Mùa lễ hội cuối năm 2021 đang cận kề, không khí chuẩn bị chia tay năm cũ và chào đón năm mới 2022 đang hân hoan ở mọi nơi trên mọi miền đất nước. Bởi cuối năm là thời điểm diễn ra rất nhiều hoạt động lễ hội lớn, được đông đảo mọi người tham gia. Vậy mùa lễ hội cuối 2022 có các lễ hội gì đặc biệt? Hãy cùng Nhân Tâm tìm hiểu mùa lễ hội cuối năm 2022 ở Việt Nam và trên thế giới ngay trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Đón ‘Giáng sinh tuyết trắng’ tại Lễ hội mùa đông Fansipan
Dạo bước trong ngôi làng tuyết xinh lung linh, chiêm ngưỡng những cây thông Tây Bắc độc đáo làm từ bắp ngô, rau quả…, thưởng thức các chương trình nghệ thuật Giáng sinh ấn tượng, du khách sẽ có một mùa Noel đáng nhớ với Lễ hội mùa đông được tổ chức tại khu du lịch Sun World Fansipan Legend từ 19/12 – 31/1/2021.
Lễ hội mùa đông Fansipan là một trong những hoạt động thường niên được khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức vào tháng 12 hàng năm, với nội dung, cách thức, chủ đề thay đổi mỗi năm, để du khách đến với lễ hội năm sau lại thấy mới lạ, cuốn hút hơn năm trước.
Năm nay, với chủ đề “Thiên đường tuyết rơi”, khu du lịch đã dày công kiến tạo một điểm nhấn độc đáo là ngôi làng tuyết lãng mạn rộng 1000m2 ngay khu vực chợ dân tộc tại ga đi cáp treo. Lấy cảm hứng từ ngôi làng cổ Shirakawa-go ở Nhật Bản, không gian khu chợ vùng cao nhộp nhịp quen thuộc với những căn nhà sàn, những mái nhà gỗ xếp lớp đậm chất Tây Bắc đã được biến hóa thành những mái nhà phủ dầy tuyết trắng, gợi nhắc vẻ đẹp tuyệt diệu của làng, bản Sa Pa trong những ngày tuyết rơi.
Ở ngôi làng ấy, hoà chung với không gian tuyết trắng là sắc màu Giáng sinh rộn ràng, lấp lánh. Hàng ngàn quả châu long lanh được trang trí trên những hàng cây hai bên lối đi. Những tiểu cảnh Giáng sinh được kiến tạo kỳ công từ hoa tươi, và dây hoa trang trí như đưa du khách phiêu du vào một miền Giáng sinh cổ tích nơi đỉnh trời Tây Bắc.
Ngay trung tâm lễ hội là tháp pha lê cao 18 m, xung quanh xếp chồng những hộp quà khổng lồ cao hơn đầu người với đủ sắc màu sặc sỡ. Lẫn trong những hộp quà là một ngôi làng Bắc Âu thu nhỏ cực kỳ xinh xắn, chắc chắn sẽ trở thành địa điểm chụp ảnh yêu thích của các tín đồ “sống ảo”.
Hoa bốn mùa rực đỏ màu hoa xác pháo cũng sẽ là điểm check-in dự kiến tiêu tốn kha khá bộ nhớ của những chiếc điện thoại hay máy ảnh, khi ngay giữa vườn hoa là một cây thông hoa khổng lồ cao 12 m, tô điểm thêm sắc màu lãng mạn cho mùa Giáng sinh.
Lễ hội hoa Sở Bình Liêu cuối năm 2021 – đầu năm 2022
Ngày 12-12, tại thôn Đồng Long, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, Hội hoa Sở đã chính thức khai mạc. Đây là năm thứ sáu liên tiếp huyện Bình Liêu tổ chức Hội và là một trong nhiều hoạt động hưởng ứng chương trình kích cầu của tỉnh Quảng Ninh.
Tham dự Hội hoa Sở Bình Liêu 2021, du khách sẽ được chiêm ngưỡng, chụp ảnh cùng hoa và trải nghiệm những hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian, triển lãm, ẩm thực đậm chất địa phương. Du khách cũng có thể trải nghiệm nét đẹp cảnh sắc nơi mảnh đất miền biên viễn với hình ảnh của cỏ lau khắp các vạt đồi, sườn núi, trải dài dọc cung đường tuần tra biên giới, những thửa ruộng bậc thang ôm lấy đồi núi… và hòa mình trong nhịp sống văn hóa của đồng bào các dân tộc.
