Mâm cúng mùng 1 Tết Cổ Truyền cần những lễ vật gì, Bài cúng chuẩn

Ngày mùng 1 Tết Cổ Truyền chuẩn bị một mâm cỗ cúng tươm tất sẽ giúp gia đình bạn gặp nhiều may mắn. Từ lâu tục lệ cúng ngày mùng 1 Tết đã trở thành nét đẹp truyền thống của người Việt.

mâm cúng mùng 1 tết
mâm cúng mùng 1 tết

Cách chuẩn bị mâm cúng ngày mùng 1 Tết Cổ Truyền đầy đủ nhất

Theo truyền thống của người Việt thì mùng 1 Tết là ngày khởi đầu của một năm mới. Vào ngày này mọi thành viên trong gia đình đều trở về tổ ấm của mình để cúng bái gia tiên và chúc tết ông bà bố mẹ. Vậy nên việc chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày mùng 1 Tết  là điều cần thiết.

Cúng cơm mùng 1 tết là tập tục truyền thống lâu đời của người Việt

Mùng 1 Tết là ngày gì?

Theo truyền thống của người dân Việt Nam 3 ngày đầu của một năm được gọi là Tết Nguyên Đán. Nguyên có nghĩa là bắt đầu, khởi đầu, Đán có nghĩa là sáng sớm. Như vậy Nguyên Đán còn được hiểu là bắt đầu một năm mới, một khởi đầu mới. Lễ tết Nguyên Đán được kéo dài từ đêm 30 tháng chạp năm trước cho đến hết ngày mùng 3 tháng giêng năm sau. Trong đó thời điểm từ đêm 30 đến rạng sáng ngày mùng 1 chính là thời điểm giao thoa giữa năm mới và năm cũ. Vậy nên ngày mùng 1 là ngày quan trọng nhất trong 3 ngày lễ.

Hơn nữa, người Việt còn có tục lệ mời các vong linh gia tiên nhà mình về ăn Tết cùng con cháu. Vậy nên từ ngày mời các cụ về cho đến khi làm lễ hóa vàng mời các cụ đi, ngày nào các bạn cũng cần phải làm cơm cúng các cụ. Như vậy, vào sáng sớm mùng 1 các bạn cần phải chuẩn bị những mâm cơm cúng tươm tất để dâng lên các vị thần linh cùng gia tiên của mình.

Ngày mùng 1 Tết Cổ Truyền mang ý nghĩa gì

Trong 3 ngày Tết Nguyên Đán người dân Việt Nam sẽ cùng nhau đi thăm hỏi mọi anh em họ hàng trong gia đình. Từ xa xưa ông cha ta có câu ca dao truyền lại “ mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ, mùng 3 tết thầy”. Vậy nên vào ngày mùng 1 Tết, các gia đình sẽ tập trung để tết bên nội nhà mình trước, rồi đến mùng 2 mới sang tết ngoại.

Vào ngày mùng 1 mọi thành viên trong gia đình sẽ tụ tập lại, cùng nhau làm mâm cơm truyền thống dâng lên cúng gia tiên. Sau đó cùng nhau hưởng lộc và sang tết ông bà cùng họ hàng bên nội. Đây cũng chính là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn với gia đình.

Mùng 1 tết ưu tiên tết bên nội trước

Chuẩn bị lễ vật cúng ngày mùng 1 tết nguyên đán như thế nào

Người Việt Nam có truyền thống mua sắm nhiều đồ mới, cùng với nhiều đồ ăn ngon để dâng cúng gia tiên. Lễ vật cúng ngày mùng 1 Tết sẽ phong phú hơn ngày thường rất nhiều. Bao gồm những lễ vật như sau:

  1. Hương:

Trong ba ngày Tết lúc nào trên bàn thờ cũng phải cần thắp hương liên tục, không được để tắt hương. Hương bị tắt trong ngày Tết sẽ dự báo điều không may xảy đến với gia đình. Để đảm bảo hương không bị tắt các bạn nên lựa chọn hương vòng để thắp trong 3 ngày Tết.

