Hạt siêu dinh dưỡng, hay còn gọi là siêu thực phẩm, là loại hạt giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đồng thời hỗ trợ chữa trị một số bệnh thường gặp ở con người. Xu hướng sử dụng những loại hạt này trong khẩu phần ăn mỗi ngày đang được nhiều người ưa chuộng. Cùng docungnhantam tìm hiểu ngay thông tin về 5 loại hạt siêu dinh dưỡng phổ biến nhé!
1. Hạt Chia
Hạt chia là một trong những loại hạt quen thuộc, bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở nhiều cửa hàng. Đây là loại ngũ cốc chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và hàng loạt những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như hỗ trợ giảm cân, duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giải độc cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Công dụng của hạt chia có thể kể đến như:
- Hạt chia hỗ trợ giảm cân.
- Cung cấp đủ khoáng chất cần thiết
- Hạt chia giải độc cho cơ thể.
- Hạt chia là chất chống oxy hóa tuyệt vời.
- Hạt chia tự nhiên chứa 37% chất xơ, trong đó 80% là chất xơ không hòa tan, còn lại là chất xơ hòa tan có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh.
- Hạt chia giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- Hỗ trợ điều trị tình trạng viêm túi thừa.
- Tác dụng của hạt chia trong việc giúp xương chắc khỏe hơn.
- Giảm lượng cholesterol xấu.
- Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng omega-3 tìm thấy trong hạt cây chia có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng huyết khối và chứng rối loạn nhịp tim – những rối loạn có thể dẫn đến tình trạng đau tim, suy tim và đột quỵ.
- Hạt chia rất giàu Folat (49.0 µg trong 100g hạt chia) và Omega-3 (DHA; EPA; Axit Linoleic) là dưỡng chất quan trọng tham gia phát triển ống thần kinh và trí não của thai nhi
Cách sử dụng hạt chia:
Lấy khoảng 1 thìa súp hạt chia cho vào nước trái cây hoặc nước lọc, quậy đều để hạt chia không vón cục. Sau khoảng 10 phút là có thể dùng được Rắc hạt chia lên món salad, ngũ cốc, sữa chua, bánh ngọt hay bất kỳ loại thực phẩm nào cũng đều được.
Bạn cũng có thể ăn hạt chia seed cùng với cháo hoặc ăn trực tiếp rồi uống nhiều nước. Có thể cho hạt Chia và thạch, nước sốt hay thực phẩm nướng.
Lưu ý khi sử dụng hạt chia:
– Để tốt cho sức khỏe, bạn không nên dùng quá nhiều hạt chia mỗi ngày. Theo các bác sĩ khuyến cáo, bạn nên dùng khoảng 10g hạt chia mỗi ngày.
– Sau khoảng 3 tháng sử dụng, có thể tùy chỉnh lại lượng hạt chia để đáp ứng tối ưu nhu cầu và phù hợp với điều kiện sức khỏe của mình.
– Nếu sử dụng hạt chia để chữa bệnh, bạn nên dùng hạt chia theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
2. Hạt lanh (Flaxseed)
Hạt lanh là một trong những siêu thực phẩm được trồng đầu tiên trên thế giới, chúng được biết đến và sử dụng rộng rãi từ hơn 6000 năm trước. Hạt lanh chứa axit béo omega-3 chống viêm (không cùng loại với cá), các chất chống oxy hóa được gọi là lignans giúp thúc đẩy sự cân bằng nội tiết và nhiều lợi ích khác nữa.
Công dụng của hạt lanh:
- Hàm lượng chất xơ cao nhưng hàm lượng carb thấp.
- Hàm lượng axit béo Omega-3 cao.
- Giúp làn da và mái tóc khỏe mạnh.
- Giảm cholesterol và điều trị tăng lipid máu.
- Sử dụng hạt lanh là một cách tuyệt vời để thay thế các hạt chứa gluten trong công thức nấu ăn. Hạt lanh có thể hấp thụ nhiều chất lỏng từ đó giúp liên kết các nguyên liệu trong món ăn.
- Hạt lanh chứa chất chống oxy hóa.
- Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.
- Ngăn ngừa ung thư.
- Giúp giảm cân.
- Giảm triệu chứng mất cân bằng nội tiết và mãn tính
3. Hạt diêm mạch (Quinoa)
Diêm mạch là tên gọi phổ biến của Chenopodium quinoa, một loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Loài này được Carl Ludwig Willdenow mô tả khoa học đầu tiên năm 1798. Diêm mạch được trồng như một loại cây ngũ cốc chủ yếu để cho hạt.
