hay không? Bên cạnh đó thì việc đặt mâm cúng như thế nào cũng quan trọng không kém. Hôm nay chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về những điều cơ bản xung quanh lễ cúng cô hồn này nhé!
Cô hồn là gì? Nguồn gốc của lễ cúng cô hồn xuất phát từ đâu?
Như chúng ta cũng đã từng biết và từng nghe là sau khi con người chết đi thì phần linh hồn sẽ vẫn còn tồn tại. Tùy theo các yếu tố thiện ác mà người đó đã làm lúc còn sống mà sẽ được chuyển sanh theo nhiều con đường khác nhau. Và cô hồn là những người chết oan, chưa đến số hoặc vì một lý do gì đó mà không được chuyển sanh. Họ tồn tại lưu lạc, vất vưởng trên dương gian và không có ai thờ cúng. Bởi vì thế họ luôn ở trong tình trạng đói khát, dần dần trở thành xấu xa và luôn tìm cách quấy nhiễu con người.
Tục cúng cô hồn có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó với 1.000 đô hộ nước ta nên tục này cũng đã dần xuất hiện trong đời sống của người dân Việt Nam. Theo quan niệm thì cúng cô hồn được xem là một trong những nghi thức bố thí cho các vong hồn lưu lạc này. Các lễ vật sẽ giúp cho cô hồn được cơm để ăn và áo để mặc.
Bên cạnh đó, cũng có một tương truyền rằng vào đầu tháng 7 âm lịch hàng năm của địa ngục sẽ mở ra để cho các linh hồn người đã khuất tìm về với người thân. Đến ngày rằm tháng 7 cửa địa ngục sẽ đóng lại và các vong hồn này bắt buộc phải trở về địa phủ. Tục lệ cúng cô hồn tháng 7 cũng xuất phát từ lời tương truyền này.
Ý nghĩa sâu xa của tục cúng cô hồn
Việc tổ chức cúng cô hồn xuất phát từ tâm niệm cảm thông, chia sẻ của những người còn đang sống đối với những vong linh sống vất vưởng. Đây là hành động chia sẻ chút đồ ăn, quần áo, các phẩm vật giúp họ đỡ đói khát.
Bên cạnh đó thì việc cúng cô hồn cũng là sự cầu mong các vong linh không đến quấy phá gia đình của mình. Đồng thời cũng mong các vong linh này phù hộ, mang đến những điều tốt đẹp đến với mọi thành viên trong gia đình.
Có nên cúng cô hồn hàng tháng không?
Có lẽ đây cũng là câu hỏi, thắc mắc của rất nhiều người. Cũng có nhiều người quan niệm rằng chỉ nên cúng vào những ngày rằm lớn như rằm tháng giêng, rằm tháng tư, rằm tháng 7 và rằm tháng 10. Tuy nhiên, bạn nên nhớ là những cô hồn này vất vưởng trên cõi dân gian này từ ngày này qua ngày khác. Chính vì thế mà bạn nên cúng cô hồn hàng tháng để giúp họ có thêm đồ ăn và quần áo mặc.
Thông thường thì các gia chủ sẽ cúng cô hồn vào những ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Tuy nhiên cũng có nhiều người chọn cúng cô hồn vào ngày mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Bạn có thể lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện của mình là được.
Nên đặt mâm cúng cô hồn ở đâu là phù hợp nhất?
Việc cúng cô hồn là một trong nghi thức tín ngưỡng có từ rất lâu đời và được truyền lại cho đến tận bây giờ. Tuy chưa có những quy định, quy tắc cụ thể về nghi lễ này, mỗi địa phương sẽ có những cách cúng khác nhau. Tuy nhiên có một nét chung ở các vùng miền đó chính là luôn đặt mâm cúng ở ngoài trời.
Bởi vì đây là lễ cúng dành cho những vong linh đã khuất nên việc đặt mâm cúng ngoài trời sẽ hạn chế được việc họ vào trong nhà của gia chủ. Khi đó gia đình bạn sẽ phát sinh ra những điều không tốt, chính vì thế mà nên đặt mâm cúng ngoài sân hoặc ngoài hiên là phù hợp nhất.
