Bài văn khấn cúng ông công ông táo, Cách cúng và mâm lễ vật

Nghi thức làm lễ cúng ông công ông táo cần có những gì, Nghi thức cúng ông công ông táo, đưa thần linh lên chầu trời vào 23 tháng chạp hàng năm đã trở thành một nét đẹp văn hóa, cũng như là thể hiện ước mong cho một năm mới tốt đẹp của người Việt Nam.

Ông Công ông Táo ngày 23 tháng chạp chắc hẳn là những vị thần linh quen thuộc của người Việt ta, theo nghi thức truyền thống mỗi năm, vào ngày 23 tết, người người nhà nhà đều sẽ tiến hành làm mâm lễ cúng để đưa ông táo về trời, chuẩn bị mâm lễ cúng đầy đủ, thịnh soạn theo quan niệm riêng của các vùng miền.

Tìm hiểu việc thờ cúng ông Công ông Táo và nghi thức cúng 23 tháng chạp

Đối với bất kỳ một gia đình Việt nào thì việc thờ cúng ông Công ông Táo đã trở thành truyền thống, trở thành sự hiện diện hết sức hiển nhiên và không thể nào thiếu đi. Chính vì vậy mà bước vào căn bếp nhà ai cũng sẽ có một bàn thờ nhỏ để thờ cúng vị thần linh này. Theo quan niệm dân gian của ông cha ta truyền lại, ông Công ông Táo sẽ bao gồm 2 ông Táo và 1 bà Táo (trong đó có 1 vị thần đất, 1 vị thần nhà và 1 vị thần bếp núc), những vị thần linh này được Ngọc Hoàng trên trời phái xuống từng nhà để quan sát, trông coi những chuyện xảy ra trong gia đạo mỗi người sau đó cứ đến ngày 23 tháng chạp sẽ quay trở lại thiên đình để báo cáo tất cả mọi việc ở trong năm vừa qua.

Chính vì theo thông lệ định sẵn, hàng năm cứ đến dịp 23 tết, mọi nhà đều sẽ chuẩn bị một mâm cúng dù nhỏ hay to, dù đơn giản hay phức tạp cũng sẽ mang một tâm thức đẹp là tiễn ông Táo về chầu trời, là sự gửi gắm những điều tốt đẹp, may mắn, sung túc trong năm mới. Lễ vật trong mâm cúng này còn tùy thuộc vào quan niệm của từng vùng, có thể không tương đồng với nhau nhưng vẫn có những lễ vật cơ bản nhất. Cũng không nhất thiết phải quá cầu kỳ trong lễ vật, chỉ cần đơn giản, thành tâm là đủ rồi.

( bài cúng ông công ông táo, văn khấn ông công ông táo, bài cúng ông táo, bài khấn ông công ông táo, văn cúng ông táo, bai cung ong tao, văn khấn ông táo, văn khấn cúng ông táo, bài cúng ông công ông táo 2021, cách cúng ông công ông táo, văn khấn 23 tháng chạp )

Cúng ông công ông táo ngày nào

Thời điểm để tiến hành lễ cúng ông Công ông Táo phù hợp nhất

Theo như phong tục tập quán và những nét đẹp truyền thống của người Việt ta, lễ cúng ông Công ông Táo sẽ được diễn ra vào ngày 23 tháng chạp (tức là 23 tết) hàng năm. Nhiều người cũng rất băn khoăn là không biết thời điểm tiến hành lễ cúng thế nào là giờ đẹp nhất. Thì theo như quan niệm truyền thống, để thần linh có thể kịp giờ trở về thiên đình và nhận đủ lễ vật của gia chủ dâng lên thì lời khuyên là nên cúng vào sáng sớm ngày 23, còn nếu gia chủ quá bận rộn hoặc không thuận tiện để cúng vào một khung giờ quá sớm thì có thể cúng trong vòng buổi sáng. Không nên để qua 12 giờ trưa ngày 23 tháng chạp.

Chính vì những quan niệm này thì người người nhà nhà vẫn rất tranh thủ đi chợ thật sớm, hoặc là đã chuẩn bị lễ vật trước đó để có thể cúng sớm cho ông công ông táo về chầu trời thuận lợi. Các lễ vật nên được chuẩn bị kỹ lưỡng, tránh thiếu sót và chuẩn tâm linh.

