Thủ tục, Bài văn khấn chuyển bàn thờ trong nhà và 4 điều kiêng kỵ

Văn khấn chuyển bàn thờ sang vị trí khác là điều vô cùng quan trọng cần làm giúp mang đến vận may và tránh xa được may rủi. Tuy nhiên vì là nơi linh thiêng thờ cúng các vị thần linh và gia tiên nên gia chủ không nên tự ý di chuyển mà nên làm theo phong tục truyền thống. Và vẫn còn nhiều chủ nhà vẫn còn chưa biết cách xem ngày và làm thủ tục chuyển bàn thờ. Vì vậy, hãy để Dịch Vụ Đồ Cúng Nhân Tâm gửi đến quý bạn đọc hiểu nhiều kiến thức chuyển bàn thờ ngay tại bài viết này.

Tại sao cần có văn khấn chuyển bàn thờ

Trước khi giải thích tiêu đề này, chúng ta nên tìm hiểu khi nào gia chủ mới cần chuyển bàn thờ.

Theo quan niệm người xưa, bàn thờ được xây dựng hoặc tạo ra để thờ cúng các vị thần linh, các thánh và gia tiên. Ví dụ để thờ ông bà tổ tiên thì có bàn thờ gia tiên, thờ ông thần tài thổ địa thì có bàn thờ thần tài … Trên mỗi bàn thờ đều bát hương sẽ được tích tụ linh khí theo thời gian và nơi đặt bàn thờ phải phù hợp phong thuỷ với tuổi của chủ nhà. Vì thế chỉ khi bất đắt dĩ lắm mới cần phải làm nghi thức chuyển bàn thờ.

Chuyển bàn thờ xảy ra với hai trường hợp sau đây:

  • Gia chủ đặt hướng thờ không hợp phong thuỷ và muốn thay đổi để vận mệnh được tốt hơn, suôn sẻ.
  • Chủ nhà xây dựng mới trên mảnh đất cũ nên cần làm nghi lễ để xin phép chuyển vị trí mới.

Thủ tục chuyển bàn thờ

Chọn ngày lành tháng tốt chuyển bàn thờ

Thực tế khi gia chủ chuyển về nhà mới thì ngày để chuyển bàn thờ thần tài, bàn thờ thần tài trùng với thời gian làm lễ nhập trạch. Nhưng nếu là trường hợp sửa nhà thì gia chủ nên tìm thầy phong thuỷ nhờ từ vấn chọn ngày và giờ phù hợp để làm lễ chuyển bàn thờ. Ngày chuyển bàn thờ đẹp nhất là ngày Hoàng Đạo hợp tuổi với gia chủ và tránh các ngày Tam Nương.

Bên cạnh đó, quý vị cũng nên biết cách tính tam tai cho năm cần chuyền bàn thờ. Tam tai là chuỗi 3 năm liên tiếp gắn liền với nhiều tai họa và vòng chu kỳ cứ 12 năm lặp lại 1 lần, theo bộ tam hợp là cứ 4 năm sẽ lặp lại. Đó là vòng tuần hoàn có quy luật và trong cuộc đời mỗi người ai cũng đều trải qua, cụ thể tính tam tai như sau:

  • Nhóm tam hợp Tỵ – Dậu – Sửu  sẽ gặp tam tai vào 3 năm Hợi – Tý – Sửu
  • Nhóm tam hợp Thân – Tý – Thìn sẽ gặp tam tai vào 3 năm Dần – Mão – Thìn
  • Nhóm tam hợp Hợi – Mão – Mùi  sẽ gặp tam tai vào 3 năm Tỵ – Ngọ – Mùi
  • Nhóm tam hợp Dần – Ngọ – Tuất sẽ gặp tam tai vào 3 năm Thân – Dậu – Tuất

Trên đây, chúng tôi đã cố tình sắp xếp các năm xảy ra tam tai theo thứ tự 12 thiên can để giúp bạn dễ nhận biết

Lễ vật cúng chuyển bàn thờ gia tiên

Vì nghi thức cần được thực hiện để chuyển qua vị mới nên vật phẩm cũng không cần quá cầu kỳ, bao gồm những món cơ bản như lễ cúng bình thường:

  • 5 loại quả khác nhau
  • Hoa tươi
  • Xôi
  • Gà luộc
  • Chai rượu
  • 3 lá trầu
  • 3 quả cau
  • Chén nước sạch.
  • Văn khấn (nếu không nhớ thì nên in sẵn và hoá thành tro cùng với vàng)
  • Vàng bạc giấy
  • Hương nhang
  • Đèn cầy

Văn khấn chuyển bàn thờ

Văn khấn chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới

Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Con xin kính lạy LIỆT TỔ LIỆT TÔNG… (họ của ông bà, tổ tiên đang thờ cúng) GIA TẠI THƯỢNG.