Những lễ vật cần chuẩn bị khi cúng cô hồn
Cũng giống như các lễ cúng bái khác, lễ cúng cô hồn cũng cần chuẩn bị thật đầy đủ và chu toàn. Mâm cúng không quy định cụ thể về những lễ vật, vì điều này tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia chủ. Tuy nhiên trong mỗi mâm cúng cũng có yêu cầu tối thiểu về lễ vật. Cụ thể là:
Đối với lễ cúng cô hồn hàng tháng
- Giấy áo, giấy tiền vàng mã
- 1 bình hoa
- 1 mâm ngũ quả bao gồm 5 loại trái cây khác nhau. Tuy không có quy định về chủng loại trái cây nhưng bạn nên lựa chọn những loại quả có màu sắc tươi sáng.
- Bánh kẹo, các loại khoai luộc
- Gạo muối
- Cháo thánh, chè xôi
- Nước lọc
- Hương, đèn
Đối với lễ cúng cô hồn vào ngày rằm tháng 7 hàng năm
- Áo binh (đây là loại áo các vong linh thường mặc). Bạn nên lựa chọn áo binh với nhiều kích thước khác nhau.
- Hoa, quả
- Trầu cau
- Bắp, khoai, sắn luộc, một vài khúc mía
- 12 chén cháo trắng nấu loãng
- Chè, xôi
- Gạo muối
- Nước lọc
- Nhang đèn
- Heo quay/heo luộc/ gà luộc tùy theo điều kiện của gia chủ
- Rượu trắng
Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào tốt
Như bạn có thể thấy ngày rằm tháng 7 chính là ngày lễ Vu Lan báo hiếu cũng như ngày lễ cúng cô hồn. Ngày đẹp chính là ngày 15 tháng 7 âm lịch. Tuy nhiên bạn cũng có thể lựa chọn cúng trước vào ngày 14 hoặc làm lễ vào ngày 15. Nhưng không nên làm lễ cúng vào ngày 16 bởi đã sau ngày lễ chính thức mọi việc dường như không được tốt. Hoặc bạn có thể lựa chọn bất kỳ ngày nào từ 2-15 của tháng 7 để làm lễ không nhất thiết trong hai ngày 14-15 chỉ cần có tâm, thành khẩn thì mọi việc đều được chứng giám.
Mâm cúng trong ngày rằm tháng 7
Mâm cúng tổ tiên trong nhà: Trên bàn thờ bạn chuẩn bị hoa quả tươi( 5 loại quả là được); lọ hoa tươi, bánh kẹo, tiền giấy, vàng mã, xôi. Với một mâm cơm cúng mặn với đầy đủ các món xào, nộm, rán, món canh…
Mâm cúng chúng sinh ngoài trời gồm có
- Muối gạo: 1 đĩa trộn lẫn
- Cháo nấu loãng: 12 bát nhỏ
- Hoa quả tươi: 5 loại khác nhau
- Các loại bánh kẹo, bỏng, ngô, khoai bẻ nửa
- 12 cục vàng thẻ
- Tiền giấy, vàng mã, quần áo chúng sinh
- Nước, đèn, hương, nến
Sau khi cúng lễ xong thì bạn đốt vàng mã ngay tại đó cùng với rải đĩa muối gạo ra xung quanh. Chú ý đó là mâm cúng cô hồn cúng lễ ở ngoài trời không được làm trong nhà.
Mâm cúng lễ cô hồn rằm tháng 7
Bài viết trên đã cho bạn thông tin cần thiết về sự tích ngày rằm tháng 7 cũng như cúng rằm vào ngày nào thì đẹp nhất. Rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, ngày báo hiếu với ông bà tổ tiên cũng như ngày lễ cúng thí cho những linh hồn bất hạnh không nơi nương tựa được siêu thoát.
Những điều cần lưu ý khi tiến hành cúng cô hồn
- Nên tiến hành cúng cô hồn vào khoảng buổi chiều hoặc tối, theo quan niệm của ông bà ta đây là giờ âm. Chính vì thế mà trong khoảng thời gian này các vong linh mới xuất hiện được. Nếu như bạn tiến hành cúng cô hồn vào khoảng thời gian trước 12 trưa thì dù phần lễ vật bạn có chuẩn bị rất nhiều thì họ cũng không thể nào thụ hưởng được.
- Sau khi cúng bạn không nên sử dụng những phần lễ vật này. Vì nó đã mang âm khí nên khi sử dụng thì bạn sẽ bị bệnh.
- Sau khi lễ cúng xong được tiến hành xong mới đem giấy tiền vàng bạc ra đốt. Tiếp đến là rải gạo trước và muối sau, rải muối trước là để các vong linh thụ hưởng, còn muối được rải với mục đích là tiễn người âm đi.
