Mang thai là một trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng khíên phụ nữ gặp không ít những khó khăn do hầu hết các mẹ bầu đều bị ốm nghén với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Do thay đổi lượng hormon trong cơ thể nên việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho thai kì 3 tháng đầu hợp lý là điều cần thiết. Bởi đây là thời kỳ vàng cho quá trình hình thành của thai nhi nên này việc chăm sóc dinh dưỡng cho bà mẹ mang thai thời kỳ này cũng trở lên quan trọng.
Nội Dung Chính
Chế Độ Dinh Dưỡng Khi Mang Thai Tháng Thứ Nhất
Tháng đầu tiên của thai kỳ hormone nội tiết tố tăng lên nên cơ thể cũng bắt đầu thay đổi làm cho nhiều mẹ bầu thường xuyên cảm giác buồn nôn và khó chịu bụng. Đây là dấu hiệu của ốm nghén nên rất khó để có thể kết hợp ăn uống đủ chất. Tuy nhiên mẹ bầu trong tháng đầu này nên ăn những loại thực phẩm sau để làm dịu cơn thai nghén và bổ sung dinh dưỡng:
Buổi sáng mẹ có thể ăn nhẹ các loại thực phẩm giàu carbohydrate như bánh quy mặn, các loại hạt, ngũ cốc hoặc trái cây sấy khô trước khi ra khỏi giường
Mẹ bầu hãy chia các bữa ăn chính thành 6 bữa nhỏ mỗi ngày
Nên chọn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa cùng nguồn dinh dưỡng cho thai kì 3 tháng protein nạc từ thịt gà và cá
Nên uống thêm sữa ít béo vào buổi sáng và buổi tối
Mẹ bầu nên bổ sung nhiều nước nhưng chỉ nên uống nước giữa các bữa ăn chứ không nên uống trong bữa ăn.
Tránh những món chiên, rán, quá ngọt hoặc cay bởi đây là những món ăn khiến tình trạng ốm nghén của bạn thêm tồi tệ
Trong tháng đầu tiên này bạn nên uống axit folic theo toa của bác sĩ bởi đây là dưỡng chất rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung các loại rau xanh đậm, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu bởi chúng rất phẩm giàu axit folic. Lưu ý tuyệt đối không ăn thức ăn chưa nấu chín như trứng sống, thịt tái, sashimi…trong tháng đầu tiên này.
Chế Độ Dinh Dưỡng Khi Mang Thai Tháng Thứ 2
Mẹ bầu cần phải biết khi mang thai tăng cân sao cho hợp lý nhất là trong 3 tháng đầu. Bởi đây là giai đoạn nhiều mẹ bầu bị chứng ốm nghén “tra tấn” nên chỉ cần tăng khoảng 1-2kg hoặc 0,4kg -1,7kg là ổn. Mẹ bầu nên xác định rõ lại quan điểm bổ sung dinh dưỡng cho thai kì 3 tháng về vấn đề ăn cho cả hai. Bởi vì mẹ bầu không cần thiết phải ăn gấp đôi khẩu phần ăn bình thường mà cần đảm bảo lượng calorie cần thiết hằng ngày
Mẹ bầu nên quan tâm đến chất lượng món ăn của mình thay vì để ý đến kích cỡ khẩu phần ăn. Mẹ bầu trong tháng thứ 2 này nên xây dựng một thực đơn đa dạng với nhóm thực phẩm thiết yếu: Các loại ngũ cốc, bánh mì, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu. Thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 2 cần hạn chế thức ăn nhiều calorie, chất béo và đường. Trong tháng này Axit folic vẫn đóng vai trò quan trọng đồng thời nên bổ sung canxi với 2 ly sữa ít béo mỗi ngày
Chế Độ Dinh Dưỡng Khi Mang Thai Tháng Thứ 3
Do tác dụng phụ của buồn nôn, mệt mỏi, mất ngủ nên chuyện ăn uống trong 2 tháng đầu tiên của thai kỳ có thể không phải đề tài yêu thích của mẹ bầu. Tuy nhiên tình hình sẽ dần chuyển biến tích cực hơn khi bước qua tháng thứ 3. Các triệu chứng ốm nghén sẽ giảm đi trông thấy nên mẹ bầu nên tăng khoảng 0,4- 1,7kg. Lời khuyên dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 3 vẫn là 3 bữa chính và 2-3 bữa ăn nhẹ mỗi ngày như sau:
Mẹ bầu nên ăn nhiều rau và trái cây trong bữa ăn đồng thời giảm các món ăn nhiều calo, ít dinh dưỡng như đồ ngọt, thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến. Có thể chọn các loại hạt, trái cây sấy khô giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất
Hãy uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày hoặc bổ sung thêm chất lỏng từ nước trái cây tươi, súp, canh cùng lượng sữa tăng lên 3-4 ly/ngày.
Hãy bổ sung vitamin, khoáng chất theo bác sĩ kê toa.
Thực Đơn Cho Mẹ Bầu Ốm Nghén Hợp Lý
Mẹ bầu bị nghén nên bổ sung dinh dưỡng cho thai kì 3 tháng đầy đủ tránh xa những thức ăn gây kích thích tiêu hóa. Có thể áp dụng một số món ăn có thể giúp giảm bớt nôn nghén như: Cháo ý dĩ, Nước mía và gừng tươi, Nước ô mai, Me, sấu ngâm gừng, Canh Sấu, Canh me,… Tuy nhiên mẹ bầu cần đến ngay cơ sở Y tế để được chăm sóc và điều trị khi áp dụng các phương pháp và chế độ ăn nhưng tình trạng nghén không giảm gây nôn nhiều, rối loạn nước và điện giải