Việc xây nhà từ xưa tới nay luôn là chuyện hệ trọng, với nhiều người nó giống như kết hôn vậy, chỉ có một lần trong đời. Vì thế việc người ta cần chú ý tới các lễ cúng khi làm nhà nhằm mang tới nhiều may mắn cho gia chủ.
Nội Dung Chính
Muốn công việc được thuận lợi trước hết phải có một mái nhà yên ấm. Từ lâu đó đã là quan niệm khắc sâu vào nhiều thế hệ người Việt Nam. Chính vì điều đó mà ở thời điểm hiện tại mỗi nghĩ xây một ngôi nhà mới người ta đều vô cùng coi trọng tới các lễ cúng khi làm nhà. Điều đó đảm bảo công việc sau này của gia chủ tăng lên như diều gặp gió.
Vấn đề tâm linh luôn là thứ nhạy cảm, khi nhắc tới chúng ta cần có nhiều lưu ý tương ứng với đó cũng là những lễ cúng khác nhau. Và việc tiến hành các lễ này như thế nào còn tùy thuộc vào tài chính và phong tục tập quán của mỗi địa phương.
Nhưng xây nhà là việc quan trọng nhất trong đời người, nó gần như sẽ gắn liền với cuộc đời bạn nên việc thực hiện các lễ cúng khi làm nhà ra sao càng cần được để tâm. Dù sao người Việt Nam vẫn luôn để tâm yếu tố tâm linh nên hãy cùng chúng tôi điểm qua một số lễ cúng không thể thiếu sau đây.
>> Sản phẩm liên quan
Các nghi lễ khi xây nhà
Lễ cúng động thổ khi chuẩn bị làm nhà mới
Động thổ là một trong các lễ cúng khi làm nhà không thể thiếu. Xuất phát từ quan niệm tâm linh của ông bà ta rằng trên mỗi mảnh đất đều có những oan hồn sinh sống, khi chúng ta chuẩn bị xây dựng một công trình nào đó đều cần làm lễ để báo cáo sự xuất hiện với các vong linh đang trú ngụ. Đặc biệt những mảnh đất từng là nơi thờ cúng, đình, miếu, đền, chùa,… càng cần có lễ cúng trang trọng hơn.
Việc báo cáo sự hiện diện với các vong hồn là phụ, người ta mong muốn những công trình trên khu đất mới được những vong linh ở nơi đó đón nhận, vui vẻ chuyển tới nơi khác sinh sống để quá trình xây dựng diễn ra thuận lợi. Bạn cứ thử tưởng tượng nếu bạn xây một khu khách sạn, khu du lịch mà nơi có còn hồn ma sinh sống. Chỉ nghĩ đến mỗi buổi tối có một bóng trắng vụt qua thì sẽ chẳng ai dám đến chỗ của bạn nữa.
Ngoài ra, theo quan niệm dân gian mỗi vùng đất sẽ có các vị thần, đặc biệt là thần thổ địa và thần hoàng cai quản. Nếu muốn làm gì đó trên vùng đất của họ cần có lễ cúng để bẩm báo trước để các thần thông qua.
Ngày trước, mỗi khi làm lễ động thổ chúng ta thường phải xem ngày giờ hợp tuổi rồi làm lễ cúng tam sinh. Nhưng ở thời điểm hiện tại người ta đã rút gọn việc cúng tiến chỉ cần một mâm cơm có gà luộc, xôi nếp và hương hoa là đủ.
Sau khi hoàn thành lễ cúng, chủ gia đình sẽ là người lấy cuốc đào xới đất đầu tiên. Tiếp theo đó đội thợ thi công sẽ vào thắp nhang cúng thần và khấn tổ nghề để tiến hành đào móng.
Có một điểm đáng lưu ý là khi gia chủ phạm phải tuổi Kim Lâu hay Hoang Ốc thì phải mượn tuổi người khác để làm nhà. Trong quá trình làm lễ cúng, người được mượn tuổi phải tránh xa nơi xây nhà khoảng 50 m trở lên.
>> Có thể bạn quan tâm
( Nghi thức cúng động thổ xây nhà | sắm lễ cúng thổ công gồm những gì | Mâm ngũ quả cúng nhà mới |5 loại trái cây cúng sửa nhà | Dựng nhà cũng trái cây gì | Các loại quả cúng , bài cúng động thổ làm nhà 5 loại trái cây cúng động thổ | bài cúng khởi công | bài văn khấn cúng động thổ chuẩn )
Lễ phạt mộc của phía nhà thầu trước khi thi công
Tương tự như việc gia chủ phải làm lễ động thổ thì phía đội thi công cũng cần có lễ cúng để cúng tổ nghề giúp công việc tiến hành thuận lợi, suôn sẻ. Sau khi cúng xong người thợ cả sẽ lấy rìu đẽo vào cây gỗ vài nhát làm phép là hoàn thành.