Kính lạy CỬU HUYỀN THẤT TỔ NỘI NGOẠI GIA TIÊN LINH. (Và/hoặc tên cụ thể của người được thờ cúng).

Con tên là: ….. Hôm nay ngày…… tháng.…. năm…… (nhằm ngày… tháng… năm… âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con xin phép được chuyển bàn thờ gia tiên đến địa chỉ mới ở …………….. Con xin được phép bốc bát hương, chuyển dời di ảnh cùng các vật thờ cúng về địa chỉ mới.

Lễ bạc tâm thành, chúng con xin được kính lễ, cúi cầu mong tổ tiên chứng giám ưng thuận.

 Văn khấn chuyển bàn thờ cũ sang bàn thờ mới

Văn khấn chuyển bàn thờ thần tài

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Hôm nay là ngày … tháng …. năm ……… 20…….

Tín chủ con là:……………, …….. tuổi, xin tâm thành tiến lễ bái Thánh thần lai lâm trước linh đài, thụ hưởng lễ vật và chứng giám lòng thành của chúng con. Cho phép chúng di chuyển ban thờ của chư vị Tôn thần bản gia. Chúng con thiết nghĩ, xưa nay âm có thuận dương mới hòa. Chúng con xin phép các vị Tôn thần chuyển ban thờ đắc đáo linh địa, cư trung chính gia trung, tăng thêm mãnh lực. Từ nay trở đi, tuần rằm mồng một, lễ tết, chúng con xin tôn nhang, sửa lễ dâng cúng chư vị Tôn thần để tạ ơn và xin cầu Phúc Lộc.

Kính xin chư vị phù độ cho ……………….. chúng con được nhân khang vật thịnh, khỏe mạnh, bình an, mọi sự vạn cầu sở nguyện, vạn ước khả thành, mọi công việc làm ăn hanh thông thuận toại, tài lộc dồi dào tốt tươi, bát tiết tứ thời hưởng vinh hoa phú quí.

Tín chủ: ……………………. cùng toàn gia chúng con xin rập đầu bái tạ!

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Top 4 kiêng kỵ khi chuyển bàn thờ

Bên cạnh văn khấn chuyển bàn thờ, tiếp theo là những chú ý không kém phần quan trọng mong rằng quý vị gia chủ nên nhớ để tránh phạm phải sai làm trong nghi lễ:

  • Vào lúc gia chủ tìm thầy phong thuỷ tư vấn ngày giờ thích hơp nên hỏi hướng hợp tuổi. Tuyệt đối tránh gần nhà vệ sinh, nhà tắm, kho
  • Thực ra, nghi thức chuyển bàn thờ khi sửa nhà là chuyển bát hương và giữ nguyên vị trí bàn thờ gia tiên, bàn thờ thần tài như cũ. Nên cần bao sái bát hương thật cẩn thận.
  • Việc sắp xếp lễ vật trong nghi thức chuyển nhà mới nên cân đối, đơn giản, tránh sự loè loẹt.
  • Sau khi cúng chuyển bàn thờ, gia chủ nên tự tay dọn dẹp vệ sinh các đồ thờ cúng sạch sẽ, và cất trong thùng giấy tránh để các vong nhập vào .

Đến đây, Dịch Vụ Đồ Cúng Nhân Tâm đã chia sẻ đến quý vị lưu ý những điều kỵ, hiểu được khi nào sẽ cần chuyển bàn thờ… Nếu quý khách đang cần đặt mâm cúng trọn gói các loại, Đồ Cúng Nhân Tâm – đảm bảo quý khách sẽ hài lòng.