Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 2023 tại nhà chuẩn tâm linh

Vào ngày Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm là dịp để các gia đình Việt tổ chức lễ cúng Phật, lễ Vu Lan, lễ cúng cô hồn. Mỗi lễ cúng sẽ có đặc trưng riêng và trong ngày này cần lưu ý điều gì? Mâm lễ vật cúng rằm tháng 7 cần có những gì. Bài văn khấn cúng rằm tháng 7 tại nhà chuẩn tâm linh.

Ý nghĩa của nghi lễ cúng rằm tháng 7, bài cúng rằm tháng 7 2023

Vì người Việt Nam tin linh hồn là có thật nên đa số người Việt Nam vẫn giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên hoặc người thân của mình khi họ đã qua đời. Cúng cô hồn rằm tháng 7 được xem là một hành vi có tính nhân đạo, cưu mang những linh hồn khốn khổ. Nhưng cũng có quan điểm rằng cúng cô hồn cũng có thể được xem là một hình thức hối lộ để không bị các cô hồn quấy rối, hoặc để được họ giúp đỡ.

Trong tháng 7 âm lịch, còn được gọi là tháng Vu Lan mọi người sẽ dành thời gian để đi lễ chùa, làm những việc công đức để cho thâm tâm của mình được trở nên thanh tịnh hơn. Đây còn là khoảng thời gian đặc biệt mà các thế hệ sau tưởng nhớ tới những người đã khuất trong gia đình. Bên cạnh đó thì mọi người còn muốn gửi gắm tâm nguyện cùng lời cầu xin của mình tới các vị thần linh – những vị thần có trách nhiệm cai quản mọi việc dưới hạ giới để mong các ngài sẽ phù trì, giúp đỡ chúng ta.

Hầu hết những gia đình làm kinh doanh hiện nay, người ta cúng cô hồn rằm tháng 7 rất nhiều lần trong năm. Thông thường sẽ cúng vào mùng 2 và 16 âm lịch hàng tháng. Trong các ngày cúng giỗ tổ, ngoài việc cúng bái tổ tiên, người ta vẫn làm riêng một mâm để cúng cô hồn. Cúng cô hồn trong năm được làm lớn nhất là vào ngày rằm tháng bảy; trùng với lễ vu lan trong Phật giáo nên một số người vẫn tin rằng lễ cúng cô hồn có nguồn gốc từ ngày lễ Vu Lan này.

Hướng dẫn cúng rằm tháng 7 năm 2023 và cách chuẩn bị mâm lễ vật cúng rằm tháng 7

Thông thường, gia chủ cúng rằm tháng 7 sẽ bao gồm có 3 lễ khác biệt nhau, bao gồm lễ vật cúng Phật, lễ vật cúng gia tiên và lễ vật cúng cô hồn.

Mâm lễ vật cúng Phật

Theo quan niệm văn hóa của Phật giáo thì ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm chính là ngày lễ Vu Lan báo hiếu. Đây là dịp để cho con cháu bày tỏ, nhớ tới công ơn to lớn của ông bà, của cha mẹ. Vì vậy, những gia đình tin tưởng theo quan niệm của đạo Phật sẽ không thể nào mà bỏ qua được nghi lễ cúng Đức Phật vào ngày này. Mâm lễ vật để dâng lên cúng Phật trong ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm sẽ thường có những món ăn chay bao gồm:

  • Xôi trắng hoặc xôi đậu xanh, xôi vò nhân hạt sen…
  • Giò, chả được làm bằng chất liệu bột chay.
  • Nem chay hoặc nem được làm từ nấm.
  • Canh khoai, nấm hoặc canh rau củ nấu chay.
  • Chè đậu xanh
  • Đậu hũ non sốt cà chua hoặc đậu hũ non sốt nấm.

Mâm lễ cúng gia tiên rằm tháng 7 đặt trong nhà

Tùy theo từng gia đình mà việc chuẩn bị mâm lễ vật cúng gia tiên có thể là lễ vật chay hoặc lễ vật mặn. Tuy nhiên đa số các gia đình Việt Nam sẽ làm cỗ cúng mặn. Và cũng tùy theo điều kiện kinh tế của từng nhà mà có thể chuẩn bị các lễ vật cúng với các món ăn có sự khác nhau để thể hiện tấm lòng thành kính, thành tâm của gia chủ đối với tổ tiên.

Bên cạnh một số món ăn mặn thì gia đình gia chủ có thể chuẩn bị thêm hương hoa, trà, bánh kẹo, quả, nến đèn, cùng với vàng mã. Ngoài ra, nên chuẩn bị thêm những đồ vật dành riêng cho người ở dưới cõi âm, những đồ vật này được làm tượng trưng bằng chất liệu giấy như quần áo hoặc giày dép…

Mâm cúng cô hồn rằm tháng 7 đặt ngoài trời

Mâm cúng cô hồn hay còn gọi là mâm cúng chúng sinh là nghi lễ cúng để thể hiện tấm lòng từ bi của con người trên trần gian đối với những cô hồn, vong linh đang vất vưởng, đang lai vãng ở cõi dương gian không có nơi thờ tự, nơi nương tựa. Lễ cúng ngày thường mọi người đặt mâm cúng ở ngoài trời, trước cửa của mỗi gia đình vào thời điểm chiều tối. Đặc biệt, mâm cúng cô hồn, chúng sinh sẽ là mâm cúng chay, không có món mặn ( bởi vì các món ăn mặn sẽ làm khơi dậy lòng tham lam của những vong linh cô hồn). Chỉ có những món chay, những hoa quả, kẹo bánh, hay những món từ tinh bột ví dụ như:

  • 1 lọ hoa với 5 loại hoa khác nhau theo mùa, màu sắc khác nhau và có ý nghĩa khác nhau.
  • Các loại bánh kẹo ngọt như Bim bim, các loại bánh gạo, kẹo, hoặc các loại thạch, bỏng ngô và bỏng gạo…
  • 12 bát nhỏ với cháo gạo nấu loãng.
  • Quần áo cúng dành riêng cho chúng sinh làm bằng bằng chất liệu giấy.
  • Tiền vàng mã
  • Nước lọc. Rượu nếp, Chè xanh
  • 3 nén hương cùng với 2 ngọn nến nhỏ.
  • 1 đĩa gạo tẻ + 1 đĩa nhỏ muối trắng.
  • 12 miếng đường thẻ.