Lễ cất nóc cho tất cả các công trình xây dựng
Lễ cất nóc hay còn biết đến với cái tên lễ Thượng Lương là một nghi lễ quan trọng trong các nghi lễ khi xây nhà mà bắt buộc công trình xây dựng nào cũng phải có, trừ khi công trình này không có phần nóc. Còn đâu đa số các công trình đều cần có nghi lễ này, đặc biệt với những công trình lớn.
Các chủ đầu tư rất xem trọng lễ cất nóc, nó không chỉ giúp quá trình thi công gặp nhiều thuận lợi mà sau này khách hàng sở hữu công trình cũng có được nhiều may mắn trong quá trình kinh doanh hay sinh sống tại đây.
Ngày xưa, tổ chức lễ cất nóc sẽ rơi vào ngày gác thanh giữa nóc nhà. Còn hiện nay, với những thiết kế hiện đại (nhà có mái bằng hay mái dốc) thì lễ cất nóc sẽ diễn ra vào ngày đổ bê tông cho sàn mái.
>> Có thể bạn quan tâm
( mâm lễ cúng cất nóc nhà, cúng cất nóc, lễ cất nóc, văn khấn đổ mái nhà, cất nóc nhà mái tôn, bài cúng đổ mái nhà, văn khấn cất nóc nhà, lễ cất nóc nhà, bài cúng cất nóc nhà,bài khấn đổ mái nhà, cất nóc, cúng đổ mái, văn khấn cất nóc nhà mượn tuổi )
Lễ cúng mở cổng quan trọng ra sao
Theo như những thứ được truyền lại đến ngày nay, thì ngày xưa những ngôi nhà được xây trong ngõ sẽ có lễ cúng mở công nhằm mục đích thông báo với tổ tiên hay các vị thần linh về sự hiện diện. Đồng thời cũng mong rằng sau này trong quá trình sinh sống ở đây gia chủ cùng gia đình sẽ gặp nhiều may mắn.
Đồng thời cũng có một số điều kiêng kị được đưa ra khi xây dựng cổng nhà là không được để cửa nhà vệ sinh, cửa phòng ngủ đối diện với cổng chính ra vào nhà. Không được để cửa chính thông với nhà bếp hay cây. Tuy nhiên ngày này theo những mẫu thiết kế hiện đại thì lễ này không còn xuất hiện nhiều.
Lễ nhập trạch sau khi hoàn thành căn nhà
Có thể nói đây là nghi lễ khi làm nhà phổ biến nhất còn lưu truyền tới hiện nay. Dù là bất cứ ai khi xây nhà đều sẽ biết tới nó. Không phân biệt công trình của bạn là lớn hay nhỏ, xây nhà hay chuyển tới nhà mới thì đều cần phải làm nghi lễ này.
Theo Hán Việt, nhập nghĩa là vào còn trạch tức là nhà, ghép lại nhập trạch chính là chỉ việc tiến vào ngôi nhà mới. Nó có vai trò thông báo cho thần thổ địa và thần hoàng biết được căn nhà đã làm xong và chuẩn bị được chuyển vào.
Ngoài việc cần chuẩn bị mâm cúng đầy đủ khi về nhà mới khi làm lễ này người ta sẽ dùng gạo rang trộn với nước sau đó rắc tại bốn góc nhà bày tỏ với các vị thần rằng đất đã liền lại như cũ. Các thần cai quản cũng vì thế hài lòng mà giúp con đường làm ăn của gia chủ gặp nhiều điềm lành, cuộc sống gia đình sau này hạnh phúc, ấm êm.
Có một số lưu ý nữa khi làm lễ nhập trạch là dù bạn sống ở căn hộ chung cư thì vẫn thực hiện nghi thức như nhà ở mặt đất. Các công đoạn cũng vẫn xảy ra tuần tự theo các bước nhưng cần phải thêm một số nghi thức sau:
Nghi thức xông nhà
Tuy không bắt buộc nhưng nếu muốn gia chủ vẫn có thể làm vì khá dễ dàng. Chỉ cần sử dụng một ít thảo dược hoặc trầm hương đốt để xông quanh nhà xua đuổi tà khí.
Nghi thức trấn nhà
Gia chủ sẽ sử dụng đồng xu hoặc đá phong thủy chôn dưới bốn góc nhà nhằm cầu may mắn, thu hút tiền tài tới ngôi nhà mình. Với những căn nhà được xây dựng với hình thù khác nhau, không rõ góc nhà ở đâu thì gia chủ cũng có thể bỏ vào hũ rồi che vải đỏ cẩn thận, sau đó để ở một góc khuất trong nhà.
