Giới thiệu về Lễ cúng thổ công mùng 1 đầu tháng và ngày rằm 15 âm lịch hàng tháng
Vào ngày mùng 1 đầu tháng và ngầy 15 âm lịch hay còn được gọi là ngày rằm, người ta thường sẽ chuẩn bị những lễ vật cúng dâng lên thổ công (ông địa) để bày tỏ lòng thành và cầu xin may mắn.
Theo phong tục truyền thống của người Việt thì vào ngày mùng một hàng tháng, người ta vẫn thường chuẩn bị lễ vật để dâng lên tổ tiên, ông táo và bàn thờ ông địa trong nhà, đây được xem là một nét đẹp văn hóa và có ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tâm linh của người Việt ta.
Nội Dung Chính
- 1 Giới thiệu về Lễ cúng thổ công mùng 1 đầu tháng và ngày rằm 15 âm lịch hàng tháng
- 1.1 Tại sao người ta thực hiện lễ cúng thổ công vào ngày mùng 1 & ngày rằm 15 hàng tháng (âm lịch)
- 1.2 Các dịp lễ mà người Việt vẫn hay thực hiện để cúng thổ công thổ địa
- 1.3 Nên sắp xếp lễ vật cúng trên bàn thờ ông thổ công thổ địa thế nào
- 1.4 Những vấn đề cần phải lưu ý khi cúng bàn thờ thổ công thổ địa
>> Sản phẩm liên quan
Tại sao người ta thực hiện lễ cúng thổ công vào ngày mùng 1 & ngày rằm 15 hàng tháng (âm lịch)
Theo tục lệ từ trước tới nay, vào ngày mùng 1 hàng tháng (tức ngày rằm hàng tháng), bất cứ một gia đình Việt nào dù là người miền Bắc, miền Nam hay là miền Trung thì đều thực hiện lễ cúng tổ tiên, các bàn thờ ở trong gia đình và đặc biệt là không thiếu bàn thờ thổ công (hay còn gọi là ông địa). Nghi thức này đã có từ rất lâu đời và trở thành một lẽ thường tình và trở nên quen thuộc đối với cả người già và trẻ nhỏ, nhưng bạn có biết tại sao người ta lại cúng vào ngày mùng 1 mà không phải ngày khác hay không? Vậy ý nghĩa của nghi thức này là gì và có ảnh hưởng trong tâm thức người Việt ra sao?
Theo như chúng ta được biết thì tín ngưỡng thờ phụng của người phương Đông luôn dựa vào niềm tin rằng có các vị thần linh phù hộ và giúp con người có cuộc sống tốt hơn. Chính vì vậy, vào ngày mùng một hàng tháng, các gia đình thường chuẩn bị lễ vật để dâng lên các vị thần linh với mục đích là cầu bình an, cầu may mắn, việc làm ăn được diễn ra suôn sẻ, gia đình êm ấm và hạnh phúc, bên cạnh đó cũng là tỏ lòng biết ơn vì các vị thần linh đã luôn bên cạnh, hỗ trợ và phù hộ cho gia đình trong suốt những thời gian qua. Do đó mà đây được xem là một văn hóa tinh thần mang những giá trị truyền thống tốt đẹp, giúp con người an tâm và nỗ lực hơn để có một cuộc sống tốt đẹp, như ý.
Vị thần thổ địa hay còn được gọi là thổ công, ông địa là một vị thần đại diện cho đất đai, có nhiệm vụ trông coi nhà cửa, cai quản ruộng vườn. Mà từ xưa tới nay người Việt ta lại có quan niệm là “đất đai có thể sinh ra tiền bạc”, đây không chỉ đơn thuần là một suy nghĩ tâm linh bình thường mà nó còn rất đúng với thực tế trong cuộc sống của người phương Đông. Vốn là nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời, người Việt ta dựa trên đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, từ đó mới có thể kiếm ra vật chất của cải để mà nuôi sống gia đình và khấm khá hơn. Do vậy mà vị thần thổ địa rất được tôn thờ và trở thành giá trị niềm tin cho người Việt ta, họ cầu khấn ông và mong nhận được sự phù hộ đem đến cuộc sống ổn định trong gia đạo, giữ gìn đất đai để kinh tế phát triển và đầy êm ấm.
