Bé 5 tháng tuổi là bắt đầu có thể ăn dặm nếu trẻ có dấu hiệu thèm ăn. Nhưng thực đơn cho bé ăn dặm ở 5 tháng tuổi phải được nghiên cứu rất kỹ để vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa non nớt của bé. Lịch ăn cho bé 5 tháng tuổi khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng trong bài viết này sẽ giúp các mẹ lên thực đơn cho bé yêu của mình.
Nội Dung Chính
Dấu hiệu có thể cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm
Trước khi lên lịch ăn cho bé 5 tháng tuổi thì mẹ cần phải quan sát xem bé yêu của mình đã có thể ăn dặm được chưa. Bé có thể cho ăn dặm khi có những dấu hiệu dưới đây:
- Miệng bé hay tóp tép mỗi lúc rảnh rỗi.
- Bé bú nhiều hơn bình thường.
- Khi thấy người lớn ăn bé đùn lưỡi liên tục và tỏ ra thích thú.
- Bé thường xuyên tỉnh giấc và đòi ăn.
Khi bé có những dấu hiệu này thì các mẹ có thể nghiên cứu thực đơn để cho bé có thể bắt đầu ăn dặm.
Nguyên tắc xây dựng lịch ăn cho bé 5 tháng tuổi
Vì bé 5 tháng tuổi hệ tiêu hóa còn rất non nớt và nhạy cảm nên mẹ cần phải xây dựng thực đơn theo những nguyên tắc dinh dưỡng phù hợp. Trước khi xây dựng mẹ nên tham khảo thực đơn của các chuyên gia dinh dưỡng để yên tâm thực hiện cho bé. Dưới đây là những nguyên tắc dinh dưỡng mà mẹ cần lưu ý cho bé khi ăn dặm:
- Bé 5 tháng tuổi vẫn tập trung chính vào nguồn sữa mẹ để tạo nên sức đề kháng tốt nhất cho bé.
- Việc ăn dặm chỉ là các bữa ăn phụ và không ép bé ăn mà để tập cho bé thích nghi với việc ăn dặm.
- Các bữa ăn dặm nên bắt đầu bằng các bữa ăn loãng sau đó dần chuyển qua các bữa ăn dặm đặc hơn.
- Số lượng bữa ăn dặm chỉ nên là 1 bữa/ngày. Thời gian thích hợp nhất để ăn dặm là vào khoảng 10 giờ sáng.
- Nhóm thực phẩm ăn dặm cho bé nên bắt đầu từ ngũ cốc => rau, quả => thịt, cá, trứng, tôm, đậu phụ. Tất cả thực phẩm này đều phải nghiền nhỏ, xay nhuyễn trước khi cho bé ăn.
Lịch ăn cho bé 5 tháng tuổi khoa học đầy đủ chất dinh dưỡng
Khi đã nắm được đầy đủ những nguyên tắc dinh dưỡng để xây dựng thực đơn ăn dặm, các mẹ có thể lên cho mình một thực đơn phù hợp. Các mẹ cũng có thể tham khảo lịch ăn cho bé khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng dưới đây.
Tuần đầu tiên
Cho bé ăn cháo trắng. Để bé tập làm quen với ăn dặm thì mỗi lần mẹ cho bé ăn khoảng từ 5ml -10ml.
Tuần thứ hai
Mẹ tăng lượng cháo trắng dành cho bé lên khoảng từ 15ml -25ml. Ngoài ra, mẹ bổ sung thêm cà rốt khoảng 5ml, khoai tây 5ml, cà chua 5ml, bí đỏ 5ml vào thực đơn ăn dặm của bé. Các thực phẩm này mẹ phải xay cho thật nhuyễn để bé tập ăn.
Tuần thứ 3
Ở tuần thứ 3 khi bé đã quen với ăn dặm thì mẹ bắt đầu tăng thêm khẩu phần ăn cho bé. Lượng cháo trắng tăng lên từ 30-40ml. Đồng thời, các mẹ kết hợp thêm với các loại rau củ quả như rau ngót 10ml, rau cải bó xôi 10ml, su hào 10ml cho mỗi lần ăn dặm. Như vậy, tổng lượng cho bữa ăn dặm của bé là khoảng 40ml – 50ml mỗi lần.
Tuần thứ tư
Đối với tuần thứ tư mẹ nên duy trì thực đơn ăn dặm cho bé như trong tuần thứ 3 để ổn định dinh dưỡng cho bé. Thay vì cháo trắng thì các mẹ nên luân phiên thay bằng các loại cháo rau củ nhiều chất dinh dưỡng như cháo bí đỏ, cháo khoai lang.
Những lưu ý khi cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm
Mẹ cần theo dõi bé trong thời gian ăn dặm kỹ để xem phản ứng của bé
Khi cho bé 5 tháng ăn tuổi ăn dặm thì mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
- Mẹ nên thử cho bé ăn dặm trong khoảng 3-4 ngày để theo dõi phản ứng của bé.
- Đa dạng các loại nguyên liệu chế biến thực đơn ăn dặm để quan sát khẩu vị của bé. Nhưng thời gian đầu mẹ nên tập trung vào các loại rau củ lành tính.
- Không nên cho muối, bột canh và các gia vị khác vào đồ ăn của bé. Nếu cần cho thì cho một lượng nhỏ chỉ bằng ¼ so với của người lớn.
- Mẹ nên tránh các loại thực phẩm như cá thu, bạch tuộc, ốc, tôm cua ngay trong thời gian ăn dặm đầu vì dễ gây dị ứng và lạnh bụng cho bé.
- Khi bé có các dấu hiệu lạ khi ăn dặm nên dừng ngay việc ăn dặm để kiểm tra.
- Không nên trộn lẫn nhiều loại thực phẩm khi làm thức ăn dặm cho bé trong thời gian đầu.
- Nguồn thực phẩm để làm đồ ăn dặm cho bé phải được đảm bảo an toàn.
Trên đây là những chia sẻ về lịch ăn cho bé 5 tháng tuổi. Hi vọng với những chia sẻ này sẽ giúp ích cho các mẹ khi cần lên thực đơn ăn dặm cho bé yêu của mình một cách khoa học và đầy đủ dinh dưỡng.