Lễ động sàng cho việc dọn vào nhà
Đây không phải nhà nghi thức cần thiết, nhưng nếu bạn là người cẩn thận vẫn nên làm thêm. Nó giống như việc bạn xin phép thần thổ địa cho kê đồ đạc vào trong nhà mới vì việc này sẽ tạo ra tiếng ồn lớn. Vì sợ kinh động tới các vị thần cai quản trong khu vực nên trước khi kê đô vào nhà chúng ta cần làm lễ.
Lễ tân gia hay còn gọi là lễ về nhà mới
Theo quan niệm của ông bà ta thì lễ tân gia ngày xưa còn được biết đến là lễ cài sào hay lễ hoàn thành. Là ngày mừng nhà được hoàn tất và đón các vị tổ tiên tới nơi ở mới. Trong lúc làm lễ gia chủ phải gác cây thước tầm lên bên trong đỉnh mái nhà tại gian cao nhất để kiểm tra bảo vệ. Ngoài ra cũng phải tổ chức ăn uống hoành tráng mời họ hàng, hàng xóm tới tham gia.
Còn ngày nay nó vẫn còn phổ biến với cái tên lễ tân gia, hiểu theo nghĩa Hán Việt chúng ta sẽ thấy tân nghĩa là mới, gia mang nghĩa là nhà, ghép lại từ tân gia có nghĩa là lễ nhà mới. Hiện nay để cho gọn hơn nhiều người đã chọn làm gộp lễ tân gia với lễ nhập trạch.
Lễ này sẽ gồm hai phần chính là phần lễ cúng và tiếp khách. Ở đây không có một yêu cầu nào rõ ràng về mức độ tổ chức lớn hay nhỏ, còn tùy thuộc vào điều kiện gia đình của mỗi người. Đa số chúng ta sẽ để tâm ở phần làm lễ cúng.
Cũng giống như lễ nhập trạch, việc cúng tân gia cũng vô cùng quan trọng để báo cho các vị thần linh và ông bà tổ tiên về việc về nhà mới. Đồng thời cũng mong được sự phù hộ để công việc, sức khỏe của gia đình luôn tốt nhất.
Trong mấm cung phải gồm món chay và món mặn nhưng bạn cũng có thể chọn làm món chay hoàn toàn để cầu phúc. Đặc biệt trong quá trình làm lễ hạn chế giết mổ tại gia mà thay vào đó hãy mua hoặc thuê người làm sẵn trước đó. Ngoài ra chúng ta cần chuẩn bị tiền vàng, vàng mã để gửi tới các cụ.
Người đứng ra cúng đa số sẽ là các thầy được mời tới làm lễ nhưng nếu bạn không mời được cũng có thể chuẩn bị văn khấn để tự mình làm chủ lễ.
Tuy nhiên bạn phải lưu ý một số điểm sau để không phạm vào điều cấm kỵ khi làm lễ:
– Phải chọn được ngày lành tháng tốt để làm lễ về nhà mới
– Chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết trước khi thực hiện nghi thức
– Sau khi cúng xong gia chủ cần mở bếp ga, đun nước và pha trà dâng lễ lần nữa
– Hóa vàng cho các vị thần linh và tổ tiên khi hoàn thành
– Tránh khóc lóc, cãi nhau trong ngày làm lễ về nhà mới
Chắc hẳn không phải gia đình nào cũng có đủ thời gian để chuẩn bị những mâm cúng thắp hương tới ông bà tổ tiên và các vị thần linh. Vì vậy hiện nay chúng tôi đã có dịch vụ cung cấp mâm cúng đến từ thương hiệu Đồ Cúng Nhân Tâm. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, chúng tôi cam kết sẽ phục vụ các bạn được đủ loại mâm cúng từ cung động thổ, cúng cất nóc,… Nếu bạn đang có nhu cầu hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất!
( các lễ cúng khi làm nhà | các nghi lễ khi xây nhà | lễ cúng động thổ | bài cúng gác đòn dông, cúng cất nóc ở đầu, bài khấn cất nóc nhà,lễ cúng khởi công | các nghi lễ khi làm nhà | các lễ cúng khi xây nhà )
( Những loại trái cây không nên cúng | Nên cúng trái cây gì | Trái cây cúng sửa nhà | Mâm lễ vật cúng động thổ khởi công | Lễ cúng đổ móng nhà, trái cây cúng động thổ, Sắm lễ cúng Thổ công, Nghi thức làm phép khởi công xây nhà, Lễ cúng thổ công gồm những gì | bài cúng khởi công | Ngũ quả cúng khởi công xây dựng nhà | )