Rằm tháng 7 là ngày gì, Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào tốt nhất năm 2022
Ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm là một trong những dịp lễ quan trọng nhất của người Việt Nam. Trong rằm tháng 7 có 2 lễ lớn đó là Lễ Vu Lan Báo Hiếu và Lễ Cúng Cô Hồn (cúng chúng sinh). Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu được rằm tháng 7 là ngày gì cũng như nguồn gốc và ý nghĩa thực sự của ngày lễ này.
Nội Dung Chính
Rằm tháng 7 là ngày gì?
Theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam, rằm tháng 7 được gọi là Cúng Cô Hồn ngày xá tội vong nhân. Đây là ngày mở cửa địa ngục, ân xá cho vong nhân nên dân gian thường tổ chức lễ cúng Cô Hồn cho các cô hồn không nhà cửa, không thân nhân trên Dương thế, để các vong hồn này có cơ hội được xá tội, được siêu sinh về cõi an lành.
Rằm tháng 7 là ngày gì? Rằm tháng 7 còn được gọi là lễ Vu Lan, là ngày con cái báo đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, tìm về cội nguồn. Ngày này còn là ngày Tết Trung Nguyên ở Trung Quốc.
Rằm tháng 7 là ngày nào âm lịch và dương lịch 2022
Rằm tháng 7 2022 là ngày 15 tháng 7 âm lịch, tức vào thứ sáu, ngày 12 tháng 8 dương lịch 2022.
Cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào năm 2022?
Cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt? Hằng năm, buổi lễ cúng rằm tháng 7 luôn được diễn ra trên toàn đất nước Việt nam ta. Thế nhưng luôn có những thắc mắc được đặt ra vào những ngày trước khi buổi lễ diễn ra với mong muốn sự chuẩn bị cho mâm cúng được đầy đủ cùng những nghi thức cúng kính phải chính xác và phải phép nhất. Vậy cách cúng rằm tháng 7 vào ngày nào là phù hợp nhất?
Như chúng ta đã biết ngày rằm chính là ngày 15 âm lịch hàng tháng và lễ cúng Rằm thường được diễn ra vào đúng ngày đó. Tuy nhiên, vào ngày Rằm tháng bảy không bắt buộc phải được tổ chức vào đúng ngày 15/7 âm lịch mà có thể vào bất kỳ ngày nào trong tháng 7 âm lịch trước ngày Rằm.
Theo dân gian, mọi người thường cúng Rằm tháng 7 vào các ngày từ ngày mùng 2 đến ngày 14 tháng 7 âm lịch. Trong lễ cúng Rằm này, không nhất thiết phải chọn ngày đẹp chỉ cần có đầy đủ sự thành tâm và thời gian phù hợp là được.
Sở dĩ lễ cúng như vậy là do từ ngày xa xưa ông bà ta đã quan niệm từ ngày 2-14/7 âm lịch Diêm vương sẽ cho mở cửa Quỷ Môn Quan để các vong hồn được về với dương giới, thụ hưởng những đồ vật mà người dân, người thân cúng tế.
Do đó, mọi người thường sẽ chuẩn bị các mâm lễ vật cúng và mời linh hồn người thân đã khuất về dùng cơm. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp để cúng thực, bố thí cho các linh hồn vất vưởng, không nơi nương tựa.
Dịch vụ đặt mâm cúng ngày Rằm tháng 7 2022
Cách tổ chức cúng ngày Rằm tháng 7 2022 ở Việt Nam muốn được chuẩn theo truyền thống, phong tục thì trước hết gia đình gia chủ cần phải sắm đầy đủ tất cả những lễ vật cơ bản trên. Điều này sẽ làm cho gia đình gia chủ sẽ có được buổi lễ trang trọng và vô cùng lịch sự.
Ngày nay, khi đời sống của con người ngày càng phát triển, mọi gia đình đều chú trọng vào vấn đề tâm linh thì đặt ra vấn đề là nhu cầu về mâm cúng. Nhiều gia đình bận rộn không có khả năng chuẩn bị lễ vật hoặc không tự tay chuẩn bị lễ vật thì sử dụng dịch vụ của các đơn vị đồ cúng ngày càng được sử dụng nhiều. Ngày Rằm tháng 7 năm 2022 là ngày nào sẽ không còn làm các bạn thắc mắc và lo lắng nữa vì đã có sự hỗ trợ đắc lực tư phía Đồ Cúng Nhân Tâm.