Công dụng của hạt diêm mạch có thể kể đến như:
- Cung cấp protein thiết yếu (đặc biệt cho người ăn chay): Một trong những lợi ích nổi tiếng nhất của hạt quinoa là có chứa protein thiết yếu có thể thay thế protein có trong thịt, nên nó có thể là loại thực phẩm vàng đối với người ăn chay và hạt diêm mạch có thể dùng làm bột ăn dặm cho trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi rất tốt.
- Nhiều chất xơ giúp ổn định đường huyết, ngừa tim mạch…
- Giúp giảm cân hoàn hảo nhất: Hạt quinoa chứa lượng tinh bột cực kỳ phức tạp gọi là complex carbohydrate với chỉ số đường huyết thấp “low glycemic index”, nên hạt diêm mạch khi ăn nó sẽ gây cho chúng ta cảm giác no nhưng lại không cung cấp nhiều đường bột như các loại ngũ cốc và gạo trắng chúng ta ăn hằng ngày.
- Giảm cơn đau đầu và cung cấp nhiều chất oxi hóa: Hạt quinoa chứa nhiều Riboflavin (B2) là một loại vitamin nhóm B, loại vitamin này giúp tăng cường hấp thụ, tái tạo năng lượng và tăng lượng oxy lên não cũng như các cơ giúp giảm các cơn đau đầu hiệu quả.
4. Yến mạch (Oats)
Bột yến mạch là 1 loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng rất cao chỉ phát triển được tại những vùng có khí hậu ôn đới như Mỹ, Cannada, Ba Lan, Nga, Đức, Úc…chính vì vậy sản phẩm chỉ có thể nhập khẩu từ các nước này chứ Việt Nam không thể trồng được.
Công dụng của yến mạch:
- Phòng chống các bệnh tim mạch.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Ngăn ngừa ung thư.
- Giảm căng thẳng mệt mỏi.
- Loại bỏ mụn, tốt cho da khô.
- Hỗ trợ để chữa lành nhanh vết thương, mụn nhọt.
- Tẩy tế bào da chết.
- Bột yến mạch có hàm lượng calo thấp, thấp hơn gạo, lúa mì, khoai hoặc sắn trong khi đó hàm lượng chất dinh dưỡng cao nên bột yến mạch không làm tích tụ mỡ, tạo cảm giác no lâu, kiềm chế những cơn thèm ăn đồng thời bột yến mạch sẽ giúp đốt cháy lượng mỡ dư thừa để làm săn chắc cơ thể.
5. Hạt đậu lăng (Lentil)
Đậu lăng có chung nguồn gốc họ đậu với các loại đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu đen, đậu nành, đậu phộng (lạc), chickpea (đậu răng ngựa)… Siêu thực phẩm này giúp trái tim khỏe mạnh, bổ máu và dáng đẹp.
Công dụng của đậu lăng có thể kể đến như:
- Giảm cholesterol trong máu, ổn định đường huyết: Đậu lăng có chứa các chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ đột quỵ cũng như bệnh tim mạch bằng cách giữ cho các động mạch của bạn không bị xơ vữa.
- Giúp trái tim khỏe mạnh: Bên cạnh chất xơ, đậu lăng có nhiều magne và folate thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Magne sẽ giúp lưu thông máu, chất dinh dưỡng và oxy đi khắp cơ thể trong khi folate làm giảm mức độ homocysteine (sự gia tăng nhẹ homocysteine trong huyết thanh là một yếu tố gây hại cho thành mạch máu và tăng nguy cơ xơ vữa động mạch).
- Bổ máu: Đậu lăng có thể làm tăng năng lượng của bạn bằng cách bổ sung thêm sắt. Riêng đối với phụ nữ vào thời kỳ kinh nguyệt – người có nhiều nguy cơ bị thiếu sắt, ăn nhiều đậu lăng là một ý tưởng không tồi.
- Thúc đẩy tiêu hóa: Chất xơ hòa tan trong đậu lăng có thể ngăn ngừa táo bón và một số vấn đề tiêu hóa khác như túi thừa đại tràng, viên túi thừa và hội chứng ruột kích thích
- Duy trì vóc dáng thon gọn: Khoảng 26% lượng calorie trong đậu lăng bắt nguồn từ các protein, vì vậy đậu lăng là một nguồn cung cấp protein tuyệt vời. Bạn có thể ăn đậu lăng thay cho cơm mà không lo sợ tích tụ chất béo.