>> Tham khảo thêm:
( lễ cúng thổ công mùng 1, lễ cúng thổ công ngày rằm, lễ cúng thổ công 15, văn khấn thổ công ngày rằm, văn khấn thổ công ngày mùng 1, văn khấn thổ công và gia tiên, văn khấn thổ công mùng 1, văn khấn mùng 1 thổ công, bài cúng thổ công ngày rằm, cúng thổ công rằm tháng 7, bài khấn thổ công ngày mùng 1 )
Các dịp lễ mà người Việt vẫn hay thực hiện để cúng thổ công thổ địa
Là một vị thần được nhiều người Việt tôn kính và thờ phụng, thổ công bước ra từ những giai thoại, truyền thuyết gắn liền với các quan niệm tốt đẹp, ông không chỉ là một vị thần đại diện cho đất đai, nhà cửa mà còn có mối liên quan mật thiết với của cải, vật chất, được thờ chung một bàn với ông thần tài. Ông địa được nhiều người biết đến với dáng vẻ hiền lành, phúc hậu, bụng phệ, to béo và nụ cười tươi rạng rỡ. Được để bàn thờ ở những nơi thấp trong phòng khách, được đặt để vững chắc ở trong ngôi nhà, đặc biệt những hàng quán hay nơi kinh doanh thì đều đặt để bàn thờ thổ công ở đó. Ngoài ngày mùng 1 hàng tháng ra, người ta còn hay sắm lễ để cúng thổ công vào ngày động thổ, ngày khai trương hay là các ngày lễ tết lớn trong năm. Trở thành một nghi thức quan trọng trong đời sống tâm linh và là chỗ dựa tinh thần cho mỗi người Việt chúng ta. Các nghi thức tiến hành cúng bái tùy thuộc vào tấm lòng và điều kiện của mỗi gia đình mà chuẩn bị lễ cúng thịnh soạn hoặc đơn giản, tuy nhiên đối với những người làm kinh doanh hay buôn bán lớn, họ vốn rất coi trọng việc bày lễ cúng, coi đây là một nghi thức cầu tài lộc, giúp cho công việc làm ăn được buôn may bán đắt.
Nên sắm lễ vật thế nào để cúng ông thổ công thổ địa vào ngày mùng 1 & 15 hàng tháng
Vào ngày mùng 1 & 15 âm lịch hàng tháng, bạn có thể chuẩn bị mâm cúng đơn giản hay là thịnh soạn cũng được, tùy vào quan niệm riêng của mỗi gia đình. Mỗi vùng miền sẽ có những phong tục tập quán và nghi thức cúng khác nhau, cách chọn lễ vật cũng không tương đồng, do vậy mà bạn có thể thay đổi một cách linh hoạt để có được mâm cỗ cúng tươm tất và chuẩn tâm linh. Trong ngày này bạn có thể chọn cúng chay hoặc là cúng mặn đều được.
Mâm cúng thổ địa thổ công với lễ vật chay
Với mâm cúng lễ vật chay, người ta thường chọn các lễ vật cúng chính là bánh kẹo và mâm ngũ quả trái cây, ngoài ra trên bàn cúng còn có nến, nước và trà, có hoa tươi, trầu cau, giấy tiền vàng bạc và thuốc lá. Mâm cúng được trình bày đơn giản, sắp xếp đẹp mắt và đầy tôn nghiêm. Quan trọng nhất vẫn là gia chủ tỏ được lòng thành, cầu khấn thành tâm thì chắc chắn sẽ được thổ công chứng giám và phù hộ.
Mâm cúng thổ địa thổ công với lễ vật mặn
Ngoài mâm cúng chay thì nhiều hộ gia đình vẫn chọn cúng thổ công bằng những lễ vật mặn, bạn có thể chuẩn bị bộ tam sên (một đến ba quả trứng luộc, một miếng thịt ba chỉ luộc và một con tôm luộc); Đặc biệt phải có trà và rượu trắng, có trái cây là một mâm ngũ quả hoặc có thể thay bằng bánh kẹo, giấy tiền, trầu cau, nến nhang và thuốc lá.
Việc chọn cúng lễ chay hay lễ mặn đều không mấy quan trọng, cốt lõi vẫn là chuẩn bị một cách thành tâm, tươm tất và thể hiện được sự tôn kính với các bậc thần linh. Gia chủ cần ăn mặc một cách chỉnh tề, kín đáo và sạch sẽ, tiến hành đọc văn khấn rõ ràng, rành mạch thì mới có thể bày tỏ ước mong với thần linh.
( văn khấn thổ công ngày rằm tháng 7, văn khấn thổ công rằm tháng 7, bài khấn thổ công ngày rằm, van khan tho cong ngay mung 1, văn cúng thổ công ngày rằm, văn khấn thổ công ngày rằm tháng giêng, bài cúng thổ công ngày mùng 1, cúng thổ công ngày rằm, văn khấn mùng 1 tết thổ công, cúng thổ công ngày mùng 1 )
Nên sắp xếp lễ vật cúng trên bàn thờ ông thổ công thổ địa thế nào
Bàn thờ thổ công, ông địa là bàn thờ được đặt ở dưới nền nhà, bàn thờ khá nhỏ nhắn và gọn gàng, chính vì vậy mà cũng khó để hết lễ vật trên bàn thờ. Bạn cũng đừng quá lo ngại hay trăn trở về vấn đề này. Khi đặt lễ cúng thì sắp xếp theo quy tắc phía đông là bình hoa tươi còn phía tây là mâm ngũ quả, tức là phía bên tay trái để bình hoa, tay phải để trái cây, nếu lễ vật quá to thì nên đặt ở dưới nền, kế cạnh bàn thờ cũng không ảnh hưởng. Thịt hay bánh kẹo thì có thể đặt dưới nền đằng trước bàn thờ. Còn rượu, nước hay là trà thì được đặt ở trên bàn thờ. Miễn làm sao sắp xếp cho hợp lý và đẹp mắt là được. Cũng không cần phải quá câu nệ hay cầu kì.