Cách chuẩn bị mâm cúng ông công ông táo chuẩn nghi thức truyền thống

Một mâm cúng ông công ông táo truyền thống thường sẽ có những lễ vật cần thiết sau đây, bạn có thể tham khảo và linh hoạt chuẩn bị theo mỗi vùng miền khác nhau. Miễn là giữ được sự thành tâm, tôn kính và gửi gắm những điều tốt đẹp.

  • Một con gà trống luộc chín
  • Một đĩa xôi gấc
  • Một mâm cơm bao gồm, món canh, món xào, món mặn và cơm trắng (các loại thức ăn có thể tùy chỉnh, mỗi nơi sẽ có cách chuẩn bị khác nhau)
  • Một mâm ngũ quả trái cây
  • Một bình hoa tươi
  • Trầu cau
  • Trà, rượu
  • Giấy tiền vàng bạc để cúng ông công ông táo (mua sẵn ở ngoài hàng có một bộ giấy tiền đầy đủ)

Trên đây là một mâm cúng mặn điển hình, tuy nhiên, như đã nói thì việc chuẩn bị mâm cúng thế nào thì còn tùy vào mỗi nơi, mỗi gia đình. Có nhiều gia chủ vào ngày này người ta sẽ không cúng mặn mà chỉ cúng ngọt với những lễ vật đặc trưng là trái cây, hoa tươi và bánh kẹo, trong đó có một loại kẹo đặc trưng là kẹo thèo lèo để cúng ông Táo trong ngày 23 tháng chạp. Mâm cúng rất đơn giản và nhẹ nhàng. Tóm lại, việc cúng lễ mặn hay ngọt là tùy thuộc vào mỗi gia đình khác nhau, có cốt lõi lòng thành là tốt.

Bên cạnh đó, một điểm khác nhau giữa mâm cúng vùng miền đó chính là việc cúng cá chép hay là cúng hình tượng khác để đưa ông Táo về trời cũng có những điểm không tương đồng. Hãy cùng tìm hiểu những điều khác nhau về vấn đề này giữa 3 vùng miền là Bắc Trung Nam ra sao nhé!

>> Có thể bạn quan tâm

( đồ cúng ông táo, văn khấn cúng ông táo 23 tháng chạp, van khan ong cong ong tao, văn cúng ông công ông táo, bài cúng đưa ông táo về trời, van khan ong tao, bai cung ong tao 2021, khấn ông công ông táo, bai khan ong cong ong tao, bài cúng 23 tháng chạp, văn khấn ông táo hàng ngày )

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày cúng ông Công ông Táo 23 tháng chạp 

Nguồn gốc và sự tích về ông Công ông Táo ( gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo) được lưu truyền dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng theo quan niệm của người xưa, sự tích dân gian kể về gia đình Thị Nhi và Trọng Cao. Hai vợ này chồng lấy nhau mãi nhưng vẫn không có lấy một mụn con, Trọng Cao vì chuyện này mà trở nên cộc cằn, sinh thói đánh đập rồi đuổi vợ đi. Thị Nhi sau khi bỏ nhà đi tới xứ khác thì vô tình gặp được chàng Phạm Lang tốt bụng, thật thà. 

Hai bên gặp nhau, thấy  tâm đầu ý hợp rồi kết thành vợ chồng. Còn về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì bắt đầu ân hận và lên đường đi tìm vợ về. Nhưng ngày thì dài mà đường lại xa, Cao hết cả tiền lẫn gạo đành bất đắc dĩ phải trở thành kẻ xin ăn dọc đường.  Tới một ngày nọ, chàng ta vô tình xin ăn tới nhà của Thị Nhi. Đúng lúc này Phạm Lang đi vắng không có nhà, Nhi nhận ra chồng cũ và mời vào nhà cho ăn cơm uống nước đầy đủ. Không may đúng lúc này Phạm Lang trở về nhà, nàng đành giấu Cao dưới đống rạ sau vườn để tránh điều thị phi. 

Chẳng ngờ rằng vào chính đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để ngày mai lấy tro bón ruộng. Thấy chồng cũ bị thiêu chết, Nhi không màng tính mạng mà lao mình vào lửa tự vẫn. Phạm Lang cũng chỉ vì thương xót vợ mình mà nhảy vào chết theo. Ngọc Hoàng thấy vậy thương tình 3 kẻ sống có nghĩa có tình có nghĩa nên phong cho làm ba vị thần trông coi việc bếp núc trong nhà. Bên cạnh đó còn có ông Công( thổ địa ) là vị thân cai quản đất đai cũng được người dân tiễn lên chầu trời vào ngày 23 tháng Chạp.