Trong khuôn khổ mùa lễ hội cuối năm 2021 còn có các hoạt động xây dựng, quảng bá các sản phẩm du lịch mùa đông gắn với Hội hoa Sở như: Thi trải nghiệm “làm cơm mới lá gừng” với khách du lịch; trình diễn các môn thể thao dân tộc truyền thống như bắn nỏ, tùng còn, đẩy gậy, thi cụm dong riềng các xã, thị trấn; thi mâm cơm mới tại các thôn, bản xã Đồng Tâm; liên hoan văn nghệ và lửa trại thanh niên; hoạt động dù lượn “Bay giữa rừng Sở”.
Quảng Ninh khai Hội hoa Sở năm 2021
Mùa lễ hội cuối năm 2021 với lễ hội hoa Sở Bình Liêu 2021 sẽ thu hút đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.
Bên cạnh đó là các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian được tổ chức xuyên suốt thời gian diễn ra hội gồm các trò chơi: Bịt mắt bắt vịt, chọi chim họa mi, thi tách hạt sở giữa các thôn, bản… Ngoài ra, trong hội sẽ có các hoạt động cung ứng dịch vụ để phục vụ du khách tại các gian hàng trưng bày và bán các sản phẩm OCOP, gian hàng ẩm thực.
Mùa lễ hội hoa Sở Bình Liêu cuối năm 2021 là hoạt động văn hóa tiêu biểu, thiết thực của nhân dân các dân tộc vùng cao Bình Liêu hưởng ứng chủ trương kích cầu du lịch của tỉnh. Đây là dịp để huyện Bình Liêu giới thiệu, quảng bá hình ảnh, khẳng định giá trị của hoa sở và các sản phẩm từ cây sở gắn với những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Bình Liêu đến đông đảo du khách.
Phiên chợ vùng cao chào Xuân 2022
Nếu quan tâm hoặc muốn con trẻ được khám phá những loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc của dân tộc, bạn có thể dành 1-2 ngày cuối tuần tới đây. Điểm nhấn của sự kiện là “Phiên chợ vùng cao chào Xuân 2022”, tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu trong các ngày 31/12 và mùng 1, 2, 3 tháng 1/2022.
Du khách sẽ được trải nghiệm trình diễn nghệ thuật “Múa Khèn” của dân tộc Mông (Bắc Kạn), xem đồng bào dân tộc Lự (Lai Châu) tái hiện “Lễ hội Căm Mường” hay “Lễ hội Tết Khù” sự chà của dân tộc Hà Nhì (Điện Biên), trình diễn múa rối, nghề thủ công, dân ca dân vũ…
Lễ hội Căm Mường – Mùa lễ hội cuối năm 2021
Vào những ngày tiết trời cuối đông, thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới đến gần, vạn vật có thêm sức sống mới.
Đây cũng chính là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội truyền thống Việt Nam, trong đó có lễ hội Căm Mường (Kiêng Mường) của người dân tộc Lự ở miền núi phía Bắc nước ta.
Cùng Nấu Tiệc Nhân Tâm tìm hiểu nét đặc sắc của lễ hội Căm Mường để hiểu rõ hơn truyền thống văn hóa của cộng đồng người Lự trong bài viết dưới đây nhé!
Ngoài các phong tục, tập quán sinh hoạt độc đáo, người Lự còn có nhiều nghi lễ riêng đặc sắc, trong đó phải kể đến lễ hội Căm Mường _ một trong những lễ hội cuối năm 2021 lớn và quan trọng nhất và bao giờ cũng được tổ chức rất trang trọng.
Nét đặc trưng của lễ hội Căm Mường (Lai Châu)
Lễ hội Căm Mường của đồng bào Lự ở tỉnh Lai Châu được tổ chức vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Đây là dịp để bà con dân bản dâng tế lễ vật cầu khẩn thần sông, thần núi, thần khe, thần suối, thần rồng đã phù hộ cho bà con dân bản no đủ, điều lành ở lại, điều dữ mang đi.
Lễ Căm Mường là một lễ hội truyền thống Việt Nam đặc sắc, mang đậm dấu ấn của người dân vùng cao nên rất nhiều du khách mong muốn được chứng kiến một lần trong tiết đầu xuân.