( rằm tháng 7 là ngày gì | mâm cúng gia tiên rằm tháng 7, văn khấn thần linh rằm tháng bảy | rằm tháng 7 2022 là vào ngày nào dương lịch | có nên cúng cô hồn tại nhà | cúng chúng sinh cần những gì | cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt nhất)
Một vài lưu ý khi cúng Rằm tháng 7 2022
Để buổi cúng lễ được diễn ra đúng chuẩn với cách cúng rằm tháng 7 2022 từ trước tới nay bạn cần chú ý những lưu ý sau:
Lễ cúng Phật và lễ cúng gia tiên, thần linh phải thực hiện trong nhà. Tuy nhiên, lễ cúng Phật cũng có thể được tổ chức tại chùa hay miếu,… Còn với lễ cúng chúng sinh sẽ được tổ chức ngoài trời thường thấy các gia đình tổ chức ở trước cửa chính hoặc cũng có thể tổ chức tại chùa tùy điều kiện mỗi gia đình.
Đĩa muối và gạo với mục đích trừ tà, đuổi vong hồn sẽ được rắc xung quanh sau khi tổ chức xong lễ chúng sinh. Khi rắc muối, gia chủ nên đứng phía bên trong nhà và tung muối gạo ra ngoài đường, tuyệt đối không tung ngược lại. Bởi vì theo dân gian tung ngược lại chính là rước các vong linh lang thang vào nhà, đây là việc cấm kỵ vì không tốt cho gia đình.
Một điều nữa cần lưu ý chính là đối với các gia đình thờ Phật thì nên lưu ý đến vị trí các mâm cúng cho phải phép. Mâm cúng Phật sẽ nằm ở vị trí cao nhất, thấp hơn chính là mâm cúng thần linh và cuối cùng là mâm cúng ở vị trí thấp nhất, mâm cúng các bậc tổ tiên, những người thân đã khuất nhưng được cải mộ.
Nếu bạn không muốn khi khấn vái thiếu sót những cái tên bạn muốn cầu khấn, hãy ghi rõ tên của những người cần cúng tế lên giấy. Đồng thời đọc văn khấn thần linh, thổ địa trước rồi mới khấn rõ ràng tên của các hương hồn đã chuẩn bị trên giấy.
Sau khi cúng chúng sinh xong, gia chủ nên đốt đồ mã ngay tại chỗ để các vong hồn lang thang nhận và đi ngay.
Gia chủ cần thực hiện nghi thức rắc muối gạo ra xa 8 hướng bố thí và tiễn vong.
Một điều cần chú ý nữa chính là, không nên cho trẻ con, phụ nữ mang thai và người già có mặt khi thực hiện lễ cúng chúng sinh vì dễ bị cô hồn trêu chọc.
Sự tích rằm tháng 7, cúng rằm tháng 7 ngày nào đẹp
Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ lớn của Việt Nam, mang đậm nét văn hóa dân tộc. Trong những ngày này, các gia đình thường hay thực hiện các lễ cúng, dâng lễ vật lên thần linh và ông bà tổ tiên. Hãy cùng tìm hiểu xem sự tích rằm tháng 7, cúng rằm tháng 7 ngày nào đẹp nhé.
Rằm tháng 7 âm lịch ở Việt Nam được xem là một dịp lễ lớn, gồm có hai phần lễ chính là lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn. Các gia đình vào ngày này sẽ đoàn tụ lại và thực hiện các nghi lễ cúng bái dâng lên thần linh nhằm thể hiện lòng thành kính cũng như nhớ đến ông bà tổ tiên. Khác với lễ Vu Lan, lễ cúng cô hồn lại là ngày mà người ta cứu vớt các vong hồn lang thang, vất vưởng trên cõi trần, là dịp ban phước lành để tích phúc đức cho con cháu.
Hãy cùng chúng tôi để tìm hiểu về sự tích rằm tháng 7, cúng rằm tháng 7 ngày nào đẹp nhé.
Sự tích rằm tháng 7 bắt nguồn từ đâu?
Ngày lễ lớn của rằm tháng 7 là lễ cúng Vu Lan bắt nguồn từ một câu chuyện Phật giáo của Bồ Tát Mục Kiền Liên. Lúc nhỏ, mẹ của Mục Kiền Liên là một người sống vô cùng tham lam và phung phí, không tin vào Tam bảo. Mỗi ngày bà đều nấu rất nhiều món ngon cho bản thân và lúc ăn cơm luôn làm vương vãi thức ăn ra đất. Trái ngược với đức tính của mẹ mình, cậu bé Mục Kiền Liên lại là một người rất hiền lành và chịu khó, thế nên cậu rất được những người xung quanh quý mến. Sau mỗi lần mẹ làm rơi cơm trên đất, cậu bé Mục Kiền Liên đều nhặt lên, rửa sạch rồi ăn lại chúng.
