Cúng ông Công ông Táo ngày nào để may mắn cả năm
Hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người người nhà nhà lại tất bật đi chợ, chuẩn bị một mâm cỗ tươm tất, cá chép, hương hoa để cúng ông Công ông Táo. Không ai biết chính xác phong tục tập quán này có từ bao giờ, chỉ biết rằng nó tồn tại từ rất lâu và đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam nhiều thế hệ.
Nội Dung Chính
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày cúng ông Công ông Táo
Nguồn gốc và sự tích về ông Công ông Táo được lưu truyền dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng theo quan niệm của người xưa, Táo Quân gồm có ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ được Trung ương Hoàng Đế phái xuống trần gian để cai quản các hộ gia đình. Ông táo (Táo quân hay Thổ Công) là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, đồng thời còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ và giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Và cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các vị Táo quân sẽ cưỡi cá chép về chầu trời và báo cáo những việc tốt- xấu của con người để Ngọc Hoàng định đoạt công, tội. Sở dĩ, ông Táo cưỡi cá chép bởi nó mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, sự bền bỉ, kiên trì, và tinh thần vượt khó – “cá chép hóa rồng”.
Lễ cúng ông Công ông Táo sẽ thường được người dân thực hiện từ 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp) bởi dân gian quan niệm sau 12 giờ trưa là lúc ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.
Lễ vật cúng ông Công ông Táo gồm những gì ?
Ở mỗi vùng miền sẽ có sự khác nhau về khâu chuẩn bị. Tuy nhiên, theo truyền thống lễ vật cúng sẽ bao gồm những thứ sau đây:
- Bộ quần áo cúng ông Táo: Gồm có 3 chiếc mũ 2 chiếc cho Táo ông, 1 chiếc cho Táo bà (mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn), 3 bộ quần áo ( 2 bộ cho Táo ông và 1 bộ cho Táo bà ), 3 đôi hài.
- Cá chép: Đây là phương tiện để ông Táo bay về chầu Ngọc Hoàng. Ở miền Bắc, người dân sẽ thường lựa chọn cá chép sống để cúng, sau đó đem phóng sinh. Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Miền Nam thì lễ vật đơn giản hơn, họ chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
- Tiền vàng: Đây là thứ không thể thiếu để hóa vàng, được xem là lộ phí để tiễn ông Táo về trời.
- Mâm cỗ: Tùy vào hoàn cảnh gia đình có thể chọn làm mâm cơm chay hoặc mặn, nhưng miễn sao phải tươm tất.
Nhiều gia đình có trẻ con, họ sẽ cúng một con gà luộc nhưng phải là gà mới tập gáy ( gà mới lớn ) với ngụ ý mong muốn ông Táo sẽ xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ hay ăn chóng lớn, khí phách hiên ngang, giàu nghị lực và thông minh.
( cúng ông công ông táo ngày nào, cúng ông táo ngày nào, năm 2021 cúng ông táo vào ngày nào, rước ông táo về nhà ngày nào, ông công ông táo 2021 vào ngày nào, cúng ông công ông táo ngày nào đẹp, rước ông táo ngày nào, giờ cúng ông táo, cúng ông công ông táo vào ngày nào, đón ông táo về nhà ngày nào )
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì ?
Tùy vào hoàn cảnh từng gia đình có thể bổ sung thêm một vài món khác, nhưng những món thường thấy trong một mâm cúng bao gồm:
- Thịt gà luộc: bắt buộc là gà trống, luộc nguyên con( có thể ngậm hoa hồng hoặc không ). Nếu không có thịt gà, có thể thay thế bằng 5 lạng thịt lợn luộc.
- Xôi gấc : 1 đĩa ( không nhất thiết phải quá to nhưng cũng không được quá nhỏ ).
- Bánh chưng : 1 cái ( có thể có hoặc không ).
- Nem rán ( chả giò ) : 1 đĩa.
- Canh mọc hoặc canh sườn nấu măng : 1 bát
- Gạo trắng : 1 bát
- Muối : 1 đĩa
- Lọ hoa
- Hoa quả
- Trầu cau
- Rượu
Ngày nay, mâm cỗ cúng ông Táo đã được đơn giản hóa khá nhiều, không bắt buộc phải đầy đủ tất cả các món như mâm cỗ truyền thống, chủ yếu phụ thuộc vào văn hóa vùng miền, hoàn cảnh, điều kiện kinh tế và khẩu vị của mỗi gia đình.
