Nội Dung Chính
Nên chuẩn bị mâm cúng giỗ như thế nào? Mâm cúng giỗ mấy chén cơm?
Bài viết cung cấp những thông tin hữu ích về cách chuẩn bị mâm cúng giỗ, mâm cúng giỗ mấy chén cơm, từ đó giúp nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ có thêm nhiều hiểu biết để chuẩn bị mâm cúng sao cho đầy đủ, phù hợp với phong tục truyền thống.
Cúng giỗ được xem là một nét đẹp văn hóa tâm linh được truyền lại trong mỗi gia đình từ hàng nghìn năm nay. Bất cứ một đám giỗ nào cũng đều mang ý nghĩa vô cùng to lớn, là cơ hội để mọi thành viên trong gia đình quây quần đoàn tụ, vì vậy ai cũng mong muốn phải chuẩn bị thật đầy đủ, tươm tất. Thấu hiểu tâm lý của nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ hiện nay, trong bài viết này, Đồ Cúng Nhân Tâm – Nấu Tiệc Nhân Tâm sẽ cùng các bạn chia sẻ mọi vấn đề quan trọng liên quan đến cúng giỗ, cúng đám giỗ mấy chén cơm, đặc biệt là cách chuẩn bị mâm cúng theo đúng truyền thống dân tộc.
Cúng giỗ – Nét đẹp trong văn hóa tâm linh người Việt
Đã từ biết bao đời nay, cúng giỗ luôn được xem là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của mỗi người dân Việt. Nó là một nghi lễ trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người phương Đông, qua đó những người còn sống thể hiện sự tưởng niệm và tấm lòng đối với những người đã khuất.
Chính bởi ý nghĩa đó, ngày cúng giỗ ông bà cha mẹ cũng chính là ngày anh em, con cháu, tụ tập, sum vầy để cùng nhau tỏ lòng thành kính. Vì vậy, dù ít hay nhiều, dù có điều kiện hay không đều không thể không tổ chức cúng giỗ. Và mâm cúng giỗ gồm những gì? Và cúng đám giỗ mấy chén cơm? Hãy cùng Nhân Tâm tìm hiểu tiếp nhé.
( mâm cơm cúng giỗ, mâm cỗ giỗ, mâm cỗ cúng giỗ, mâm com cúng giỗ ông bà, thực đơn mâm cỗ giỗ, cách bày mâm cúng giỗ, các món cúng giỗ, mâm cỗ ngày giỗ, thực đơn mâm cúng giỗ, thực đơn cỗ giỗ miền bắc )
Những ngày giỗ quan trọng trong văn hóa tâm linh
Theo quan niệm dân gian, có ngày giỗ quan trọng mà bất kỳ gia đình nào cũng cần phải chuẩn bị cho thật đầy đủ.
Ngày giỗ đầu
Ngày giỗ đầu hay còn gọi là tiểu tường, đây là ngày giỗ đầu tiên sau ngày mất đúng một năm. Do vẫn nằm trong kỳ tang, ngày giỗ này vẫn còn nhiều sầu thảm, người ở lại vẫn chưa thể khuây khỏa bớt nỗi đau buồn. Chính vì thế, trong ngày giỗ đầu, người ta thường tổ chức khá long trọng, con cháu vẫn mặc tang phục để thể hiện lòng tiếc thương. Khi tiến hành tế lễ, người thân trong gia đình vẫn khóc giống như lúc đưa tang. Nếu gia đình nào có điều kiện có thể mời thêm kèn trống.
Ngày giỗ hết
Hay còn gọi là đại tường, được tổ chức sau ngày mất đúng 2 năm. Do vẫn nằm trong kỳ tang, người thân trong gia đình vẫn còn tiếc thương người đã khuất. Vì thế, trong lúc tiến hành tế lễ, họ vẫn mặc tang phục và khóc thương như lúc đưa tang và lúc giỗ đầu.
Ngày giỗ thường
Còn được biết đến với cái tên là cát kỵ nghĩa là giỗ lành. Đây là lễ giỗ được tổ chức sau khi người mất được 3 năm trở đi. Lúc này, con cháu không còn mặc tang phục, không khóc thương như lễ đưa tang và hai lễ giỗ trước. Tất cả chỉ còn lại sự hoài niệm, tưởng nhớ đến người đã khuất. Thông thường, lễ giỗ thường cũng được thu hẹp lại về lượng khách mời, không còn rộng rãi như lễ tiểu tường và đại tường.
Theo quan niệm tâm linh, ngày giỗ sẽ được duy trì đến 5 đời. Sau khoảng thời gian đó, có lẽ linh hồn của người mất đã được siêu thoát, đầu thai, do vậy không còn cần tổ chức cúng giỗ nữa, thay vào đó người thân sẽ gộp chung vào kỳ xuân tế.
