Tết Trung Thu từ lâu đã trở thành nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang nguồn gốc và những ý nghĩa rất thú vị và đặc sắc. Gắn với ngày lễ này là những câu chuyện rất thú vị về chị Hằng, chú Cuội và Thỏ ngọc. Để tìm hiểu rõ hơn về các sự tích tết Trung thu, mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây.
Điểm danh 8 sự tích về nguồn gốc Tết Trung Thu
Có rất nhiều câu chuyện lý giải về nguồn gốc Tết Trung Thu mà nhiều người vẫn chưa biết để biết được sự thực về nét văn hóa độc đáo này của người Việt.
Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao lại có Tết Trung Thu hay chưa? Tuổi thơ của bạn đã từng thắc mắc Chị Hằng và Chú Cuội vì đâu mà có chưa? Nếu bạn đã băn khoăn mà chưa có được câu trả lời thì đừng bỏ qua những thông tin sau. Chúng tôi sẽ giúp bạn biết được nguồn gốc Tết Trung Thu xuất phát từ đâu thông qua những câu chuyện cổ tích thú vị dưới đây.
Sự tích câu chuyện bánh Trung Thu
Người xưa kể lại rằng, nguồn gốc Tết Trung Thu xuất phát từ câu chuyện ra đời chiếc bánh Trung Thu. Thuở đó, ở một vương quốc nọ, Đức Vua và Hoàng Hậu đang cùng nhau thưởng trà ngắm trăng vào ngày rằm tháng Tám. Bỗng vua phát hiện ra trong ngự thiện của mình có một món bánh được đặt tên là bánh Nguyệt có hương vị rất ngon. Hương vị này khiến vua ăn xong nhớ mãi.
Sau khi người dân biết được câu chuyện này, ai cũng muốn được hưởng hồng phúc như Đức Vua và Hoàng Hậu nên đã xuất hiện phong tục ăn bánh Trung Thu, tức là bánh Nguyệt ngày đó. Cho đến nay, bánh Trung Thu vẫn được xem là món bánh không thể thiếu trong ngày rằm tháng Tám. Khi cả nhà cùng nhau quây quần bên mâm cỗ thì chiếc bánh có hình tròn hoặc hình vuông, tượng trưng cho sự sum vầy, cho Trời Đất luôn xuất hiện.
Bánh Trung Thu còn được gọi với tên ban đầu là bánh Nguyệt
Sự tích chú Cuội ngồi cung trăng
Có một câu chuyện dân gian được người Việt truyền lại và xem như đó là nguồn gốc Tết Trung Thu. Câu chuyện kể về một anh chàng tiều phu có tên là Cuội. Một hôm, anh chàng này vào rừng, không may lạc vào một hang cọp. Khi phát hiện ra, Cuội vì hoảng hốt nên đã leo lên trốn trên cây cao. Đến khi cọp mẹ về, phát hiện đàn con của mình trong hang đã chết vì đói. Cọp mẹ liền lấy lá ở gốc cây nơi Cuội trốn cho đàn con ăn. Chỉ một lát sau, mấy chú cọp con sống lại. Cuội nhìn thấy rất ngạc nhiên.
Sự tích chú Cuội được xem là nguồn gốc của Tết trung thu
Sau khi cọp mẹ đi, Cuội đã đào lấy gốc cây mang về. Khi đi trên đường, Cuội gặp một người ăn xin chết bên đường. Chàng ta dùng nắm lá cây lấy trong hang cọp cho lão ăn và đã cứu được ông lão. Sau khi ông lão sống lại, Cuội kể lại câu chuyện. Ông lão kêu lên :” Đó là cây đa biết cải lão hoàn đồng. Con phải chăm sóc cẩn thận, Nếu tưới nước bẩn, cây đa sẽ bay về trời”.
Sau khi biết được cây đa thần, Cuội đã cứu sống rất nhiều người. Một lần, chàng ta cứu sống một cô gái và nên duyên cùng cô.Mỗi lần đi xa, Cuội đã dặn cô vợ không được đi tiểu lên cây mà cây bay lên trời. Nhưng cô vợ có tính hay quên Một lần, cô quên mất lời chồng dặn đã tiểu vào cây đa thần. Bỗng nhiên, mặt đất rung chuyển, cây đa đảo mạnh rồi bật gốc bay lên tận trời xanh.
Ngay trong lúc cây đa bay lên, Cuội vừa về tới. Trong lúc hốt hoảng đã nắm lấy gốc cây muốn kéo xuống nhưng lại bị cây kéo bay về trời. Từ đó, cứ vào đêm rằm tháng Tám, con người dưới nhân gian đều nhìn thấy trên cung trăng có một bóng người ngồi dưới cây đa cổ thụ. Họ gọi đó là Chàng Cuội đang mong nhớ trần gian.
