Văn khấn bà chúa kho là một phần không thể thiếu với tín đồ tham gia lễ hội. Vào những ngày đầu xuân, khách từ đa phương đổ về Đền Bà Chúa Kho nhằm cầu xin cho một năm mới tài lộc dồi dào, công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió. Lễ hội ngày càng nổi tiếng và quý vị là người mới biết nghi lễ này thì cần chuẩn bị những gì? Mọi kiến thức và hành trang cần thiết cho ngày lễ sẽ được Dịch Vụ Đồ Cúng Nhân Tâm chia sẻ tại bài viết này.
Nội Dung Chính
Đền Bà Chúa Kho thờ ai?
Là một người được mời tham gia hành lễ chung với bạn bè và người quen, thế nhưng bạn có biết đền bà chúa kho thờ ai và sự tích từ đâu. Phải nói rằng trong giới kinh doanh rất tôn thờ vị thần linh này vì để cầu cho sự vay vốn. Và thông qua họ thì nguồn gốc Bà Chúa Kho được kể lại.
Vào thời nhà Lý, trên mảnh đất thuộc làng Quả Cảm, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Có một người con gái với nhan sắc tuyệt trần xuất thân từ gia đình nông thôn nghèo nhưng đa tài cầm kỳ thi học, có thể nói đây là người phụ nữa vừa xinh đẹp vừa tài giỏi. Vì đã lọt vào mắt nhà vua nên về sau trở thành vợ vua Lý. Phần vì ở quê còn hoang sơ, đất đai không ai khai hoang và bà đã xin đức vua được về quê để chiêu dân lập ấp, khai khấn ruộng đất, tăng gia sản xuất.
Quê hương bà trở thành kho lương thực cho đại quân nhà Lý và có vị trí chiến lược quan trọng trong việc kiểm soát con đường từ Lạng Sơn về Thăng Long. Vào ngày 12 tháng Giêng 1077, nhà Tống kéo sang xâm lược nước ta, bà sản xuất – trông nom kho lương thực phục vụ cho trận chiến Như Nguyệt và bà đã hy sinh trong cuộc chiến này. Nhà vua đã vô cùng tiếc thương khi biết được tin nên đã phong cho bà là Phúc Thần. Người dân để tướng nhớ đến công lao to lớn của bà nên đã đặt tên bà với niềm tôn kinh: Bà Chúa Kho.
Theo các nhà sử học trong nước, ở thôn Cổ Mễ vẫn còn ngôi đình và ngôi chùa cổ có tên là Chùa Cổ Mễ xuất hiện từ thời nhà nhà Lý – thế kỷ XI. Di tích đến ngày nay vẫn còn ba pho tượng đá khá đẹp mang phong cách điêu khắc thời Mạc.
Ý nghĩa đền Bà Chúa Kho
Như những gì đã được giới thiệu từ đầu bài viết, hầu hết người tham gia lễ hội đền Bà Chúa Kho là các tiểu thương và người kinh doanh để cầu xin được vay tài lộc, may mắn đến công việc làm ăn của họ. Bên cạnh đó là sự biết ơn công lao mà bà đã góp phần bảo vệ để có được xã hội Việt Nam hiện tại.
Văn khấn Bà Chúa Kho
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con kính lạy Tam giới Thiên chúa cập nhất thiết thánh chúng
– Con kính lạy Tam phủ công đồng. Tứ phủ vạn linh
– Con kính lạy Thiên tiên Thánh mẫu, Địa thiên thánh mẫu, Thủy tiên Thánh mẫu
– Con kính lạy Tứ phủ chầu bà, Ngũ vị Thánh ông, tả hữu quan Hoàng
– Con kính lạy Nhị vị Thánh cô, Bát bộ Sơn trang, Thập nhị Tiên nàng
– Con kính lạy Đương niên hành khiển chí đức tôn thần
– Con kính lạy Đương cảnh Thành Hoàng Bản Thổ đại vương
– Con kính lạy Ngũ hổ thần tướng, Thanh Bạch xà thần linh
Con kính lạy Đức Chúa kho Thánh mẫu hiển hoá anh linh cảm thông các sự, chấp lễ, chấp bái, chứng minh công đức phù hộ độ trì cho:
Hương tử con là ….
Ngụ tại …..
Hôm nay là ngày…
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng, thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin cho con được: gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý, vạn sự cát tường.
Chúng con cúi đầu thành tâm kính lễ Chúa kho Thánh mẫu.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Sắm lễ Bà Chúa Kho
Quãng đường đi từ nơi bạn sinh sống đến đền có thể khá xa nên lễ vật chuẩn bị cũng không bắt buộc phải đầy đủ, miễn sao trong nghi lễ có đủ thành phần cần thiết mới thể hiện được cái tâm của bản thân với Bà Chúa Kho. Một phần cũng vì quan điểm tín ngưỡng khác nhau theo vùng miền nên lễ vật thờ cúng không giống của người khác thì quý vị hãy an tâm . Dươi dây là danh sách vật phẩm cơ bản:
- Hương
- Hoa
- Quả
- Nến
- Chè
- Xôi
- Trà
- Đặc sản cỗ sơn trang: chanh, ớt, xã, gừng
Lưu ý: Chúng tôi khuyến khích quý vị nên cúng chay cho tất cả các ban. Nếu muốn cúng mặn như thịt, giò, chả, rượu … thì chỉ nên đặt tại ban thờ công đồng hoặc làm món chay có tạo hình như món mặn.
Cách cúng bà chúa
Tiếp theo là thứ tự các bước cần làm trong quá trình thực hiện nghi thức thờ cúng Bà Chúa Kho
- Đầu tiên là cúng thổ thần đang cai quản xung quanh mảnh đất đền Bà Chúa Kho. Sau đó thay đổi lễ vật phù hợp cho các ban thờ.
- Đặt lễ vật theo thứ tự trong đền ra các ban ngoài đọc theo hai bên. Khi kính lễ vật bằng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên từng ban thờ.
- Đặt xong hết lễ vật mới được thắp hương, làm lễ cũng làm từ trong ra ngoài.
- Bên trong sẽ quan tâm 4 ban thờ chính: Tiền Tế, Tứ Phủ Công Đồng, Đệ Nhị Cung, Đệ Nhất Cung. Sau đó mới tới các ban thờ khác trong chánh điện.
- Sau khi thắp hương, nhang cháy đến 2/3 có thể hạ lễ và chờ 1 tuần nhang.
- Khi hạ lễ thì nên vái khấn và hạ lễ từ các ban ngoài vào trong chánh điện.
TÓM LẠI:
Khi quý vị đến lẽ tại Bà Chúa Kho vào ngày xuân thì nên trang bị cho mình thông tin có ích, cách sắm lễ, thủ tục cúng bà chúa. Còn tuỳ vào điều kiện của mỗi người mà sẽ có lễ vật phù hợp. Dịch Vụ Đồ Cúng Nhân Tâm tin rằng bạn sẽ dịp tham gia lễ hội thật tuyệt vời và trọn vẹn. Nếu cần đặt xôi chè, gà vịt để hành lễ, ALO NGAY cho chúng tôi – đảm bảo quý khách sẽ hài lòng.