Nếu gia đình nào không có điều kiện chỉ cần làm mâm cúng đơn giản với 3 món là đã được. Ngoài ra, mâm cỗ cúng ông Táo cần được đặt trang trọng ở vị trí bàn thờ gia tiên hoặc bàn thờ ông Táo riêng để bày tỏ lòng thành kính.
Cúng ông Công ông Táo vào ngày nào và giờ nào ?
Như đã đề cập ở đầu bài viết, thời điểm tốt nhất để thực hiện lễ cúng là vào 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp). Khi đó hãy đặt lễ vật và mâm cỗ bên ban thờ ngay ngắn, thắp nhang và bắt đầu khấn. Khi hương tàn cũng là lúc khấn xong, hãy tạ lễ thần linh và hóa vàng, phóng sinh…
Nghi lễ cúng ông Công ông Táo là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam, vì vậy hãy chuẩn bị chu đáo, tươm tất lễ vật. Trong quá trình thực hiện nghi lễ phải nghiêm túc, chỉn chu.
Đồng thời sau khi cúng xong, hãy tuân thủ những quy định về bảo vệ môi trường như: “phóng sinh cá, không phóng sinh nilon “, không làm chết cá, không làm ảnh hưởng tới môi trường và những người xung quanh…
( cúng ông công ông táo từ ngày nào, cúng ông táo ngày nào 2021, nên cúng ông công ông táo vào ngày nào, cung ong cong ong tao vao ngay nao, cúng ông công ông táo vào giờ nào, cung ong tao ngay nao, cúng ông táo vào giờ nào, cúng ông táo vào ngày nào, cúng ông công ông táo ngày nào năm 2021 )
Một số điều cần lưu ý khi cúng ông Công ông Táo
Trong quá trình cúng ông táo về trời sẽ không tránh khỏi những điều sai phạm. Do đây là phong tục cổ truyền từ thời xa xưa của cha ông ta, vậy nên bạn hãy tham khảo những lưu ý sau để ngày cúng ông Táo của gia đình mình được trọn vẹn và hoàn hảo nhất nhé :
- Không cúng bái trái với thời gian quy định: Theo quan niệm dân gian và phong tục 3 miền, lễ cúng Ông Công ông Táo chầu Trời thường được diễn ra vào từ ngày 22 tháng Chạp Âm lịch cho tới trưa 23. Trong đó thời gian được cho là đẹp nhất là vào buổi sáng ngày 23, nếu gia chủ bận công việc thì cũng phải hoàn thành việc thờ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải “kịp giờ” để ông Táo lên thiên đình. Nếu trưa, chiều 23 tháng Chạp mới cáo lễ tiễn đưa Ông Táo về Trời, e rằng Ông Táo sẽ không nhận được lễ vật tâm thành của gia chủ.
- Không thực hiện cúng ông Táo ở những nơi khác bàn thờ hoặc bàn thờ ông Công ông Táo riêng: Công việc cúng lễ ông Táo phải được thực hiện trên ban thờ chính hoặc bàn thờ ông Táo riêng. Theo chuyên gia phong thủy, trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có ban thờ Táo quân (thường đặt gần bếp) thì thắp hương ở ban thờ này. Nếu không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, bàn thờ luôn được coi là ăng ten để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
- Trước khi cúng bạn cần phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc nghiêm túc, kín đáo và lịch sự: Đứng trước bàn thờ gia tiên, dù là làm gì bạn cũng cần ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, không khoa trương lòe loẹt.
- Không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin Táo báo những việc tốt đẹp trong năm: Nhiều người thường hay khấn vái, xin ông Táo ban tài phát lộc cho gia đình trong quá trình cúng lễ mà vô tình quên mất rằng, ngày ông Công ông Táo là ngày để báo cáo những chuyện đã xảy ra trong năm vừa qua của gia chủ với Ngọc Hoàng. Nếu như cầu xin sai mục đích có thể đem lại hiệu quả ngược với những gì bản thân mong muốn.
- Cách để chọn cá chép khỏe mạnh, đẹp như thế nào ? Cá chép là phương tiện chính để giúp Táo Quân có thể “vượt Vũ Môn hóa rồng” chính vì thế việc chọn mua cá chép cũng là một việc vô cùng quan trọng. Những con cá để dâng lên Táo Quân không nhất thiết phải là con cá thật to, miễn sao cá khỏe mạnh, không bị trầy xước, mất vảy là được. Để thử độ khỏe mạnh của cá, bạn chỉ cần chạm nhẹ vào mặt nước của chậu đựng cá, nếu thấy cá bơi nhanh, quẫy mạnh thì đó là con cá khỏe mạnh. Nếu không bạn có thể lật nhẹ mang cá lên để kiểm tra, nếu mang cá có màu đỏ tươi nghĩa là đó là con cá khỏe mạnh. Nếu mang cá có màu đỏ thâm thì đó là con cá yếu, chỉ để một thời gian ngắn có thể sẽ chết.