- Đối với nhiều người thì cho rằng cúng mâm chay sẽ giúp cho các cô hồn dễ dàng được siêu thoát hơn. Tuy nhiên, cúng chay hay mặn là quan niệm và nét văn hóa riêng của từng vùng miền, gia đình. Thế nhưng cũng cần lưu ý là không nên sát sinh để tiến hành cúng cô hồn, bởi vì điều này sẽ tạo thêm nghiệp cho những vong linh này
- Lưu ý là phần cháo thánh dùng để cúng thì nấu càng loãng càng tốt. Theo tương truyền rằng những cô hồn này sau khi chết sẽ có thực quản rất nhỏ (hay được gọi là cổ kim). Chính vì thế cháo càng loãng sẽ giúp cho họ ăn cháo dễ dàng hơn.
- Không nên cho những bà mẹ đang mang thai, trẻ con và người lớn tuổi đến gần mâm cúng cô hồn. Bởi vì theo quan niệm của ông bà ta thì những người này rất dễ bị vong linh bắt đi theo để thế chân cho họ.
- Không được ăn vụng đồ trước khi cúng. Vì như thế được đánh giá là xúc phạm đến vong linh những người đã khuất.
- Không nên để các động vật như chó, mèo đến chỗ đặt mâm cúng.
Nên tự mình chuẩn bị lễ vật hay sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng
Trong trường hợp bạn tự mình chuẩn bị những phần lễ vật bày biện trên mâm cúng thì thật là tuyệt vời. Điều này sẽ thể hiện được sự cảm thông, chia sẻ của bạn dành cho họ. Tuy nhiên việc này đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm trong việc cúng cô hồn để khỏi phải thiếu sót trong việc lựa chọn, tìm mua các loại lễ vật.
Trong trường hợp bạn quá bận rộn với công việc hằng ngày thì việc sử dụng dịch vụ cung cấp mâm cúng là một giải pháp tối ưu. Khi sử dụng dịch vụ của các đơn vị cung ứng dịch vụ thì bạn không cần lo lắng về việc chuẩn bị lễ vật, văn khấn và các vật dụng liên quan đến lễ cúng. Mọi thứ sẽ được cung ứng đầy đủ nhất trước khi lễ cúng được tiến hành.
Ngày nay, cuộc sống đang được vận hành với tốc độ nhanh nên khoảng thời gian của mỗi người không quá nhiều mà nhu cầu cúng cô hồn lại ngày càng tăng. Điều này đã dẫn đến rất nhiều đơn vị cung ứng dịch vụ đã ra đời. Quan trọng là bạn cần tìm hiểu, nghiên cứu sử dụng dịch vụ của những đơn vị uy tín.
Một trong số đó thì có đơn vị Đồ Cúng Nhân Tâm đang được nhiều người đánh giá cao về chất lượng. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong nghề Đồ Cúng Nhân Tâm đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm. Chính vì thế chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất
Bên cạnh đó, Đồ Cúng Nhân Tâm còn có một đội ngũ nhân viên lành nghề, chuyên nghiệp chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng những loại dịch vụ tốt nhất.
Đồ Cúng Nhân Tâm là đơn vị cung ứng rất nhiều loại mâm cúng khác nhau như: Mâm cúng đất đai, mâm cúng đầy tháng, mâm cúng thôi nôi,… Chúng tôi luôn thấu hiểu sự khó khăn của khách hàng nên đã chuẩn bị rất nhiều gói dịch vụ để khách hàng lựa chọn. Bạn có thể tùy ý lựa chọn những gói dịch vụ mâm cúng phù hợp với điều kiện của mình. Về phần giá cả thì các dịch vụ của Đồ Cúng Nhân Tâm được đánh giá là cạnh tranh hơn các đơn vị khác trên thị trường.
Có lẽ sau bài viết hôm nay bạn đã biết được nên đặt mâm cúng cô hồn ở đâu là phù hợp nhất rồi đúng không? Cũng qua đây bạn đã biết được đâu là đơn vị cung ứng các mâm đồ cúng uy tín rồi nhỉ? Nếu bạn có nhu cầu cúng bái thì đừng ngần ngại liên hệ với Đồ Cúng Nhân Tâm. Tại đây bạn có thể tùy ý lựa chọn những mâm cúng tùy vào mục đích và điều kiện kinh tế. Hãy để Đồ Cúng Nhân Tâm được phục vụ bạn trong việc chuẩn bị những lễ vật cúng.