Tết đoàn viên là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa

Trung thu cũng là Tết đoàn viên, là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Nhưng có lẽ không phải ai trong chúng ta cũng biết rõ về sự tích huyền bí cũng như phong tục của ngày tết trung thu, chỉ biết vào ngày này trăng sáng nhất, tròn nhất và mọi người quây quần bên mâm cỗ.

Tết đoàn viên là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa
Tết đoàn viên là ngày nào? Nguồn gốc và ý nghĩa

Rằm trung thu tết đoàn viên tháng 8

Trung thu là tết thiếu nhi, là dịp nghi lễ văn hóa đã trở nên quen thuộc đối với mỗi người dân Việt Nam và còn đi vào trong thơ ca của văn hóa dân tộc. Trung thu không chỉ là lễ của các em nhỏ mà còn là dịp lễ được gọi với cái tên trìu mến – Tết đoàn viên.

Trung thu trong tâm thức của mỗi người Việt Nam là một dịp lễ văn hóa vô cùng quan trọng và thiêng liêng, được diễn ra một năm một lần vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Gọi là tết thiếu nhi nhưng trung thu không chỉ đơn thuần là Tết của các em thiếu nhi, mà từ xa xưa, trong tâm thức của mỗi người Việt Nam đã quen với quan niệm rằm trung thu còn là tết đoàn viên. Từ tên gọi tết đoàn viên đã thể hiện được sự thân thương và quen thuộc, là dịp để tất cả các thành viên trong gia đình, cộng đồng dân cư cùng quay về nhà để tụ họp, quây quần bên nhau tình cảm thân thiết. Những thông tin dưới đây được chúng tôi cung cấp trong nội dung bài viết sẽ giúp mọi người hiểu thêm về nghi lễ truyền thống này.

Tết trung thu là gì và nó diễn ra vào thời gian nào?

Trung thu là dịp để mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau ngồi dưới ánh trăng rằm phá cỗ và rước đèn. Với người dân Việt Nam, trung thu chính là dịp đã in đậm vào trong tiềm thức của mỗi người, không thể nào quên được.

Tết trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên, nghi lễ văn hóa này được diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm. Theo quan niệm của dân gian thì rằm tháng 8 là dịp để mọi người tạ ơn thần Rồng, vị thần đã có công mang mưa đến cho nhân dân được mùa màng bội thu.

Được gọi là tết đoàn viên bởi đây là dịp mà mỗi thành viên gia đình sẽ quay trở về nhà, ngồi quây quần bên mâm cơm rằm tháng 8. Cũng là dịp để những người con xa quê hương cũng sẽ quay trở về nhà để đoàn tụ với gia đình, do đó mà mọi người vẫn gọi  với cái tên đầy trìu mến ngày tết đoàn viên. Nếu tết nguyên đán là dịp được mọi người trông chờ và háo hức chờ đợi, đặc biệt là trẻ em thì trung thu cũng là ngày lễ được các em trông chờ đến như vậy.

Rằm trung thu Tết đoàn viên có nguồn gốc như thế nào?

Tết trung thu theo lời kể của ông cha ta đã hình thành từ rất lâu ở Việt Nam, nó đã đi vào trong thơ ca văn hóa cũng như đã được khắc họa trên mặt của trống đồng Ngọc Lũ với dấu vết của người nông dân mùa màng bội thu.

Ngoài ra, sự tích chị Hằng, chú Cuội mỗi dịp trung thu về đã in đậm trong tiềm thức của mỗi người, với bánh trung thu, mâm cỗ và đèn lồng. Chị Hằng và Chú Cuội được xem là biểu tượng của tết trung thu đoàn viên, là những câu chuyện không thể thiếu mỗi dịp trung thu về.

 Tết trung thu đoàn viên mang ý nghĩa gì?

Nếu như tết nguyên đán là tết truyền thống của dân tộc, là dịp để mỗi người con trở về quê hương sum vầy bên gia đình, đoàn tụ hạnh phúc, bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn của mình đối với ông bà, tổ tiên, những người đã có công sinh thành. Thì tết trung thu đoàn viên lại là một dịp quan trọng để người dân bày tỏ, thể hiện tấm lòng biết ơn của mình đối với các vị thần linh đã có công che chở, bảo vệ cho mùa màng, thành quả lao động của người nông dân để có những vụ mùa bội thu.