Bài cúng rằm tháng 7 2023, văn khấn rằm tháng 7 tại nhà chuẩn

Bài cúng cô hồn tháng 7, bài cúng chúng sinh 2023

bài cúng cô hồn tháng 7
bài cúng cô hồn tháng 7 | bài cúng rằm tháng 7, văn khấn thần linh rằm tháng bảy, văn khấn rằm tháng 7 năm 2023 ngoài trơi, bài cúng đốt quần áo tháng 7 năm 2023, bài cúng cô hồn tháng 7 2023 ngoài sân, cúng các bác ngoài sân

Bài văn khấn cúng thần linh rằm tháng bảy

bài văn khấn thần linh rằm tháng bảy
bài văn khấn thần linh rằm tháng bảy năm 2023 | bài khấn cúng rằm tháng 7, văn khấn rằm tháng 7 trong nhà, văn khấn chúng sinh, văn cúng chúng sinh, bài cúng thần linh, gia tiên, chúng sinh, ngoài trời, trong nhà

Người Việt từ xưa đến nay đều rất coi trọng ngày rằm tháng 7

Một năm có nhiều ngày rằm nhưng ngoài rằm tháng Giêng ra thì rằm tháng 7 là ngày rằm có một vai trò vô cùng quan trọng và mang một ý nghĩa cực kỳ lớn đối với người dân Việt Nam theo đạo Phật. Vào ngày rằm tháng 7 mỗi người chúng ta không chỉ thể hiện tình cảm của mình đối với trời đất, các vị chư Phật, các chúng sinh cô hồn vất vưởng mà còn biểu hiện tấm lòng của mình đối với các vị thần linh, gia tiên.

Tuy gọi là ngày rằm tháng 7 nhưng đa phần mọi người tổ chức việc cúng lễ này bắt đầu từ ngày mùng 2 âm lịch và kéo dài cho đến hết buổi trưa ngày rằm. Vì thời gian rất dài nên mọi người sẽ có nhiều sự chuẩn bị hơn để mâm cúng lễ ngày rằm có sự chỉnh chu nhất.

Tâm lý trông cậy vào các vị thần linh đã tồn tại từ hàng ngàn đời nay tại nước ta và thấm sâu vào tư tưởng của mỗi người Việt. Bởi thế mà chúng ta có thể thấy được rất nhiều đền thờ các vị thần linh đã được xây dựng trên khắp mọi miền nước ta và nhận được sự sùng bái của đông đảo người dân. Và ngày rằm tháng 7 cũng chính là thời gian vô cùng thích hợp để chúng ta tiến hành việc cúng lễ thần linh.

Cách chuẩn bị mâm cúng cô hồn, cúng rằm tháng 7 đơn giản và đầy đủ nhất

Đối với lễ cúng cô hồn, khi cúng người ta vẫn thường thắp nến, hương và đèn. Thông thường, người ta sẽ khấn vái để mời các vong linh thụ hưởng các món lễ vật cúng. Hoặc với những người được học về cúng bái thì người ta sẽ đọc một bài văn cúng tế cô hồn dưới dạng văn vần. Trong đó có thể miêu tả các cái chết của những người đã khuất.

Các món được đem cúng trong lễ cô hồn thông thường là hương trầm, hoa tươi, đèn nến, gạo trắng, muối trắng, nước suối… Đây là những thành phần bắt buộc phải có trong mâm cúng lễ cô hồn. Ngoài ra tùy vào từng gia đình sẽ có những món riêng. Ví dụ là những món đồ cúng được kèm theo các món ăn, các món tráng miệng …

Tại các chùa, đền thờ hay trong các gia đình có truyền thống Phật giáo từ lâu đời, người ta thường cúng bằng các món ăn chay trong ngày lễ cô hồn. Một trong những món đặc biệt thường xuất hiện trong mâm cúng cô hồn là cháo loãng. Người ta quan niệm rằng có tổng cộng 12 loại cô hồn do tạo nên nghiệp ác nên họ bị đày xuống địa ngục. Họ có dạ dày nhỏ và hẹp nên không thể nuốt trôi được các thức ăn thông thường.

Cuối lễ cúng, gia chủ rải gạo và muối trắng ra đường xung quanh nhà và và đốt vàng mã cho họ. Ở một số địa phương, người ta thường cho phép trẻ con trong nhà cướp lễ vật từ mâm cúng cô hồn khi mọi việc đã được tiến hành xong.

[ bài cúng rằm tháng 7 năm 2020, van khan rằm tháng 7, cách cúng rằm tháng 7 trong nhà, bai khan rằm tháng 7, văn khấn cúng rằm tháng 7 trong nhà, văn khấn thần linh rằm tháng 7, bài cúng thần tài rằm tháng 7, cách bày mâm cúng chúng sinh, văn khấn cúng rằm tháng 7 ngoài trời, văn khấn gia tiên ngày rằm tháng 7 ]