Ý nghĩa Sự tích rằm tháng 7
Sau khi bà Thanh Đề là mẹ cậu qua đời, cậu bé Mục Kiền Liên quyết định xin theo học Phật, trở thành đệ tử của Phật tổ. Vì có bản tính lương thiện lại kiên trì, Mục Kiền Liên đã chứng quả A La Hán. Sau khi có được phép thần thông, Mục Kiền Liên vẫn không sao quên được mẹ mình bèn dùng huệ nhãn để tìm mẹ ở khắp nơi thì tìm thấy bà đang làm ngạ quỷ ở địa phủ. Nhìn mẹ gầy guộc, không có ăn, cổ họng khô rát, Mục Kiền Liên rất lấy làm thương xót, vì thế đã dùng phép thuật của mình cứu mẹ thoát khỏi bể khổ. Nhưng dù thế nào cũng không được.
Cậu bèn tìm đến sự giúp đỡ của Đức Phật, cầu xin ngài cứu giúp mẹ mình. Phật chỉ cậu phải làm một mâm cơm cúng mẹ vào rằm tháng 7 và nhờ vào công đức cầu nguyện của các vị Chư tăng, mẹ của Mục Kiền Liên mới thoát khỏi khổ đạo.
Chính vì câu chuyện đó, mà rằm tháng 7 hằng năm được xem là ngày lễ Vu Lan báo hiếu, là dịp con cái nhớ đến công ơn sinh thành của cha mẹ, nhớ đến công đức của ông bà tổ tiên.
Câu chuyện chính là sự tích rằm tháng 7, cúng rằm tháng 7 ngày nào đẹp.
Chọn ngày đẹp cúng rằm tháng 7 như thế nào?
Việc thờ cúng từ lâu luôn gắn liền với ngày đẹp, giờ lành, vì người ta luôn có niềm tin rằng mọi việc thực hiện vào một ngày giờ tốt đẹp cũng sẽ đem đến một khởi đầu tốt đẹp. Hôm nay, hãy cùng tìm hiểu xem sự tích rằm tháng 7, cúng rằm tháng 7 ngày nào đẹp nhé.
Rằm tháng 7 gồm có lễ cúng Phật, lễ Vu Lan cúng gia tiên và lễ cúng cô hồn. Thông thường, lễ cúng cô hồn phải chỉ thực hiện sau khi đã cúng bái thần linh, cúng Phật và cúng gia tiên, từ ngày 2/7 đến 14/7 âm lịch.
Tại sao lại không cúng vào đúng ngày rằm tháng 7 là 15 tháng 7 âm lịch? Vì theo quan niệm dân gian có từ xa xưa, từ ngày 2 đến ngày 14 là ngày mà Diêm Vương mở cửa Quỷ môn quan để cho ma quỷ được tự do trở về dương giới, lúc này, các gia đình nên cúng rằm tháng 7 để các vong hồn có thể nhận được lễ vật, đồ cúng. Còn ngày 15 là “kỳ hạn” mà chúng ma quỷ phải trở về lại với âm tào địa phủ nên dân gian thường không cúng cô hồn vào ngày 15.
Cũng chính vì lí do đó, mà tập tục truyền thống này được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trở thành một trong những nét văn hóa không thể thiếu của người dân Việt Nam.
Bên trên là sự tích rằm tháng 7, cúng rằm tháng 7 ngày nào đẹp, có thể sẽ giúp bạn nhiều điều hơn trong việc tìm hiểu và chuẩn bị mâm cúng rằm tháng 7. Rằm tháng 7 cũng là dịp để con cháu trong gia đình có thể quây quần, sum họp và cùng nhớ về ông bà tổ tiên. Có thể nói, rằm tháng 7 đã dần trở thành một nét văn hóa mang đậm tinh hoa của người Việt.
Bạn đã từng nghe về rằm tháng 7 nhưng không biết nó bắt nguồn như thế nào? Bạn muốn cúng rằm tháng 7 nhưng không biết ngày nào đẹp? Qua bài viết này, có thể bạn sẽ biết về sự tích rằm tháng 7, cúng rằm tháng 7 ngày nào đẹp. Hãy liên hệ Đồ Cúng Nhân Tâm để được tận tình giải đáp thắc mắc nhé.
( rằm tháng bảy là ngày gì, cúng chúng sinh là ngày gì | lễ cúng rằm tháng 7 gồm những gì, mâm cúng chúng sinh cần những gì | cúng chúng sinh vào ngày nào | lễ cúng cô hồn là ngày gì | cúng chúng sinh vào giờ nào | cúng cô hồn vào ngày nào thì tốt | bài cúng cô hồn | văn khấn chúng sinh | cúng rằm tháng 7 vào ngày nào thì tốt, rằm tháng 7 2022 là vào ngày nào dương lịch )