Cách đặt ông địa thần tài đúng vị trí chuẩn tâm linh

Bàn thờ ông địa thần tài được lập theo mong muốn và thành ý của gia chủ. Đồng thời, đặc điểm của công việc này nên bàn thờ thần tài cần đảm bảo đầy đủ các yếu tố về chất lượng, thẩm mỹ và yếu tố phong thủy.

Đối với người dân khi lần đầu cúng Thần Tài có thể sẽ phân vân không biết phải bày trí bàn thờ để cúng ngày Vía Thần Tài như thế nào mới đúng, thì Đồ Cúng Nhân Tâm cũng xin gợi ý một số lưu ý sau về cách bày trí cho lễ cúng Thần Tài để được như ý và mang lại tài lộc.

Đầu tiên chúng ta nên dọn dẹp bàn thờ Thần Tài để chuẩn bị nghinh đón Thần Tài, Thần Địa về hộ trì cho gia đình một cuộc sống bình an sung túc.

Sau đó chúng ta chuẩn bị 1 hũ gạo, 1 hũ muối và 1 hũ nước đầy, 3 hũ này được đặt vào giữa hai ông Thần Tài và ông Địa, cúng xong không được đỗ đi mà được để đến cuối năm mới phải thay, với mong muốn cầu nguyện cho gia đình được ăn no, mặc ấm, lộc đủ đầy quanh năm.

cách đặt ông địa thần tài đúng vị trí
cách đặt ông địa thần tài đúng vị trí

Cách đặt ông địa thần tài đúng vị trí

Theo nguyên lý Đông Bình – Tây Quả, người ta thường đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái.

Bát nhang trên bàn thờ Thần Tài được coi là một vật rất quan trọng, có thể ảnh hưởng đến đường làm ăn của gia chủ, vì vậy nhiều gia đình thường mời thầy về xem phong thủy, xem hướng để đặt bát hương cho việc làm ăn được thuận lợi.

Vị trí đặt ông Thần Tài và Ông Địa cũng phải được đặt đúng vị trí và không nên xê dịch. Vì ngay vị trí ngồi của ông Thần Tài và Ông Địa sẽ tích tụ linh khí, cho nên khi xê dịch nhiều sẽ mất đi linh khí tốt của gia chủ.

Ngoài ra, đối với doanh nghiệp, công ty hoặc hộ gia đình kinh doanh cũng nên cúng Thần Tài mỗi ngày để cầu mong cho công việc làm ăn được như ý và không gặp trắc trở. Lễ cúng Thần Tài hàng ngày cũng đơn giản và tùy vào lòng thành của mỗi người, có thể thêm kẹo bánh, hoa quả, đồ ăn, đồ uống bất kỳ. Bạn nên thay nước mới cho bàn thờ trước khi thắp nhang, hoa tươi thì có thể 1 tuần thay 1 lần. Theo quan niệm dân gian cho rằng, khoảng thời gian thắp nhang đẹp nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ hằng ngày, và không nên thắp nhang sau 13 giờ, vì đây là khoảng thời gian đẹp để nghinh đón Thần Tài. Hoặc theo một số người dân quan niệm, việc nên thắp nhang Thần Tài nên vào lúc sáng sớm khi vừa mở cửa hàng để đón tài lộc.

Chuẩn bị lễ cúng Thần Tài Thổ Địa hàng ngày

Thần tài là một vị thần trong văn hoá tín ngưỡng của người Việt Nam và một số nước phương Đông, đây được coi là vị thần đem lại cho gia chủ tài lộc và may mắn. Trong mỗi gia đình, đặc biệt là những người kinh doanh và buôn bán họ đều có bàn thờ riêng cho thần tài và hằng ngày cúng vái để cầu mong công việc thuận lợi, buôn bán phát đạt. Chính vì thế, bài khấn thần tài là rất quan trọng, nếu thiếu đi khấn khi cúng thì việc thờ thần sẽ không phát huy tác dụng.

Trước khi làm lễ cúng Thần Tài mỗi ngày, cần chuẩn bị một số lễ vật như sau: Bình hoa nhỏ, nhang, thuốc lá hoặc cà phê, nước trà, trái cây, bánh kẹo,… và bài văn khấn thần tài hàng ngày. Dâng lễ vật cúng cũng tượng trưng lòng thành kính, tôn trọng cũng như tạ ơn cho các vị thần đã phù hộ cho mình.