Cũng vì vậy, thời gian gần đây đã có rất nhiều khách du lịch đến Lai Châu vào dịp lễ hội Căm Mường.
Những nghi lễ độc đáo trong lễ hội Căm Mường
2.1. Nghi thức cúng lễ
Mở đầu cuộc lễ, thầy cả đọc lời tuyên bố lý do buổi lễ. Trong lời tuyên bố lý do của thầy cả đề cập tới lịch sử của người Lự, lịch sử bản mường, cái lý của việc làm lễ Căm Mường và những người sẽ được “thụ lễ” lần này.
Mỗi gia đình sẽ cử một người đại diện là đàn ông đi tham gia phần cúng lễ, khi về sẽ mang lộc cho những người ở nhà. Người đảm nhiệm vai trò chủ lễ phải là các bậc cao niên, uy tín, được người dân kính trọng.
Nghi thức cúng lễ có 4 phần: lễ thỉnh thần, lễ khẩn cầu, lễ Căm Mường và các nghi lễ kết thúc. Tất cả được tổ chức ở một gốc cây to trong bản làng.
Lễ vật dâng thần linh trong lễ hội Căm Mường tuy mộc mạc nhưng lại chứa đầy sự tỉ mỉ và được thực hiện theo nghi thức trang trọng.
Mâm lễ vật bên cạnh hoa quả, rượu thịt thì còn có 18 chiếc thuyền giấy màu xanh lá và màu vàng.
Màu xanh là tượng trưng cho rừng núi bạt ngàn, màu vàng là những cánh đồng lúa chín trổ bông, hình ảnh của một năm được mùa, no ấm.
Khi cuộc lễ bắt đầu “say” các thầy lạy một lạy rồi bắt đầu đọc lời khấn. Trong phần lễ này không có khèn, sáo, trống hay bất kì một loại nhạc cụ nào để làm âm vang.
Ý nghĩa của lễ hội Căm Mường
Người Lự coi lễ hội Căm Mường là dịp để thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần được thể hiện bằng các lễ vật dâng tế trong buổi lễ.
Những lễ vật này do dân bản tự nguyện đóng góp, và thầy cúng sẽ khẩn cầu lên vị thần thấu hiểu lòng thành kính của dân bản, mong được mùa bội thu, thóc lúa đầy bồ, già trẻ gái trai trong bản được vui vẻ sum vầy hạnh phúc.
Sau lễ hội Căm Mường, tất cả họ hàng dòng tộc, các gia đình trong bản sẽ sống đoàn kết, thương yêu nhau hơn. Với những lời khẩn cầu trong nghi lễ thì tất cả các gia đình sẽ phải cố gắng nuôi dạy con cái học hành để có cuộc sống tốt hơn các thế hệ đi trước.
Đây chính là nét đẹp trong văn hoá dân gian của đồng bào Lự nói riêng cần tiếp tục được bảo tồn giữ gìn và phát triển.
Phần hội sôi động của lễ hội Căm Mường
Các tiết mục văn nghệ truyền thống độc đáo
Trong tất cả các lễ hội truyền thống của Việt Nam, phần hội luôn được người dân mong chờ bởi không khí sôi động và cũng chính là cơ hội để mọi người xích lại gần nhau hơn bao giờ hết, cùng nhau thể hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.
Mở đầu phần hội của lễ hội Căm Mường, hai chàng trai trong bản cùng thổi sáo mẹ, sáo con để cho các cô gái hát những bài dân ca của dân tộc mình. Điệu nhạc riêng độc đáo mang đậm truyền thống của người Lự luôn thu hút những vị khách từ xa đến.
Các trò chơi dân gian
Cùng với các bài hát thì trò chơi ném còn cũng là một phần không thể thiếu trong lễ hội này, nó thể hiện sự tinh tế, khéo léo không chỉ trong việc dựng cột, làm quả còn mà ngay cả trong việc tung còn cũng có những bí quyết riêng đã được các thế hệ của người Lự truyền lại cho nhau.
Trong trò ném còn, ai ném trúng vòng tròn đầu tiên thì đó sẽ là người may mắn nhất.
Ngoài ra, lễ hội Căm Mường còn tổ chức các trò chơi như đẩy gậy, đánh gối cũng là những nét đặc trưng trong lễ hội của đồng bào Lự. Những người bị thua trong các trò chơi này đều được té nước để giải đen cũng như cầu may mắn.