( giờ cúng ông táo 2021, cúng ông công ông táo ngày 22 vào giờ nào, rước ông táo về nhà lúc mấy giờ, cúng ông táo giờ nào, khi nào rước ông táo về nhà, nên cúng ông táo vào ngày nào, ông công ông táo vào ngày nào, cúng ông táo lúc mấy giờ, giờ đẹp cúng ông táo, cung ông táo ngày nào, cúng đưa ông táo về trời lúc mấy giờ )
Phóng sinh cá chép đúng cách:
Thả cá chép thế nào cho vừa đúng ý nghĩa tâm linh, vừa đúng mục đích là bảo vệ môi trường không phải ai cũng hiểu biết đầy đủ. Nhiều người không phải thả cá mà đổ, ném, quăng cá hoặc ném luôn cả túi ni lông chứa cá xuống ao, hồ,sông suối…Như vậy không chỉ làm ô nhiễm môi trường mà còn thể hiện thái độ bất kính, thiếu tôn trọng với chuẩn mực và phong tục cổ truyền của dân tộc. Thả cá chép đúng cách là thả từ từ, nhẹ nhàng xuống sông, hồ để cá còn có cơ hội được sống. Nhiều người cẩn thận còn thắp hương cầu khấn những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất. Lưu ý không thả cả tư trên cao xuống nhé!
Như vậy thì con người mới mong tìm được sự bình an trong tâm linh và bảo vệ được môi trường sống xung quanh mình.
Những lưu ý khi thả cá chép
Không ném cá từ trên cao xuống. Cá dập bụng dập phổi dễ chết. Thả như vậy sẽ khiến tội nhiều hơn công.
Không thả cá cùng túi nilon xuống nước. Là thế hệ văn minh, xin đừng thả ý thức cùng cá xuống ao hồ sông suối.
Không đổ tàn tro, bụi bẩn, chân hương xuống ao hồ sông suối. Nghĩ là như vậy là có lộc, nào hiểu làm vậy chỉ thêm nghiệp vào thân. Bao loài thuỷ sinh, bao tôm cá, đổ ập chất bẩn xuống, liệu còn sống nổi không?
Nếu không thích thả cá, có thể hoá cá giấy. Thủ tục và truyền thống đừng biến thành hủ tục và lễ phép rườm rà.
Nếu thích thả cá chịu khó lặn lội xuống bậc thềm gần mặt nước. Nâng cá ở tay, cho cá hoà mình bơi đi.
Nên chọn những nơi ao, hồ, sông,… có nguồn nước sạch sẽ để thả, như vậy cá mới có thể duy trì được sự sống.
Nếu bạn còn đang lo lắng không biếu nấu một mâm cỗ hoàn chỉnh hay bận bịu không thể lo toan hết. Đừng lo lắng vì đã có Đồ Cúng Nhân Tam cung cấp các dịch vụ mâm cúng, cỗ cúng đầy đủ nhất. Chúng tôi xin cam đoan sẽ mang tới cho khách hàng dịch vụ hoàn hảo nhất, chất lượng sản phẩm tốt nhất và giá thành ưu đãi nhất !
( gio cung ong tao, cúng đưa ông táo ngày nào, nên cúng ông táo vào giờ nào, giờ đưa ông táo về trời, cung ong tao gio nao, cúng táo quân vào ngày nào, cúng 23 tháng chạp vào thời gian nào, đưa ông táo về trời lúc mấy giờ, giờ tốt cúng ông táo, cung ông tao vao luc nao, ngày 23 tháng chạp là ngày gì, ngày mấy rước ông táo về, cúng ông táo khi nào, đưa ông táo về trời ngày mấy 2020, cúng ông táo về trời lúc mấy giờ, ngày mấy đưa ông táo về trời, ông công ông táo ngày nào, năm nay cúng ông công ông táo ngày nào, cúng rước ông táo về nhà ngày nào, giờ cung ông táo, cúng ông công ông táo giờ nào tốt, cúng ông công ông táo bắt đầu từ ngày nào )