Cách thực hiện lễ cúng thần tài thổ địa hàng ngày

Thờ Thần tài không phải là công việc yêu cầu sự phức tạp và tỉ mỉ. Vì vậy, hàng ngày, gia chủ chỉ cần đặt một hộp bánh nhỏ, đĩa hoa quả tươi, hoa tươi cùng chén nước là được. Bên cạnh đó, để việc thờ cúng đảm bảo tính linh thiêng và lòng thành kính, gia chủ nên lưu ý những điều sau:

  • Hàng ngày, gia chủ chỉ nên thắp nhang vào hai thời điểm chính đó là vào 6h – 7h sáng và 6h – 7h giờ tối.
  • Theo định kỳ hàng tháng, gia chủ nên vệ sinh, lau chùi bàn thờ và sử dụng cách tắm cho Thần tài vào những ngày cuối tháng hoặc ngày 14 âm lịch hàng tháng. Việc tắm rửa cho Thần tài này sẽ được thực hiện bằng nước lá bưởi và rượu pha cùng với nước.
  • Gia chủ nên sử dụng một chiếc khăn riêng để lau cho ông Thần tài sau khi tắm. Chiếc khăn này không nên sử dụng vào những việc khác với những mục đích khác nữa.
  • Bên cạnh đó, mỗi lần đốt nhang, gia chủ nên đốt 5 cây
  • Khi đốt nhang, gia chủ nên kết hợp thay nước trắng và nước ở trong lọ hoa đã để từ ngày hôm trước.

Lưu ý trong cách cúng ông địa thần tài hàng ngày

  • Đồ cúng lễ cần sắp vào mâm đơn giản. Không được quá lãng phí, chỉ cần đủ hoa tươi và nước sạch. Tuy nhiên phải đảm bảo tính khoa học và đảm bảo sự sạch sẽ, thành tâm.
  • Nên thắp hương cúng ông Thần Tài- Thổ Địa vào mỗi buổi sáng trước khi mở cửa hàng. Tốt nhất là khoảng từ 6h – 7h sáng.
  • Khi thay nước mới trên bàn thờ, gia chủ cần rửa sạch chén thờ. Khi rót nước thờ thì không nên rót quá đầy, cách miệng chén khoảng 1cm là tốt nhất.
  • Trước ngày rằm, mùng một hàng tháng, phải lau dọn bàn thờ Thần tài sạch sẽ và gọn gàng.
  • Nên sử dụng hoa như hoa hồng, hoa cúc vàng hay hoa đồng tiền tươi. Không nên sử dụng hoa khô, hoa giả.
  • Chọn loại đèn thắp sáng bằng dầu hoặc nến. Hạn chế sử dụng đèn thờ bằng điện. 
  • Không dùng đồ giả để thờ cúng Thần tài.
  • Có thể thắp hương vào buổi tối nếu trong trường hợp bất trắc mà bạn không thể cúng được vào buổi sáng. Tuy nhiên, gia chủ cần phải thật thành tâm.
  • Không nên tắt đèn bàn thờ. Bởi ánh sáng là công cụ chỉ đường cho thần linh xuống trần.
  • Không được để vật nuôi như chó mèo tự túc đi lại quanh bàn thờ.
[ cách đặt ông địa thần tài đúng vị trí | thần tài thổ địa đặt sao cho đúng | cách đặt bàn thờ ông địa | cách sắp xếp bàn thờ ông địa thần tài | cách bố trí bàn thờ ông địa | cách bài trí bàn thờ thần tài | cách đặt thần tài thổ địa | cách bày trí bàn thờ ông địa | đặt ông thần tài bên trái hay bên phải | hướng đặt bàn thờ thần tài | hướng đặt bàn thờ ông địa | cách sắp xếp bàn thờ thần tài | cách trang trí bàn thờ ông địa | vị trí thần tài thổ địa | cách đặt bàn thờ ông địa thần tài di lặc hợp phong thủy | vị trí đặt thần tài thổ địa | bố trí bàn thờ ông địa | để ông thần tài bên trái hay bên phải ]