Không khí chung của lễ hội diễn ra rất nhộn nhịp, vui vẻ với sự tham gia của tất cả người dân trong bản tạo nên bức tranh sinh động thể hiện rõ nhất văn hóa truyền thống của người dân tộc Lự ở Lai Châu.
Tết cổ truyền Khù Sự Chà
Hằng năm cứ vào ngày Thìn hoặc ngày Dần cuối cùng của tháng cuối năm, người Hà Nhì ở các xã Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng và Leng Su Sìn, huyện Mường Nhé lại ăn Tết Khù Sự Chà hay còn gọi là Tết Cơm mới, đây là Tết Cổ truyền có không gian văn hóa đặc sắc nhất của người Hà Nhì nơi cực Tây Tổ quốc.
Với Tết cổ truyền Khù Sự Chà, người Hà Nhì đang bảo lưu và trao truyền được những nét đẹp truyền thống, những giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc, thể hiện tấm lòng thành kính, hiếu thuận của con cháu với tổ tiên và sự đoàn kết, cố kết cộng đồng nơi biên cương Tổ quốc.
Người Hà Nhì quan niệm phải làm bánh trôi vào ngày đầu tiên của năm mới để đặt lên ban thờ gia tiên, thực hiện nghi thức cúng bái để thông báo, mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.
Sau khi kết thúc bữa ăn sáng với món bánh trôi, các gia đình sẽ tiến hành mổ lợn để lấy thịt làm mâm cỗ thực hiện các nghi thức cúng lễ và tạo nguồn thực phẩm dự trữ cho gia đình, chế biến thành các món ăn tiếp đãi khách trong những ngày Tết.
Theo phong tục của người Hà Nhì, lợn để ăn Tết chỉ được mổ trong ngày đầu tiên là ngày thìn hoặc ngày thứ ba của Tết, tuyệt đối không được mổ vào ngày thứ hai là ngày Tỵ – kỵ với Hợi. Theo quan niệm, nếu mổ lợn vào ngày xung khắc sau này gia chủ sẽ không thể nuôi lợn được nữa.
Người Hà Nhì quan niệm nhà nào mổ lợn xong sớm, thì sang năm sẽ phát tài phát lộc, cuộc sống no ấm, con cháu sum vầy. Nhà nào mổ con lợn to chứng tỏ năm vừa qua làm ăn tốt, mùa màng bội thu.
Trong mấy ngày Tết, đâu đâu cũng tưng bừng, nhộn nhịp. Những người cao tuổi cùng nhau đi chúc tết các gia đình với những lời tốt đẹp và tình cảm chân thành. Con cháu dù ở đâu cũng cố gắng về ăn Tết với gia đình như một nét đẹp truyền thống mà người Hà Nhì vẫn giữ được cho đến nay.
Bước sang ngày thứ 2, ngay từ sáng sơm, cả bản được đánh thức bởi tiếng vang từ những nhịp cối giã bánh dầy. Cũng như các dân tộc khác, ngày tết phải đầy đủ, đầm ấm và vui vẻ nên người Hà Nhì chuẩn bị rất chu đáo: Từ trang phục truyền thống đến lương thực, thực phẩm, bánh trái đều tươm tất.
Trong ngày Tết của người Hà Nhì, mọi người cùng chúc nhau năm mới khỏe mạnh, có nhiều ngô lúa, nuôi được lợn béo… Khách đến nhà, chủ nhà đón tiếp niềm nở, bày mâm cỗ đủ đầy đón khách. Không cứ người dân trong bản, kể cả người nơi khác đến với bà con trong dịp này đều được chào đón và có thể đến thăm, cùng nhau ăn uống và chúc tụng cho nhau một năm mới may mắn, mạnh khỏe.
Vào ngày thứ 3, kết thúc Tết, tức là ngày con dê, các gia đình làm một mâm lễ cúng trời đất để cảm ơn đã ban sức khỏe, phù hộ cho dân bản bình an và cầu mong năm mới mùa màng bội thu, vật nuôi đầy đàn, bản làng yên vui. Các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, trò chơi truyền thống vẫn tiếp diễn trên những bãi đất rộng trong bản.
