Ngày xá tội vong nhân là ngày nào
Rằm tháng 7 được biết đến với nhiều ngày lễ như là lễ Vu Lan, ngày Tết Trung Nguyên, hay ngày lễ xá tội vong nhân. Mỗi một nghi lễ đều có những ý nghĩa riêng và trở thành truyền thống lâu đời của dân tộc. Vậy tại sao lại có những ngày lễ này?
Nội Dung Chính
Từ xa xưa đến nay, mỗi khi đến ngày rằm tháng 7, tức là ngày 15 tháng 7 âm lịch hằng năm, người dân Việt Nam đều có những nghi thức cũng như chuẩn bị những mâm lễ vật để cúng vái và tưởng nhớ tới người đã khuất. Đây dần trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam. Thông thường trong ngày lễ này, thường được biết đến với nhiều nghi thức lễ như Vu Lan, tết Trung Nguyên hay cũng là ngày lễ xá tội vong nhân. Nhiều người còn cho rằng những nghi thức lễ này là một và thường gộp lại. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm, bởi mặc dù được thực hiện trong cùng một ngày, nhưng những nghi lễ này đều có những ý nghĩa cũng như nguồn gốc riêng. Để biết thêm về những sự khác biệt này, cùng tìm hiểu những thông tin từ bài viết dưới đây.
>> Có thể bạn quan tâm
Ý nghĩa và nguồn gốc của ngày lễ xá tội vong nhân
Rằm tháng 7 thường được đại đa số người dân hiểu là ngày 15 tháng 7 âm lịch, do đó mà rất nhiều người còn cho rằng, cúng rằm tháng 7 cũng phải được thực hiện các nghi thức vào đúng ngày này. Tuy nhiên, trên thực tế thì người ta thường tổ chức cúng và thực hiện nghi thức này vào các ngày 13 và ngày 14 tháng 7 âm lịch, hoặc là thực hiện từ ngày mồng 2 đến 14 nếu như không có nhiều thời gian. Tại vì sao lại thực hiện vào những ngày này? Rất đơn giản, mọi người quan niệm rằng từ ngày mồng 2 thì cửa Quỷ Môn Quan đã được Diêm Vương mở cửa và các vong hồn có thể trở về dương thế để thọ hưởng lễ vật của mọi người cúng tế.
Ngày rằm tháng 7 được coi là ngày lễ cô hồn bởi truyền thuyết kể lại rằng, ông A Nan Đà đã gặp được quỷ ngạ trong một đêm trăng, quỷ có thân hình gầy gò, ốm yếu cổ dài và có miệng nhả ra lửa. Quỷ báo cho ông biết rằng ông sẽ chết sau 3 ngày và sẽ trở thành quỷ. Biết được tin thì ông đã nhờ quỷ chỉ cho cách tránh nạn, và ông đã chuẩn bị lễ cúng đường Tam Bảo để có thể trải qua kiếp nạn này. Việc này đã được A Nan kể lại cho Đức Phật và được Phật chuẩn bị cho bài chú để tụng trong lễ cúng. Cũng từ đây mà nghi thức cúng cô hồn hay còn gọi là ngày lễ xá tội vong nhân ra đời và được người dân thực hiện cho tới ngày nay, để nhớ đến những linh hồn đang vất vưởng.
Cách đốt vàng mã trong ngày lễ xá tội vong nhân?
Nếu như bạn đang có ý nghĩ đốt vàng mã là chỉ cần châm lửa, đốt một lần rồi bỏ đấy cho lửa cháy hết là xong thì đó là một quan niệm sai lầm. Đốt vàng mã cũng như việc chuẩn bị mâm lễ cúng vậy, nếu như không thành tâm thực hiện nghi thức, thì những người đã khuất cũng sẽ không nhận được lễ vật mà người trần cúng vái cho. Bởi vậy để có thể thực hiện một nghi lễ hoàn hảo thì cần phải chú ý và thực hiện theo phương thức sau:
– Người xưa quan niệm rằng, khi đốt vàng mã ở trần gian thì người ở dưới cõi âm cũng sẽ nhận được những món đồ đó để có thể sử dụng ở dưới cõi âm. Việc thực hiện nghi thức cúng vàng mã cũng là một cách để thể hiện thái độ và lòng thành tâm của người trên trần gian dành cho người đã khuất. Không cần bạn đốt quá nhiều vàng mã hay những đồ vật đắt tiền, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường và những người xung quanh, chỉ cần bạn thành tâm thực hiện thì người ở dưới cõi âm đã có thể nhận được tấm lòng của các bạn.
– Nếu như bạn coi việc đốt nhiều đồ dùng hay vàng mã cho người đã khuất sẽ giúp có nhiều tài lộc và được phù hộ, thăng quan tiến chức thì đó không khác gì việc bạn đi hối lộ người đã chết. Đây là quan niệm sai lầm và trái với ý nghĩa của nghi thức đốt vàng mã này. Với ý nghĩa là để hướng về tổ tiên, hướng về cội nguồn, từ đó biết trân trọng những người đang sống cùng với mình, sống xung quanh mình, việc đốt vàng mã được thực hiện phù hợp với truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Việt Nam.