>> Bài viết liên quan:
( mâm cỗ giỗ miền bắc, mâm com cúng giỗ đơn giản, mâm cơm ngày giỗ, món cúng giỗ, cỗ cúng giỗ, mâm giỗ, làm mâm cơm cúng giỗ, các món giỗ miền trung, mâm com cúng giỗ miền bắc, món ăn cúng giỗ, mâm cơm giỗ miền bắc, mâm giỗ miền bắc )
Chuẩn bị mâm cúng giỗ như thế nào? Và mâm cúng giỗ mấy chén cơm
Việt Nam có nền ẩm thực đa dạng, mang hướng vùng miền, chính vì thế mâm cúng giỗ ở mỗi địa phương sẽ có sự khác nhau, phù thuộc vào văn hóa ẩm thực cũng như quan niệm ở đó.
Mâm cúng giỗ của người miền Bắc
Miền Bắc thường coi trọng hình thức. Chính vì thế, mâm cơm cúng giỗ nhận cần phải được chuẩn bị vô cùng chu đáo, cầu kỳ với nhiều món ăn khác nhau. Một mâm cúng giỗ truyền thống có thể bao gồm các món ăn:
- – Gà luộc: nguyên con hoặc 1 đĩa
- – Xôi: 1 đĩa. Có thể sử dụng xôi đỗ, xôi lạc hoặc xôi gấc, tùy theo mùa vụ cũng như điều kiện chuẩn bị của gia đình.
- – Chả quế: 1 đĩa
- – Giò lụa: 1 đĩa
- – Miến nấu lòng gà: 1 bát
- – Canh xương ninh măng: 1 bát
- – Rau xào: 1 đĩa
- – Thịt bò xào: 1 đĩa
Ngoài ra, gia đình có thể chuẩn bị thêm 1 bát dưa muối/hành muối hoặc 1 bát thịt đông nếu đám giỗ vào mùa lạnh.
Mâm cúng giỗ của người miền Trung
Người miền Trung nổi tiếng với sự cầu kỳ, khéo léo trong từng món ăn. Nhất là ở Huế – nơi có nền văn hóa ẩm thực bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi ẩm thực cung đình. Do đó, mâm cúng giỗ của người miền Trung cũng có phần tươm tất, long trọng với các món ăn như:
- Các món thịt như: Thịt gà/thịt vịt luộc chấm với nước mắm gừng, Thịt gà bóp rau răm muối tiêu, Thịt heo luộc, ăn kèm với rau sống và mắm, Thịt heo quay
- Các món tôm cá: tôm rim, cá chiên khúc, vả trộn tôm
- Các món canh, rau: Canh rau củ hầm thịt bò, canh khổ qua nhồi thịt,
- Các món xào: Rau củ xào với thịt heo/thịt bò, Đậu cô ve/su xào
Ngoài ra, còn có các món như nem rán, chả giò,… cũng thường xuyên xuất hiện trên các mâm giỗ của người dân miền Trung
Mâm cúng giỗ của người dân miền Nam
Đối với người dân miền Nam, bạn sẽ gặp những món ăn quen thuộc dưới đây thường xuất hiện trong mâm cúng giỗ của họ:
- Các món kho: thịt kho tàu, cá lóc kho thịt với nước dừa,…
- Các món luộc: thịt ba chỉ heo luộc sau đó thái mỏng
- Các món ninh hầm: thịt heo ninh với măng tre
- Các món xào: lòng xào rau, các món xào với tôm,…
Bên cạnh những món mặn như được trình bày ở trên, trong mâm cúng giỗ không thể thiếu các lễ vật. Tuy có sự khác biệt đôi chút trong các vùng miền, thế nhưng tựu chung lại đám giỗ của người dân Việt Nam không thể thiếu những lễ vật dưới đây:
– Hoa tươi: 1 bình. Thường sẽ sử dụng các loại hoa như hoa cúc vàng (nếu là người chết trẻ dùng hoa cúc trắng), hoa lay ơn, hoa sen,…
– Quả: 1 mâm ngũ quả.
– Rượu, chè, thuốc: tùy tâm
– Tiền vàng: tùy tâm
– Nhang đèn: Đây là 2 vật không thể thiếu trong lễ cúng giỗ. Nhang là vật kết nối giữa 2 thế giới tâm linh, còn đèn là tượng trưng cho mặt trăng mặt trời. Nếu không có đèn, có thể dùng đèn cầy để thay thế.
– Cơm trắng: Tùy theo văn hóa vùng miền có thể chuẩn bị lượng chén cơm khác nhau. Có nơi dùng 5 chén cơm xếp chung vào mâm, mỗi bát cơm được xới 1 lần duy nhất, không xới 2 lần vào 1 bát cơm. Có nơi dùng một chén cơm úp (hai bát cơm xới đầy và úp vào nhau) và một quả trứng gà luộc. Có nơi lại xới cơm ra bát lớn hoặc ra đĩa một cách vuông vắn, đầy đặn. Do vậy, hãy tham khảo ý kiến những người lớn tuổi trong gia đình để có sự chuẩn bị cho phù hợp với truyền thống địa phương.
