Cách cúng đưa ông bà ngày Tết, Lễ vật & Bài văn khấn

Nếu lễ cúng rước ông bà được thực hiện vào ngày cuối cùng của năm thì ngày mùng 3 hoặc mùng 4 sẽ là ngày cúng đưa ông bà (ngày Tết). Có thể nói rằng, đây là một trong những nét văn hóa tín ngưỡng tâm linh đẹp và nhân văn của người Việt. Sau khi ông bà gia tiên ăn tết cùng con cháu xong, các thành viên trong gia đình sẽ chuẩn bị lễ cúng để đưa ông bà về âm trần.

Thật ra, khi quý gia chủ đọc được bài viết này của dịch vụ đồ cúng Nhân Tâm, chắc chắn gia chủ đang mong muốn giải đáp được những thắc mắc của mình về lễ cúng này. Bao gồm: Lễ vật, văn khấn cúng đưa ông bà ngày Tết thế nào là chuẩn? Cách thực hiện lễ cúng ra sao?…. Tất cả những điều này sẽ được chúng tôi giải đáp ở bài viết dưới đây. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!

Truyền thống cúng đưa ông bà ngày Tết

Tết Nguyên Đán là dịp để đoàn viên, cùng nhau dùng chung bữa cơm gia đình và nhìn nhận lại một năm đã qua. Ông bà ta quan niệm rằng: Tết Nguyên Đán chỉ thật sự ý nghĩa nếu có ông bà tổ tiền về dự cùng. Sau khi dự xong, quý gia chủ sẽ thực hiện lễ cúng đưa gia tiên.

Cúng đưa ông bà ngày Tết hay còn gọi là lễ hóa vàng mùng 3 hoặc 4 Tết (tùy theo vùng miền và truyền thống của từng gia đình).

Vào ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ chuẩn bị mâm cổ nhằm tỏ lòng thành, sự kính trọng với tiên linh ông bà. Tùy vào văn hóa cũng như văn hóa vùng miền sẽ có sự khác nhau nhau về mâm cúng, cách cúng và văn khấn cúng tiễn ông bà ngày tết.

Đây được xem như là sự tạ ơn ông bà tổ tiên đã che chở và phù hộ để các thành viên trong gia đình bình an, gặp nhiều may mắn. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” đó là truyền thống tâm linh được lưu truyền và phát triển qua nhiều thế hệ.

Lễ vật trong mâm cúng đưa ông bà ngày Tết gồm những gì?

Có thể nói rằng, tùy theo văn hóa vùng miền và tín ngưỡng của từng gia đình thì việc chuẩn bị lễ vật ít nhiều cũng có sự khác nhau. Với những gia đình theo đạo Phật thì quý gia chủ thường sẽ chuẩn bị mâm cúng chay. Nhà có gì cũng nấy chứ không quá câu nệ phải có lễ vật này kia.

Theo truyền thống của ông bà ta, lễ vật trong mâm cúng tiễn đưa ông bà ngày Tết gồm:

  • Hương, hoa, nước, quả (ngũ quả)
  • Trầu cau
  • Rượu
  • Đèn, nến
  • Lễ ngọt, bánh kẹo
  • Mâm cỗ mặn: xôi, gà, bánh chưng, các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết. (Hoặc thay thế mâm cúng mặn bằng mâm cúng chay)

Văn khấn cúng đưa ông bà ngày Tết

Nội dung bài cúng tiễn đưa ông bà ngày Tết cụ thể như sau:

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

Con kính lạy Ngài Đương niên, ngài Bản cảnh Thành hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long Mạch, Tôn thần.

Con kính lạy các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, nội ngoại Tiên linh.

Tín chủ (chúng) con là:…

Ngụ tại..

Hôm nay là ngày mồng…. tháng Giêng năm…

Tín chủ con thành tâm sắp sửa hương hoa nước quả, kim ngân vàng bạc, phấm vật trà tửu, dâng lên trước án, kính cẩn thưa trình:

Tiệc xuân đã mãn, Nguyên Đán đã qua, nay xin thiêu hoá kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn Tiên linh trở về âm giới.
Kính xin phù hộ độ trì cho con cháu được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc cúi xin chứng giám.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Cách cúng tiễn đưa ông bà ngày Tết chuẩn nhất

Sau khi chuẩn bị lễ vật xong, quý gia chủ sắp xếp mâm cúng lên bàn thờ tổ tiên ông bà sao cho hợp lý. Qúy gia chủ ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và nghiêm trang. Tiếp theo, quý gia chủ sẽ thắp hương, khấn vái và đọc văn khấn.

Sau khi thực hiện lễ cúng tạ gia tiên xong, quý gia chủ sẽ tiến hóa vàng để tạ ơn tổ tiên thần linh. Lễ hóa vàng nên được thực hiện ở trước nhà hay một góc sân sạch sẽ. Phần tiền vàng sẽ được hóa trước, phần đồ dùng hóa sau.

Khi hóa vàng xong, gia chủ sẽ vái 3 vái, cầu mong ông bà tổ tiên phù hộ và che chở cho gia đình. Sau cùng, con cháu trong nhà tề tựu đông đủ và cùng nhau dùng bữa.

Điều cần lưu ý ở đây chính là:

  • Quý gia chủ phải hóa vàng từ từ để vàng mã cháy hết.
  • Nếu trong gia đình có người thân mới mất, gia chủ nên hóa vàng vàng mã riêng cho người đó.
  • Thời gian thực hiện hóa vàng mùng 3 Tết của mỗi gia đình là không giống nhau. Tùy thuộc vào văn hóa và truyền thống tín ngưỡng của từng gia đình.

KẾT LUẬN:

Dịch vụ Đồ Cúng Nhân Tâm hi vọng qua bài viết này, quý gia chủ sẽ lần lượt giải đáp được những thắc mắc của mình về mâm cúng, cách cúng và văn khấn cúng đưa ông bà (Tết). Mỗi một lễ cúng mang một ý nghĩa khác nhau. Do vậy, quý gia chủ nên tìm hiểu kỹ và thực hiện theo cho đúng.

Mọi thắc mắc của quý khách hàng xin vui lòng gọi điện theo số hotline hoặc Fanpage để được tư vấn, hỗ trợ.