  • Hoa tươi:

Hoa tươi là lễ vật không thể thiếu trong ngày tết. Một lọ hoa tươi trên bàn thờ sẽ khiến cho không gian thờ cúng trở nên thơm mát hơn. Vào ngày Tết các gia đình thường lựa chọn những loại hoa như cát tường, hoa dơn, hoa thược dược….để cắm trên bàn thờ. Những loại hoa này đều là những loại hoa có tuổi thọ cao, có thể cắm trong một thời gian dài. Các bạn không nên lựa chọn hoa ly cắm trong ngày tết. Mặc dù hoa ly có hương thơm ngát, thế nhưng hoa ly lại có ý nghĩa là chia ly.

Mâm ngũ quả là nét đặc trưng trong ngày lễ. Trên bàn thờ gia đình nào cũng phải có một mâm ngũ quả, với nhiều màu sắc khác nhau, thể hiện sự hài hòa giữa trời và đất.

  • Đèn nến:

Ông cha ta quan niệm rằng, đốt đèn hoặc nến trên bàn thờ sẽ soi đường chỉ lối cho các vong linh trở về với gia đình. Vậy nên trong tất cả các nghi lễ cúng bái của người Việt đều có đen hoặc nến.

  • Trầu cau:

Miếng trầu là đầu câu chuyện, vậy nên trong tất cả các nghi lễ cúng bái của người Việt đều phải có trầu cau. Trầu cau sẽ đại diện cho lời mời của gia đình gửi tới các vị thần linh cùng gia tiên, tiền tổ.

  • Rượu, chè, thuốc:

Đây đều là những lễ vật dùng để dâng cúng các vị thần linh.

  • Bánh kẹo, mứt:

Người Việt quan niệm rằng dâng cúng những đồ ngọt để cầu mong sang năm mới sẽ gặp được nhiều điều ngọt ngào và hạnh phúc.

Mâm ngũ quả đặc sắc trong ngày tết

Cách chuẩn bị mâm ngũ quả cúng ngày mùng 1 tết

Mâm ngũ quả cúng ngày mùng 1 tết sẽ bao gồm 5 loại quả, tượng trưng cho sự giao thoa hài hòa của đất trời. Việc lựa chọn các loại quả như thế nào sẽ phụ thuộc vào từng vùng miền có phong tục khác nhau. Đất nước Việt Nam ta được chia thành 3 vùng miền khác nhau, mỗi một vùng miền đều có phong tục tập quán riêng của mình. Vậy nên cách chuẩn bị mâm ngũ quả của mỗi miền cũng sẽ khác nhau.

Mâm ngũ quả của người miền Bắc được chuẩn bị dựa theo quy luật ngũ hành. Tương ứng với mỗi hành chúng ta sẽ lựa chọn những loại quả có màu sắc tương ứng. Như hành Kim chúng ta sẽ lựa chọn những loại quả có màu vàng như bưởi, phật thủ. Hành Mộc chúng ta sẽ lựa chọn quả có màu xanh như chuối xanh, đu đủ….Hành Thủy chúng ta sẽ chọn quả có màu đen như nho, mận. Hành Hỏa chúng ta sẽ chọn quả có màu đỏ như táo, roi.

Mâm ngũ quả của người miền Nam sẽ lựa chọn theo quan niệm “ cầu sung vừa đủ xài” tương ứng với đó là 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Còn miền Trung thì người dân khó khăn hơn, thế nên việc sắm sửa mâm ngũ quả cũng đơn giản. Chỉ cần là mùa nào thức nấy, miễn là thành tâm là được.

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng ngày mùng 1 tết

Ngoài những lễ vật như trên, thì ngày mùng 1 tết các bạn còn cần phải chuẩn bị mâm cỗ mặn truyền thống để dâng cúng gia tiên. Việc chuẩn bị mâm cỗ cúng như thế nào cũng sẽ phụ thuộc vào phong tục của từng miền. Mỗi một vùng miền sẽ có những món ăn truyền thống và cũng là đặc sản của vùng miền đó.

Ngày nay cũng có nhiều gia đình lựa chọn làm cỗ chay để cúng ngày mùng 1 Tết. Vì theo thuyết giáo của đạo Phật đồ cúng chay thanh tịnh sẽ giúp người còn sống tránh nghiệp sát sinh. Điều này vừa làm gia tăng phúc lộc cho người còn sống vừa giúp vong linh người mất sớm siêu thoát. Vậy nên những năm gần đây rất nhiều nhà đã chuyển sang sử dụng cỗ chay để tránh việc sát sinh đầu năm.

