Cách cắt thức ăn theo từng giai đoạn cho bé ăn dậm tự chỉ huy

Ăn dặm BLW (Baby Lead Weaning) là cách bé tự cầm thức ăn, tự ăn khi bắt đầu ăn dặm. Điều này khiến nhiều cha mẹ băn khoăn về hình dạng, cách cắt thức ăn nên như thế nào khi bắt đầu cho bé ăn dặm BLW để bé không bị hóc hay nghẹn.

Dưới đây là hướng dẫn giúp bố mẹ đảm bảo rằng các loại thực phẩm bạn đưa cho bé đều an toàn, dễ ăn và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.

Hình dạng và kích thước của thức ăn

Vào khoảng 6 tháng tuổi:

Đối với hấu hết các bạn nhỏ đây là thởi điểm để bé bắt đầu tập ăn dặm. Vì vậy, để chọn thực phẩm hoặc muốn lấy thứ đó trẻ thường sử dụng cả bàn tay.

Để hỗ trợ phát triển kĩ năng ở giai đoạn này, bạn nên cắt thức ăn thành những que dài và mỏng (tham khảo thêm về hình ảnh cắt thực phẩm cho bé ăn dặm BLW bên trên).

Các loại thực phẩm có thể giới thiệu cho bé ở giai đoạn này: rau củ, trái cây, thịt, thịt gia cầm, đối với các loại dễ gây dị ứng bạn hạn chế giới thiệu cho bé khi mới bắt đầu ăn dặm. Ở thời điểm này, bạn có thể giới thiệu cho bé thử hương vị mới từ bánh mì nướng – chúng không quá cứng, không quá mềm, lại có mùi thơm nhẹ dễ ăn.

Lưu ý: Phần lớn việc ăn ở giai đoạn này của bé là việc khám phá cảm giác, ngửi và nếm thử đồ ăn, mặc dù vậy bạn nên cố gắng khuyến khích trẻ ăn thức ăn đã được chuẩn bị, thay vì chỉ vờn nghịch ném lung tung.

Vào khoảng 8-10 tháng:

Thời điểm này bé bắt đầu chuyển sang giai đoạn thứ 2 của ăn dặm BLW, thay vì sử dụng cả bàn để cầm nắm thức ăn, bé sẽ chuyển sang nhón thức ăn bằng 3 ngón tay và 2 ngón tay.

Thời điểm này bạn dẫn chuyển thức ăn từ những thanh dài thành những thức ăn ngắn hơn, miếng nhỏ hơn.

Đây cũng là thời điểm tốt để bạn bắt đầu cho bé làm quen với thìa và nĩa, bé sẽ tập luyện để có thói quen ăn uống bằng thìa, bạn có thể bày các dụng cụ ra trước để bé làm quen.

Cách cắt thức ăn ở các giai đoạn sau:

Sau khi bé đã học, thực hiện thành thạo hầu hết các kĩ năng, bạn bắt đầu chuyển dần kết cấu thức ăn cho bé thành nhỏ nữa, dạng hạt đỗ cho bé. Thực phẩm cần đủ mềm bạn có thể kiểm tra bằng cách áp lực nhẹ giữa ngón cái và ngón trỏ.

Lượng ăn của trẻ cho 1 bữa

Bạn dùng một chiếc đĩa đường kính 8-12 cm, độ sâu tầm 2-3 cm dùng cho các bé từ 6-36 tháng tuổi. Bạn phân bổ thức căn vào đĩa theo 3 nhóm dinh dưỡng chính:

  • Nhóm 1: Com, nui, bún, mì, bánh mì (1/4 đĩa, không nhiều hơn 2 loại)
  • Nhóm 2: thịt, cá, trứng, phô mai (1/4 đĩa)
  • Nhóm 3: Rau củ quả (1/2 đĩa)

Các kĩ thuật mẹ cần khi chuẩn bị cho bé ăn dặm BLW

  • Hấp rau củ: tùy theo độ tuổi của trẻ mà bạn hấp hoặc luộc để có độ cứng khác nhau. Bạn sẽ nhận biết dần sau vài bữa.
  • Xoe viên, xếp hình và phối màu:
  • Phối màu đối với BLW sẽ hữu dụng khi trẻ từ 10-20 tháng tuổi do thời điểm này nhận thức về màu sắc của trẻ phát triển. Bạn nên chọn thực phẩm có màu sắc tươi sáng, nên chọn màu chủ đạo là màu nóng như: vàng, cam, đỏ,…
  • Xếp hình: bạn nên sắp xếp bữa ăn cho trẻ bằng các hình thù hình dạng khác nhau để kích thích sự thèm ăn, mong muốn được ăn của trẻ như: mặt cười, chiếc xe, cái cầu

Cách tương tác với bé khi ăn theo phương pháp ăn dặm BLW

Đây là một phần cực kỳ quan trọng trong quá trình tập ăn dặm của trẻ, nếu không được tương tác cùng bố mẹ trẻ nhanh chóng cảm thấy nhàm chán. Cách tương tác gây tăng chú ý của trẻ lên thức ăn là cách tương tác cơ bản để trẻ hứng thú với BLW và bài học về hành vi ăn uống lành mạnh.

Để tăng chú ý với thức ăn, thay vì bạn nói: Con ăn cà rốt đi, màu cam nè. Bạn hãy làm khác đi, bốc cà rốt lên và cắn 1 miếng và nói: Mẹ ăn cà rốt nhé, con muốn thử không. Đây gọi là làm mẫu. Một cách khác là đặt cà rốt vào tay trẻ, nhờ trẻ cho bạn ăn và trẻ cũng ăn. Một cách khác là bạn cầm cà rốt và 1 miếng bí đỏ, bạn hỏi trẻ ăn cái nào trước. Đây gọi là lựa chọn.

Những ví dụ này cho bạn thấy nó như 1 hoạt động vui chơi với trẻ trên bàn ăn, gồm làm mẫu, hỗ trợ nhau, lựa chọn. Đó chính là hành vi trẻ cần học khi tự ăn 1 mình. Nó sẽ khác hoàn toàn so với đút muỗng.

Nếu bạn thay đổi thức ăn và bày trí cho giống BLW mà tương tác đơn thuần như đút muỗng thì càng làm BLW chán hơn với trẻ.

Đừng làm công việc cho trẻ ăn của bạn trở nên bận rộn và phức tạp với nhiều nguyên tắc rườm rà, bạn cứ đơn giản, cụ thể và rõ ràng những bước làm. Tốt hơn là dành nhiều thời gian hơn trong tương tác với trẻ trong bữa ăn, đó mới là điểm nhấn nằm ở BLW. 

Để biết thêm thông tin cũng như kiến thức chuyên sâu, thực đơn chi tiết về ăn dặm BLW (Baby Lead Weaning), bố mẹ có thể tìm hiểu và tham khảo khóa học Ăn dặm BLW của FamiCook do trực tiếp đầu bếp Hoàng Cường giảng dạy. 

Note:
D’Auria, E., Bergamini, M., Staiano, A., Banderali, G., Pendezza, E., Penagini, F., Zuccotti, G. V., Peroni, D. G., Italian Society of Pediatrics (2018). Baby-led weaning: what a systematic revi
ew of the literature adds on. Italian journal of pediatrics, 44(1), 49.