Và cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, các vị Táo quân sẽ cưỡi cá chép về chầu trời và báo cáo những việc tốt- xấu của con người trong một năm vừa qua để Ngọc Hoàng định đoạt công, tội. Sở dĩ, ông Táo cưỡi cá chép bởi nó mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, sự bền bỉ, kiên trì,  “cá chép hóa rồng” – tinh thần vượt khó và biểu trưng cho một nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một thành quả tốt đẹp. Một số gia đình lựa chọn mua cá chép giấy, tuy nhiên đa phần các gia đình khác thường lựa chọn mua 3 con cá chép thả vào chậu nước, đặt ngay cạnh mâm cỗ và sau khi làm lễ xong thì sẽ đem ra sông thả.

>> Có thể bạn quan tâm

( văn khấn cúng ông công ông táo, bài cung ông táo, văn khấn táo quân, văn khấn ngày 23 tháng chạp, bài khấn ông táo, bài khấn 23 tháng chạp, văn khấn đưa ông táo về trời, bài cúng táo quân, bài khấn ông công ông táo 2021, bài văn cúng ông táo, bài vị ông táo, bài khấn cúng ông táo )

Sự khác nhau trong mâm cúng ông Công ông Táo giữa 3 vùng miền

Vì sự ảnh hưởng và giao thoa văn hóa, lối sống của mỗi vùng miền mà sẽ có những điểm không tương đồng ở trong quan niệm, cách sống và những cách thức tâm linh. Chính vì sự khác nhau này mà nhiều người thường khá e ngại, không biết nên chuẩn bị mâm cúng thế nào là chuẩn hình thức nhất. Cùng tìm hiểu xem nào.

Mâm cúng ông công ông táo (cúng 23 tháng chạp) ở miền bắc thế nào

Một đặc điểm trên mâm cúng ông công ông táo đó chính là lễ vật cá chép, người ta sẽ thường phóng sanh cá sau khi đã hoàn thành nghi thức cúng. Bên cạnh đó, người miền Bắc sẽ thường chọn cúng chè, xôi và các loại giấy tiền vàng bạc, mũ, hia dâng lên ông Táo.

Mâm cúng ông công ông táo (cúng 23 tháng chạp) ở miền nam thế nào

Về phương tiện đưa ông táo về trời, người miền trung thường sẽ cúng một con ngựa giấy với dây và cương đầy đủ. Các lễ vật mặn và chè là chủ yếu. Nhìn chung thì khá đơn giản và không có gì là quá cầu kỳ.

Mâm cúng ông công ông táo (cúng 23 tháng chạp) ở miền nam thế nào

Ở miền nam thì văn hóa có vẻ đa dạng hơn, nhiều gia đình chuẩn bị đơn giản thì chỉ có giấy, mũ, tiền vàng. Nhiều gia đình cũng sẽ thả cá chép như ở miền bắc. Mâm cúng chủ yếu là mâm lễ ngọt, có kẹo thèo lèo là đặc trưng và trái cây đơn giản. Một số tỉnh ở khu vực miền tây còn thường hay cúng cá chép nướng trong ngày này, đây cũng là một lễ vật cực kỳ điển hình chỉ có ở miền nam thôi.

Nói chung, mỗi nơi sẽ có một phong tục hoàn toàn khác nhau, người ta bảo nhập gia thì tùy tục, chẳng có một công thức chung nào cho việc thờ cúng tâm linh, quan trọng là lòng người. Do vậy mà bạn cứ theo nền văn hóa của vùng miền mình để mà tiến hành cúng ông công ông táo một cách đầy đủ nhất, thịnh soạn nhất và thành tâm nhất là được rồi.