Tết Khù Sự Chà là tổ hợp các lễ thức tín ngưỡng tâm linh, hoạt động văn hóa, văn nghệ và trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc Hà Nhì. Giá trị nền tảng, cốt lõi được biểu đạt trong Tết là sự tri ân, tấm lòng hiếu thuận của con cháu Hà Nhì với tiên tổ. Tết Khù Sự Chà đến nay vẫn hiệu hữu trong từng nhà, bản làng và từng con người Hà Nhì nơi miền biên cương cực Tây Tổ quốc./.
Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế
Tại Huế, nhiều sự kiện lễ hội dịp cuối năm 2020 sôi động diễn ra như Ngày hội Áo dài và Lễ hội Ẩm thực Huế 2020 (18-20/12), Ngày hội Lân Huế 2020 (30/12) và Chương trình “Countdown” vào đêm 31/12.
Ngày hội Áo dài và Lễ hội ẩm thực Huế 2020 diễn ra tại khu vực cầu đi bộ gỗ lim, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu; Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế; công viên Tứ Tượng; không gian nghệ thuật Điềm Phùng Thị và công viên Phan Bội Châu. Và sẽ tiếp tục vào cuối năm 2021.
Bên cạnh trình diễn áo dài Nhật Bình, áo dài ngũ thân, ngày hội còn kết hợp biểu diễn các làn điệu ca Huế, hò Huế, hoạt cảnh dân gian, giới thiệu tinh hoa ẩm thực cung đình và màn trình diễn lân sư rồng điêu luyện, hoành tráng.
Ngày lễ tặng quà – Boxing Day
“Boxing Day – Ngày tặng quà” là ngày sau ngày Giáng sinh, thời điểm mà những người được yêu thương sẽ nhận quà, với tên gọi “Hộp quà Giáng sinh” từ người yêu của mình.
Boxing Day là ngày nào?
Ngày nay, “Ngày tặng quà” là một ngày lễ công cộng hoặc ngày nghỉ của ngân hàng diễn ra vào ngày 26/12.
Nếu ngày này trùng ngày vào ngày thứ Bảy hoặc Chủ nhật thì có thể ngày thứ Hai sau đó sẽ là ngày nghỉ lễ công cộng, tùy thuộc vào luật pháp quốc gia hoặc khu vực.
Tại Úc, Canada và New Zealand, một ngày sau lễ Giáng sinh là ngày lễ quốc gia thường niên gọi là Boxing Day, tức vào ngày 26/12, hoặc các ngày thường đầu tiên hay cũng có thể là ngày thứ hai trước Giáng sinh, tùy thuộc vào luật pháp quốc gia hoặc khu vực.
Boxing day bắt nguồn từ truyền thống phương tây trung cổ, cái tên Boxing được bắt nguồn từ chữ Christmas Box – Hộp quà giáng sinh.
Đây là ngày các gia đình sẽ tặng quà cho những người cung cấp các dịch vụ cho gia đình mình mà họ không phải trả phí trực tiếp như những người đưa thư, người phục vụ, … như là một cách bày tỏ sự biết ơn với những dịch vụ mà gia đình nhận được trong năm đó.
Boxing Day còn xuất phát từ truyền thống của những người giàu có thuộc tầng lớp thượng lưu, ban phát những hộp chứa tiền và quà tặng cho những người phục vụ mình và người nghèo vào ngay sau lễ Giáng sinh. Nó được xem như là một phần thưởng cho một năm lao động vất vả.
Một giả thuyết khác cho rằng sau Giáng sinh, nhà thờ đặt các hộp bên ngoài cửa để nhận tiền ủng hộ của mọi người và sau đó mang tặng cho những người kém may mắn trong xã hội như một sự động viên.
Bên cạnh đó, cũng có một số quan điểm khác đưa ra rằng nó liên quan tới truyền thống đáng tự hào của hải quân Anh.
Theo đó, trong những hành trình dài trên biển, thủy thủ sẽ giữ một chiếc hộp kín đựng tiền và sau đó trao cho một linh mục để phân phát cho người nghèo nếu hành trình thắng lợi.
Mặc dù có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng tên gọi này không liên quan đến lối sống hiện đại khi mọi người thường mua sắm tại các cửa hàng trực tuyến trên ti vi, máy tính và các phương tiện tương tự trong ngày này.
[ mùa lễ hội cuối năm 2021 | mùa lễ hội đầu năm 2022 | các lễ hội nổi bật cuối năm 2021 | các lễ hội mùa xuân ]