Tết trung thu đoàn viên ngày rằm âm lịch tháng 8 hàng năm cũng chính là ngày mà mặt trăng to và tròn nhất, từ thời xa xưa, các cao nhân, những nhà nghiên cứu đã dựa vào ngày này để tiên đoán trước được vận mệnh của quốc gia. Theo quan niệm và tiên đoán của họ thì nếu trăng rằm tháng 8 màu vàng và sáng rõ thì đồng nghĩa với việc năm đó mùa màng sẽ bội thu, còn ngược lại nếu trăng có màu xanh lục thì sẽ là một năm nhiều thiên tai.

Mỗi dịp Tết trung thu đoàn viên, thành viên trong gia đình có cơ hội sẽ cùng quay trở về đoàn tụ, cùng nhau làm và bày những mâm cỗ cúng trung thu. Với lễ vật chủ yếu là bánh trung thu, bánh dẻo và hoa quả để dâng kính lên các vị thần linh. Trước hết là để dâng lên cúng thần linh, và sau đó là thắp hương cho ông bà, gia tiên. Bước quan trọng trong mỗi dịp trung thu về là khoảnh khắc cùng nhau phá cỗ, rước đèn, trông trăng, cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa và may mắn bình an

Ngày này, khi bánh trung thu trở nên phổ biến, bánh trung thu không chỉ là những phần quà cho các e nhỏ thiếu nhi mà đây  còn là những món quà nhỏ để biếu tặng. Bánh trung thu với những loại như bánh dẻo, bánh nướng với nhiều hương vị khác nhau, thể hiện sự tròn đầy, nguyên vẹn.

Chuẩn bị mâm cỗ cúng tết trung thu đoàn viên

Ngày nay, mỗi dịp trung thu về, nhiều gia đình đã tự tay chuẩn bị hoặc đặt dịch vụ tại các đơn vị cung cấp mâm cúng với những mâm cỗ nhỏ với đầy đủ các lễ vật mang ý nghĩa đặc biệt. Bởi lẽ, trung thu đoàn viên còn là dịp để cho mọi người thể hiện, bày tỏ tấm lòng biết ơn của mình đối với những vị thần có công bảo vệ mùa màng bội thu, tấm lòng kính trọng đối với tổ tiên.

Mâm cỗ cúng các vị thần linh và gia tiên bao gồm những lễ vật đơn giản, không cầu kỳ như những nghi lễ cúng như cúng cô hồn rằm tháng Giêng hay cúng tết nguyên đán.

Mâm cỗ cúng các vị thần và tổ tiên bao gồm

– 1 con gà trống luộc;

– 3 đĩa xôi đậu xanh  hoặc xôi gấc tùy vào sự lựa chọn của mỗi gia đình;

– 1 mâm ngũ quả với 05 loại quả khác nhau, có màu sắc khác nhau, mang ý nghĩa riêng;

– 1 lọ hoa tươi với 5 bông có màu khác nhau, thông thường mọi người vẫn chọn hoa cúc kim cương cho các nghi lễ cúng;

– 1 đĩa bánh trung thu gồm bánh dẻo và bánh nướng các loại;

– 1 đĩa trầu cau têm sẵn.

– 1 chai rượu nếp, 1 chai nước suối.

Ngoài việc chuẩn bị một mâm cỗ cúng để bày lên bàn thờ các vị thần linh, tổ tiên, các gia đình còn phải chuẩn bị thêm một mâm cỗ nữa được gọi là mâm cỗ để các em nhỏ phá cỗ trông trăng. Mâm cỗ gia đình có thể chuẩn bị đơn giản hoặc tươm tất tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình. Trên mâm cỗ chủ yếu với bánh trung thu và quả tươi sắp thành một mâm cỗ đẹp đặt ở ngoài sân để trẻ em trong xóm cùng ngồi lại sum vầy với nhau phá cỗ trông trăng, ăn bánh kẹo nô đùa với nhau. Đây chắc chắn sẽ là những khoảnh khắc đẹp, những kỷ niệm tuyệt vời sẽ in sâu trong ký ức của thiếu nhi Việt Nam và gia đình các em nhỏ.