Tại sao người ta lại cúng cá chép và những lưu ý khi thả cá

Một nét đặc trưng của ngày 23 tết, trong dịp lễ cúng ông Công ông Táo không thể nào thiếu, đó chính là cúng cá chép sống. Người ta thường sẽ mua 3 con cá chép, sau khi nghi thức cúng hoàn thành thì gia chủ sẽ mang cá chép ra sông, ra hồ để mà thả cá, tượng trưng cho việc cung cấp phương tiện là cá chép để đưa ông Táo về trời. Vậy thì tại sao lại là cá chép mà không phải là một loài động vật nào khác? Chắc chắn bạn đã từng nghe đến câu “cá chép hóa rồng”, tức là cá chép có thể giúp cho ông công ông táo bay lên trời. Đây là một quan niệm vô cùng độc đáo cũng vô cùng đẹp của người phương Đông. Các gia chủ cũng cần lưu ý trong quá trình thả cá cũng cần phải tránh những việc sau đây.

  • Việc thả cá mang ý nghĩa tâm linh truyền thống là để ông Táo về chầu trời còn theo ý nghĩa hiện thực đó chính là phóng sanh. Chính vì vậy, gia chủ cũng cần phải chọn lựa địa điểm thả cá sao cho phù hợp, nên là sông, hồ rộng, không nên chọn các chỗ ao tù, nước đọng. Nước bị ô nhiễm, môi trường không sạch sẽ. Điều này sẽ ảnh hưởng tới sự sống của cá, nó có thể khó sinh tồn và không chịu được điều kiện nước quá khắc nghiệt, không đảm bảo. Vì vốn dĩ ý nghĩa của sự phóng sanh là cho loài vật được tự do, được sống thoải mái.
  • Khi thực hiện thả cá thì nên thả nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương cá chép, càng không nên thả từ trên độ cao xuống, khiến chúng chịu nhiều áp lực.
  • Khi thả cá cần phải giữ một tâm trạng thoải mái, phấn chấn và vui vẻ.
  • Sau khi đã thả cá xong thì bạn cũng nên quan sát cá đã bơi đi hay chưa, nếu bị mắc vào những cành cây ven bờ thì nên kiếm cách để giúp cá thoát ra.

Những vấn đề bạn cần phải biết để tiến hành cúng ông Công ông Táo chuẩn nghi thức

  • Trước khi tiến hành cúng ông Công ông Táo tức là trước ngày 23 tháng chạp, các gia đình cần phải làm vệ sinh nhà cửa đặc biệt là bàn thờ sạch sẽ, ngay ngắn và tươm tất nhất.
  • Gia chủ cần ăn mặc kín đáo, chỉnh tề và lịch sự để tiễn ông táo về trời trong sự tôn kính nhất.
  • Văn khấn ông công ông táo có thể chuẩn bị trước ra giấy cho suôn sẻ, thành tâm. Trong văn khấn thì gia chủ cũng không nhất thiết phải cầu may mắn, chỉ cần giữ tâm niệm trong lòng là được. Chỉ cần khấn ông Táo có thể báo cáo những điều tốt với Ngọc Hoàng.
  • Mâm lễ cúng ông công ông táo thường được đặt ở trong bếp, hiếm khi cúng ở ngoài.
  • Đợi khi nhang tàn sẽ đem giấy tiền vàng bạc đi đốt và mang cá chép phóng sanh ngay.
  • Ngày cúng ông công ông táo có thể thực hiện trong khoảng thời gian từ 20 tháng chạp (20 tết) cho đến 23 tháng chạp (23 tết). Tốt nhất là không nên để quá 12h trưa của ngày 23, để kịp cho ông táo đi trong ngày.

Rất mong rằng bài viết trên có thể giúp cho bạn chuẩn bị được mâm cúng ông công ông táo đúng theo nghi thức, đầy đủ và thịnh soạn nhất. Nếu bạn đang cần tham khảo về dịch vụ cung cấp mâm cúng cỗ cúng trọn gói trong nhiều dịp lễ quan trọng thì có thể liên hệ với Đồ Cúng Nhân Tâm, chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị những mâm cỗ cúng chuẩn nghi thức nhất, đúng ý, nhanh chóng và tiết kiệm được nhiều thời gian.

( bài cung ông công ông táo, khấn ông táo, van cung ong cong ong tao, văn khấn tỉa chân nhang ngày 23 tháng chạp, bai khan ong cong ong tao 2021, bài cúng ông táo về trời, bài cúng ông táo 23 tháng chạp, bài cúng ông công, bài khấn đưa ông táo về trời, văn khấn gia tiên ngày 23 tháng chạp, bài khân ông công ông táo 2021, van cung ong tao, bài khấn cúng ông công ông táo )