Sự tích chị Hằng
Nguồn gốc Tết Trung Thu được cho là xuất phát từ câu chuyện cổ tích về Tiên nữ Hằng Nga. Nàng tiên ở trên trời nhìn thấy cảnh dân chúng khổ cực vì bị tên vua độc ác bắt đi tìm thuốc trường sinh bất tử. Nếu ai không tìm được sẽ giết chết. Nàng đã hạ phàm và biến thành thôn nữ dâng thuốc cho vua. Nhưng thuốc mà nàng dâng lên không phải là thuốc trường sinh mà là thuốc độc.
Nhà vua gian xảo với bản tính đa nghi đã bắt Hằng Nga phải uống thử trước. Vì nàng là tiên nên sau khi uống thuốc độc không xảy ra vấn đề gì. Vua thấy vậy liền uống và chết ngay lập tức. Dân chúng đã thoát khỏi cảnh lầm than.
Tết Trung Thu được xem là bắt nguồn từ câu chuyện cổ tích về Hằng Nga
Thế nhưng, sau khi biết tin tiên nữ Hằng Nga tự mình hạ phàm, Ngọc Hoàng đã tức giận và đày nàng tới cung trăng do làm sai luật của Thiên Đình. Vào đêm rằm Trung Thu, Hằng Nga mới được xuống nhân gian 1 lần.
Sự tích đèn ông sao
Tết Trung Thu là lúc con trẻ được cầm trên tay chiếc đèn ông sao để vui chơi, nô đùa. Nhưng, bạn có biết vì sao lại có chiếc đèn này trong đêm Trung Thu hay không? Tương truyền, thuở xưa, ở ngôi làng nọ có 2 cha con sống với nhau. Họ làm nghề làm đèn Trung Thu. Ngày qua ngày, người con cảm thấy nhàm chán với công việc tẻ nhạt này. Vào một đêm, trong lúc ngồi ngắm trăng, người con nhìn thấy một vệt sáng có 5 cánh sao rất đẹp. Chàng mừng rỡ liền chạy đi làm ngay một chiếc đèn có hình ngôi sao rất độc đáo.
Trong đêm rằm Trung Thu, hai cha con dùng chiếc đèn người con làm ra để đi rước đèn quanh xóm. Tất cả mọi người đều rất tò mò và ngạc nhiên với chiếc đèn Trung Thu hình thú kỳ lạ này. Từ đó, vào những đêm rằm Trung Thu sau, dân làng đều đặt 2 cha con làm cho mình những chiếc đèn ngôi sao với nhiều màu sắc rực rỡ. Cho đến này, đèn ông sao vẫn được trẻ con Việt ưa chuộng trong ngày hội đêm rằm này.
Đèn ông sao là thứ không thể thiếu trong đêm rằm Trung Thu
Sự tích tục phá cỗ đêm trăng rằm tháng tám
Có một câu chuyện cổ tích lý giải về nguồn gốc Tết Trung Thu. Đó chính là câu chuyện về tục phá cỗ đêm trăng rằm. Chuyện kể rằng, ngày xưa, ở thời Đường Minh Hoàng tại Trung Quốc, nhà vua trong lễ thưởng trăng cùng các quan đã ao ước được 1 lần lên cung trăng. Sau khi được pháp sư Diệu Pháp Thiên hóa phép, nhà vua đã được bay lượn trên cung trăng.
Khi lên đến cung trăng, nhà vua đã được các vị đại tiên mở tiệc đón tiếp. Hằng trăm tiên nữ vừa nhảy múa và hát vũ khúc Nghê Thường Vũ Y. Sau bữa tiệc trên Thiên giới, nhà vua trở về nhân gian. Đến cuối năm, quan Tiết Độ Sứ đã dâng lên vua vũ đoàn với điệu múa Bà La Môn. Vũ điệu này rất giống với vũ điệu Nghê Thường Y vũ Khúc ở trên Thiên giới. Điều này khiến vua rất ngạc nhiên và hết lời khen ngợi.
Tết Trung Thu được cho là bắt nguồn từ điệu múa Nghê Thường Y Vũ Khúc
Từ đó về sau, cứ đến rằm tháng tám, mọi vùng miền có tổ chức lễ đều nhảy múa vũ khúc này. Cho đến này, phong tục nhảy múa, phá cỗ đêm Trung Thu được xem là một nét văn hóa độc đáo của người Việt.
Sự tích đèn kéo quân rằm tháng Tám
Đêm Trung Thu thường xuất hiện những chiếc đèn kéo quân. Bạn có biết nguồn gốc của những chiếc đèn này trong đêm rằm tháng tám từ đâu hay không? Đó là câu chuyện kể về một đất nước nọ. Trong ngày rằm tháng Tám, nhà vua tổ chức lễ hội thi khéo tay. Ở đây, có chàng trai tên là Lục Đức nhà rất nghèo nhưng vô cùng hiếu thảo. Một lần, trong lúc ngủ, chàng nằm mơ thấy Thái thượng Lão Quân bày cách làm một chiếc đèn kéo quân.