Cỗ chay thanh tịnh tránh sát sinh ngày tết

Mâm cỗ cúng mùng 1 tết truyền thống của người miền Bắc

Mâm cỗ của người miền Bắc được đánh giá là đa dạng và phong phú nhất cả nước. Mỗi một món ăn trên mâm cỗ truyền thống đều mang một ý nghĩa nhất định:

  1. Bánh Chưng:

Bánh chưng là một món bánh truyền thống đặc trưng của người Việt. Bánh chưng mang một ý nghĩa cầu mong năm mới dồi dào, no đủ. Gia đình sung túc thịnh vượng.

Xôi gấc màu đỏ ngụ ý cho cát tường thịnh vượng, năm mới cúng xôi gấc cầu mong một năm gặp nhiều may mắn.

  • Gà luộc:

Gà luộc vàng óng hứa hẹn một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc. Mọi thành viên trong gia đình đều gặp may mắn, làm việc gì cũng thuận buồm xuôi gió.

  • Nem rán:

Hình ảnh vỏ nem bao bọc lấy nhân nem thập cẩm giống như tình cảm của cha mẹ luôn bao bọc con cái. Vậy nên món nem rán trong mâm cỗ thể hiện ước mong gia đình hòa thuận yên ấm.

  • Canh bóng thập cẩm:

Bát canh bóng kết hợp với nhiều loại rau củ tượng trưng cho vạn vật trong trời đất. Bát canh ngọt ngào mang ngụ ý cầu mong mưa thuận gió hòa, trời đất dung hợp.

  • Canh miến:

Bát canh miến thể hiện ước mong mọi khó khăn đều sẽ trôi qua thuận lợi.

  • Giò chả:

Thể hiện ước mong tiền tài, sung túc.

Mâm cỗ cúng miền Bắc đa dạng, phong phú

Mâm cỗ cúng mùng 1 tết truyền thống của người miền Nam

Hầu như mâm cỗ cúng của người miền Nam cũng có đôi nét giống của miền Bắc. Tuy nhiên mâm cỗ miền Nam sẽ có một số món đặc trưng của vùng miền như sau:

  1. Canh khổ qua:

Canh khổ qua nhồi thịt có vị đắng hòa lẫn với vị ngọt bùi của thịt, thể hiện khó khăn vượt qua sẽ tới ngọt bùi. Bát canh này mang ý nghĩa cầu mong mọi khổ đau sẽ nhanh qua đi để năm mới bình an, hạnh phúc.

  • Thịt kho tàu:

Miếng thịt kho tượng trưng cho đất, quả trứng tròn tượng trưng cho trời. Món thịt kho tàu thể hiện ước mong âm dương hòa hợp, vuông tròn cả năm.

  • Bánh Tét:

Nếu như miền Bắc có bánh chưng thì miền Nam cũng có bánh tét. Về nguyên vật liệu cơ bản thì hai loại bánh này đều giống nhau. Chỉ khác bánh tét được gói theo hình trụ dài còn bánh chưng thì hình vuông.

Người miền Nam quan niệm rằng củ kiệu tượng trưng cho tiền vàng. Vậy nên mọi người sử dụng món củ kiệu để cầu mong tiền tài trong ngày tết.

Canh khổ qua đặc trưng của người miền Nam

Mâm cỗ cúng mùng 1 tết của người miền Trung

Mâm cỗ cúng truyền thống của người miền Trung đơn giản nhất. Đều là những món thường ngày của người dân miền Trung, giản dị y hệt như con người miền Trung vậy.

Khi Tết đến xuân về mâm cỗ truyền thống của người miền Trung thường sẽ có những món như: bánh tét, nem chua, thịt giấm, gà quay, củ cải kho thịt, canh chân giò hầm…Ngoài ra nhất đinh mâm cỗ miền Trung phải có món tré.

Tré là một món ăn mà ngày xưa chỉ có vua chúa mới được dùng. Vậy nên ngày nay Tết đến gia đình nào cũng phải có món Tré để dâng lên cúng thần linh, gia tiên thể hiện sự tôn trọng.

Tré là món ăn được làm từ thịt đầu heo, tai heo kết hợp với thịt bò. Sau đó cuộn gói với lá ổi và lá đinh lăng. Bên ngoài sẽ được bọc ủ bằng rơm để từ 3 đến 4 ngày là ăn được.

Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục cúng ngày mùng 1 tết. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp ích được cho các bạn.