( mâm cơm cúng ngày giỗ, món ngon cúng giỗ, mâm cỗ cúng giỗ truyền thống, thực đơn cúng giỗ, mâm cơm cúng giỗ miền trung, các món trong mâm cỗ giỗ, mâm cỗ cúng giỗ miền bắc, những món cúng giỗ, cỗ giỗ làm những món gì, mâm cúng đám giỗ, mâm cỗ giỗ ngon đơn giản )
Một số lưu ý khi chuẩn bị mâm cúng giỗ
Là một nghi lễ tâm linh, do đó khi chuẩn bị mâm cúng giỗ, có không ít điều mà gia đình cần tránh để bày tỏ lòng thành kính với người đã khuất. Một số điều cần lưu ý như sau:
– Trong quá trình chuẩn bị đồ cúng, đầu bếp không được nêm nếm thức ăn bởi theo quan niệm xưa, điều này thể hiện sự bất kính.
– Món ăn cần được chế biến sạch sẽ, nguyên liệu đầu vào cũng cần đảm bảo được độ tươi ngon.
– Không sử dụng tỏi trong các món ăn được bày trên mâm cúng
– Đối với người dân miền Bắc, không được đặt lên mâm cúng món ăn còn sống, những món tanh như lươn, cá mè. Những món ăn từ thịt chó, thịt mèo, thịt vịt cũng không nên sử dụng để dâng lên mâm cúng. Ngoài ra, cũng không được sử dụng mắm tôm hay những thức ăn mà người đã khuất không thể dùng được.
– Đối với người dân miền Nam, không sử dụng thịt rừng để xào các món ăn trong mâm cúng.
– Sử dụng chén đũa riêng khi cúng giỗ, không dùng chén đũa mà người sống đang dùng. Ngoài ra chén đĩa trên mâm cũng cần sự đồng bộ, không dùng bát đĩa bị mẻ, nứt vỡ.
– Không được cúng hoa quả giả trong đám giỗ bởi đó là điều đại kỵ. Nên sử dụng hoa quả tươi, không bị dập nát.
– Không sử dụng đồ đóng hộp trong mâm cúng.
– Đối với người chết trẻ, theo quan niệm ngày xưa, các gia đình thường không tổ chức. Sau khi hết tang, người thân di chuyển ảnh lên ban thờ và coi đó cho sự kết thúc việc cúng giỗ. Tuy nhiên, ngày nay nhiều gia đình vẫn tổ chức lễ cúng giỗ cho người chết trẻ để bày tỏ lòng thương xót.
Trên đây là những thông tin chi tiết mà Đồ Cúng Nhân Tâm – Đặt Tiệc Nhân Tâm muốn chia sẻ cùng các gia đình để có thể chuẩn bị những mâm cúng giỗ phù hợp với phong tục truyền thống, bày tỏ tấm lòng thành kính với những người đã khuất. Qua những điều được trình bày ở trên, có thể thấy rằng mâm cúng giỗ cần phải chuẩn bị hết sức cầu kỳ, chính vì thế, đối với nhiều người, nhất là những gia đình trẻ hiện nay khi các thành viên đều phải vắt kiệt sức lực chạy theo cơm áo gạo tiền, việc chuẩn bị mâm cúng giỗ đầy đủ quả thực có đôi phần khó khăn. Chúng tôi thấu hiểu thực trạng này, vì thế đã và đang triển khai dịch vụ cung cấp mâm cúng giỗ đến các gia đình để giảm tải áp lực cho những người làm vợ.
Tại Đồ Cúng Nhân Tâm – Nấu Tiệc Nhân Tâm, chúng tôi có những thực đơn đa dạng, phù hợp với truyền thống văn hóa từng vùng miền, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về mặt tài chính. Chỉ cần liên hệ với chúng tôi trước thời điểm làm lễ cúng khoảng 3-5 ngày, chúng tôi sẽ sẵn sàng tư vấn chọn món, đàm phán giá cả, chốt đơn hàng và chuẩn bị mọi lễ vật cho quý khách hàng. Mâm cúng sẽ được giao đến tận nhà, đảm bảo ấm nóng thơm ngon mà vẫn đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Với thái độ tận tâm cùng dịch vụ chất lượng uy tín, Đồ Cúng Nhân Tâm – Đặt Tiệc Nhân Tâm đã trở thành lựa chọn hoàn hảo cho đông đảo khách hàng có nhu cầu về mâm cúng giỗ nói riêng và đồ cúng nói chung. Mọi thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của Đồ Cúng Nhân Tâm – Đặt Tiệc Nhân Tâm ngay hôm nay để được hỗ trợ.
( mâm cỗ giỗ ngon miền bắc, các món ăn cúng giỗ, món ngon ngày giỗ miền bắc, gợi ý mâm cỗ ngày giỗ, món ăn ngày giỗ miền bắc, mâm cơm cúng giỗ miền nam, làm mâm cỗ cúng giỗ, cỗ giỗ gồm những món gì, cách làm mâm cơm cúng giỗ, mâm cúng ngày giỗ, cỗ giỗ làm món gì, mâm cỗ ngày giỗ miền bắc )