Câu chuyện đèn kéo quân là nguồn gốc của Tết Trung Thu ngày nay
Sau khi làm xong, chàng trang mang chiếc đèn đến hội thi. Với hình dáng kỳ lạ, màu sắc đẹp mắt, chiếc đèn đã thu hút sự chú ý của nhà vua. Sau khi được hỏi, chàng trai đã kể lại câu chuyện về giấc mơ của mình. Chàng cũng đã nói rõ ý nghĩa của chiếc đèn theo lời Thái Thượng Lão Quân chỉ.
Theo đó, phần thân trúc ở giữa đèn chính là đại diện của trục khôn. Đèn có 6 mặt với chong chóng quay quanh được xem là biểu tượng cho 6 trạng thái cảm xúc của con người gồm: buồn, vui, giận, hờn, thương, ghét. Ánh sáng của ngọn đèn được xem là ánh sáng của cái thiện, hướng cảm xúc con người đền với những điều tốt lành.
Khi đèn kéo quân được Lục Đức đốt lên, cả đoàn người cùng nhau quay vòng quanh. Sau đó, chàng trai được nhà vua thưởng rất hậu hĩnh. Đồng thời, chàng còn được sắc phong làm Vạn Hộ Hầu.
Sự tích Thỏ Ngọc trên cung trăng
Trong tín ngưỡng văn hóa của người Việt, trên cung trăng không chỉ có chú Cuội, chị Hằng mà còn có Thỏ Ngọc. Mỗi đêm rằm Trung Thu, khi rước đèn, mọi người sẽ nhìn thấy Thỏ Ngọc nhảy nhót trên cung trăng. Đây là câu chuyện bắt nguồn từ thời khai thiên lập địa. Chuyện kể rằng, tương truyền có một cặp thỏ tu thành tiên đến diện kiến Ngọc Hoàng. Nhưng khi mới đến Nam Thiên Môn, vợ chồng thỏ bắt gặp Thái Bạch Kim Tinh đang áp giải Hằng Nga đến cung trăng. Khi nghe được câu chuyện của Hằng Nga, cặp thỏ tiên này rất cảm động. Họ muốn mang thỏ út của mình đến cung trăng để làm bạn với Hằng Nga.
Câu chuyện Thỏ Ngọc trên cung trăng lý giải cho nguồn gốc của Rằm Trung Thu
Mặc dù rất nhớ mọi người và cả nhà cũng không ai muốn thỏ út phải rời xa; nhưng khi nghe thỏ cha nói về sự tình của Hằng Nga, thỏ út rất hiểu chuyện. Thỏ chào từ biệt mọi người và bay lên cung trăng để cùng Hằng Nga sớm tối bầu bạn.
Sự tích mặt nạ đêm rằm Trung Thu
Câu chuyện về chiếc mặt nạ Trung Thu cũng được xem là nguồn gốc Tết Trung Thu ngày nay. Chuyện kể rằng, có một chàng trai nọ được ông bụt ban cho chiếc mặt nạ để đeo trong ngày lễ hội. Mặt nạ có thể giúp chàng tìm được ý trung nhân của mình. Khi gặp được người mình thương trong lễ hội, chàng trai rất vui sướng trước dung nhan thánh thiện của nàng. Thế nhưng, nàng ta đã thay lòng và lấy con trai địa chủ giàu có hơn.
Sự tích mặt nạ đêm Trung Thu
Chàng rất thất vọng với mối tình đầu của mình và xem việc học hành, thi cử là mục tiêu cố gắng. Khi công thành, danh toại, chàng được phong quan. Từ đó, vào đêm rằm Trung Thu, vị quan này đã tổ chức lễ hội và yêu cầu những người tham gia buổi lễ phải đeo mặt nạ xấu xí. Trên tay mỗi người đều cầm đèn soi sáng xung quanh. Trong đó, có một cô gái với dung mạo thanh tú không hài lòng với tục đeo mặt nạ kì quặc này đã diện kiến vị quan và thắc mắc. Chàng trai khi ấy đã làm quan nói: Đây là cách chàng tôn vinh những tấm lòng cao đẹp. Bởi khi có tâm hồn trong sáng thì dù có đeo mặt nạ xấu xí họ vẫn rất đẹp trong mắt mọi người.
Trên đây là 8 câu chuyện cổ tích lý giải về nguồn gốc Tết Trung Thu theo tập tục văn hóa của người Việt. Nếu bạn còn chưa biết rằm Trung Thu từ đâu mà có thì đừng quên tham khảo ngay bài viết trên để có được đáp án cho mình.