Mâm cỗ trông trăng gồm có:

Các loại quả như chuối, bưởi, na, lê, thanh long,  táo,…

Các loại bánh trung thu và kẹo như: bánh trung thu nướng, bánh dẻo, các loại bánh ngọt, …

Ngoài ra nên chuẩn bị thêm 1 mâm để đặt bánh kẹo và quả lên phá cỗ, các loại trà như trà sen, trà vải, trà hoa cúc, trà hoa nhài, …

Trong ngày tết trung thu đoàn viên sẽ có nhiều phong tục văn hóa khác nhau mà không đồng nhất giữa các vùng trong cả nước. Mỗi phong tục văn hóa đều bắt nguồn từ những câu chuyện, những sự tích khác nhau, có những ý nghĩa khác nhau và riêng biệt. Do đó, tết trung thu ở việt Nam có nhiều nghi thức khác nhau, và vô cùng đa dạng.

Phong tục rước đèn lồng trung thu

Đèn lồng là chính là hình ảnh biểu tượng của tết trung thu đoàn viên, gắn liền với trẻ em Việt Nam trong ngày rằm tháng 8 đã từ xa xưa đến nay. Hiện nay, trên thị trường bày bán những chiếc đèn lồng, đèn ông sao với rất nhiều mẫu mã khác nhau, có nhiều hình thù, với màu sắc nổi bật, đẹp mắt gây ấn tượng với người Việt. Vào đêm giao thừa, các em nhỏ sẽ cùng nhau rước đèn qua các khu phố nhỏ hoặc các con ngõ nhỏ ở thôn quê.

Đèn lồng truyền thống của trẻ em Việt Nam chính là chiếc đèn ông sao có 5 cánh. Chiếc đèn ông sao đã được phổ nhạc thành bài hát quen thuộc với mỗi em nhỏ, và đặc biệt sẽ được hát vang vào đêm rằm tháng 8. Ngày nay, đèn lồng được thiết kế với những hình thù khác nhau, chất liệu khác nhau dựa trên sở thích của các em nhỏ, tuy nhiên chiếc đèn ông sao vẫn không thể thiếu mỗi dịp trung thu về.

Ngắm trăng rằm

Trăng gắn liền với người dân Việt Nam, gắn liền với văn minh lúa nước của người nông dân. Ngày Rằm tháng 8 là thời điểm tròn nhất và sáng nhất trong năm. Đây cũng chính là thời điểm mà người nông dân được nghỉ ngơi cho mùa màng sắp tới, từ xa xưa người Việt đã dựa vào trăng rằm tháng 8 để dự đoán về mùa màng tiếp theo.

Dưới ánh trăng rằm, người lớn cùng ngồi ngắm trăng, bàn về những câu chuyện trong cuộc sống còn các em nhỏ lại có cơ hội được vui đùa bên nhau.

Phá cỗ trông trăng

Vào ngày tết trung thu đoàn viên, gia đình ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ cúng để dâng lên các vị thần linh, tổ tiên thì sẽ chuẩn bị thêm một mâm cỗ để các em nhỏ phá cỗ trông trăng. Đây cũng là dịp để người dân bày tỏ sự biết ơn, tấm lòng cảm tạ đối với trời đất đã có công bảo vệ, mang đến cho họ một vụ mùa bội thu. Phá cỗ trông trăng chắc chắn là phần mà mỗi em nhỏ đều háo hức và chờ đợi nhất trong mỗi dịp trung thu về, không chỉ phá cỗ, các em còn được người thân tặng những món quà nhỏ để cố gắng hơn trong năm học mới. Tục phá cỗ diễn ra khi cả  gia đình cùng quây quần ngồi bên nhau để ăn bánh trung thu, hoa quả từ mâm phá cỗ trung thu trong niềm vui cũng như hạnh phúc gia đình. 

Để tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho những công việc khác, mọi người có thể liên hệ và đặt mâm cỗ cúng tổ tiên, các vị thần linh cũng như mâm phá cỗ trung thu tại dịch vụ cung cấp mâm cúng của đơn vị Đồ Cúng Nhân Tâm.