Những vấn đề cần phải lưu ý khi cúng bàn thờ thổ công thổ địa
Được biết đến là một vị thần rất mực ôn hòa và gần gũi tuy nhiên ông cũng là thần và cần được sự tôn kính nhất định, do đó bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề trong các nghi thức cúng bái để tránh mắc sai lầm, gây ảnh hưởng tới vận khí, phạm phải thần linh.
Chú ý về bình hoa tươi trên bàn thờ thổ công
Hoa tươi trên bàn thờ của thổ công thổ địa là một yếu tố rất quan trọng, bạn nên chọn những loại bình hoa nhỏ, vừa tầm với bàn thờ để nhìn cho cân đối và hài hòa nhất. Đặc biệt một vấn đề cần phải lưu ý đó là tránh để hoa héo úa, đây là một điều cực kỳ không tốt, sẽ ảnh hưởng tới vượng khí trong gia đạo, khiến công việc làm ăn khó khăn và gia đình không mấy yên ấm. Bạn cũng cần phải tránh hoa màu trắng, màu nhợt nhạt mà nên lựa chọn những loại hoa tươi tắn có màu sắc sặc sỡ, mang những ý nghĩa tốt như hoa mẫu đơn, hoa đồng tiền, hoa cúc vàng, hoa cát tường, hoa lay ơn hay là hoa ly,… đảm bảo thay nước cho hoa để hoa được tươi trong suốt quá trình chưng trên bàn thờ, nên thay hoa khi thấy hoa đã héo dần. Chọn hoa có cả nụ, các cánh hoa nở đều và đẹp và còn có lá xanh để trông đẹp mắt hơn.
( khấn thổ công ngày rằm, bài cúng thổ công rằm tháng 7, văn khấn thổ công ngày rằm mùng một, văn khấn thổ công gia tiên, văn khấn thổ công ngày mùng 1 tết, văn cúng thổ công ngày mùng 1, văn khấn thủ công ngày mùng 1, văn khấn thổ công mùng 1 tết, văn khấn thổ công rằm tháng giêng )
Về mâm ngũ quả trái cây chưng trên bàn thờ thổ công
Trái cây là loại lễ vật được nhiều hộ gia đình ưa chuộng để cúng và chưng trên bàn thờ ông địa, thổ công. Bạn nên chọn những loại trái cây tươi, ngon vừa chín tới và đại diện cho những ý nghĩa tốt đẹp như là ở miền nam người ta thường chưng mâm ngũ quả với đu đủ, xoài, sung và mãng cầu cùng với quả dừa, 5 loại trái cây biểu trưng cho những điều tốt đẹp, vừa ý, sung túc và cũng thể hiện giá trị phong thủy rất cao. Trái cây có thể sắp xếp tùy ý, hoặc là sắp theo quy luật của ngũ hành tương sinh để tăng vận khí, thu hút tài lộc và thịnh vượng trong gia đạo.
Trên mâm ngũ quả cũng không nhất thiết là bắt buộc chỉ năm loại quả, bạn có thể gia giảm tùy ý, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn, đảm bảo trông mâm cúng đủ đầy và thịnh soạn là được. Không cần phải quá cầu kỳ chỉ cần thành tâm là đủ.
Hy vọng rằng, bài viết hôm nay đã giúp bạn biết thêm về nhiều thông tin hữu ích, nếu bạn đang cần dịch vụ cung cấp các loại hình mâm cúng, cỗ cúng trong nhiều dịp lễ trọng đại hoặc muốn đặt đồ cúng theo như yêu cầu thì có thể liên hệ Đồ Cúng Nhân Tâm, chúng tôi rất hân hạnh nếu được đồng hành của quý khách, cung cấp những món ăn ngon, sạch và đảm bảo tính tâm linh, giá trị phong thủy cao. Hỗ trợ từ A – Z các vấn đề chuẩn bị lễ vật, sắp xếp bàn cúng trong ngày khai trương, thôi nôi, động thổ hay là đầy tháng,… đem đến sự thuận tiện và hài lòng cho quý khách. Mọi thông tin tham khảo xin vui lòng truy cập website: Đồ Cúng Nhân Tâm.
( bài cúng thổ công mùng 1, văn khấn thổ công và gia tiên ngày rằm, văn khấn thổ công gia tiên ngày mùng 1, cúng thổ công mùng 1, khấn thổ công mùng 1, cúng rằm tháng 7 thổ công, bài khấn thổ công mùng 1, bài khấn thổ công và gia tiên, bài cúng rằm tháng 7 thổ công, văn khấn mùng 1 ngày rằm thổ công, bài cúng thổ công ngày rằm mùng một, văn khấn thủ công ngày rằm, văn khấn thổ công thổ địa ngày rằm, lễ cúng thổ công rằm tháng 7, văn khấn thổ công ngày mùng 1 hàng tháng, cúng thổ công rằm tháng giêng, văn khấn thổ công mùng 1 hàng tháng )