– Cần thực hiện một cách từ tốn nghi thức này, đồng thời khi đốt thì phải gọi tên của người đã khuất để họ nhận được lễ vật của con cháu, tránh việc gom tất cả lễ vật đốt một lượt, thể hiện sự hấp tấp vội vàng, làm mất lòng người đã khuất.
– Đồ vật cần đốt cho ai thì nên ghi tên vào đó rồi mới tiến hành đốt. Ngoài ra, thay vì sử dụng từ “chết” thì có thể sử dụng từ “đại nạn” vào năm bao nhiêu để tránh húy. Sau khi đã thực hiện xong nghi thức đốt vàng mã thì nên để cho lửa tự tắt chứ không nên dùng nước lạnh để dập lửa, để tránh việc lửa chưa cháy hết lễ vật đã bị tắt do bị dội nước vào.
– Sau khi thực hiện nghi thức hóa vàng hoàn tất, thì thông thường người ta sẽ vẩy thêm vào chậu tro mấy giọt rượu cúng. Quan niệm rằng khi làm vậy thì người ở dưới âm mới có thể sử dụng được lễ vật đó.
– Một lưu ý đáng quan tâm nữa đó chính là sau khi hương tàn, gia chủ mới tiến hành khấn và xin đốt vàng mã. Đặc biệt là cần chọn góc sân vườn thoáng mát, sạch sẽ để thực hiện việc nghi thức này. Việc hóa vàng này cũng cần được thực hiện theo trình tự từ trên cao xuống thấp theo vị trí trên bàn thờ, đó là đốt cho các vị thần linh, tiếp đến là các vị gia tiên và cuối cùng là các vong hồn cô quạnh.
( lễ xá tội vong nhân, ngày xá tội vong nhân là ngày nào, ngày xá tội vong nhân, xá tội vong nhân, ngày xoá tội vong nhân, xóa tội vong nhân )
Chuẩn bị đồ cúng rằm tháng 7 cần lưu ý những gì?
Việc chuẩn bị đồ cúng rằm tháng 7 cũng cần phải được thực hiện một cách chu đáo, nhằm thể hiện lòng thành tâm của người còn sống đối với người đã khuất. Từ xa xưa ông bà đã có câu: “Có kiêng có lành”, do đó mà cũng cần phải chú ý một số điều dưới đây:
– Vấn đề quan trọng nhất khi chuẩn bị bất kỳ một mâm cúng nào cũng đều là chữ tâm và chỉ khi thành tâm thì các vị thần linh, gia tiên mới nhận được lễ vật mà mình chuẩn bị. Do đó mà cần phải thành tâm từ khâu chuẩn bị lễ vật, để thể hiện tấm lòng thành của gia đình mình.
– Mỗi người trong gia đình và đặc biệt là gia chủ khi tiến hành làm lễ cúng thì cần phải ăn mặc một cách lịch sự và gọn gàng, sạch sẽ. Bên cạnh đó, gia chủ cũng nên chuẩn bị bài văn khấn để khi làm lễ sẽ không bị vấp lỗi và xảy ra những sai sót không đáng có.
– Khi gia chủ chuẩn bị lễ vật tì nên chuẩn bị thật đầy đủ nhằm tránh những thiếu sót không đáng có, bởi nếu như bạn quên chuẩn bị lễ vật này lễ vật kia thì khi thực hiện nghi thức cúng sẽ bị phân tâm và bị các đấng bề trên trách phạt.
– Vào ngày rằm tháng 7 có rất nhiều nghi thức cúng, từ việc cúng gia tiên đến cúng cô hồn. Và đối với nghi thức cúng thần linh và gia tiên thì nên được tiến hành thực hiện ngay trong nhà, còn đối với việc cúng vong hồn, cúng các vị chúng sinh thì phải được cúng ngoài trời hoặc thực hiện trước cửa nhà. Nếu như không có điều kiện thì bạn có thể thực hiện nghi thức cúng cô hồn xá tội vong nhân ở chùa sau khi đã được các vị trụ sư cho phép.
– Trong nghi thức cúng cô hồn của ngày xá tội vong nhân thì nhiều người cho rằng, khi thực hiện việc vứt gạo muối sau khi cúng xong, thì hướng đứng là đứng trong nhà để tung gạo muối ra ngoài chứ không đượclàm theo hướng ngược lại, bởi theo quan niệm, đây là hành động vô tình rước các linh hồn, các vong linh bơ vơ vất vưởng vào nhà, do đó mà cần phải tuyệt đối lưu ý.
– Đối với những gia đình đang có bàn thờ Phật thì sẽ đặt mâm cúng Phật ở vị trí ưu tiên cao nhất, sau mâm cúng Phật sẽ là mâm cúng thần linh và cuối cùng sẽ là mâm cúng gia tiên. Đây là thứ tự ưu tiên và sắp xếp theo chiều cao xuống thấp.
– Để tránh các vong hồn nhận nhầm lễ vật mà người trần cúng vái, thì gia chủ có thể ghi tên người đã khuất lên các đồ vật bằng giấy trước khi đưa ra cúng và ngoài ra, khi thực hiện việc đọc bài văn khấn, gia chủ cũng nên đọc rõ ràng, khấn thổ địa trước và sau đó đến lễ cúng các vị gia tiên.
– Ngoài ra, việc thể hiện sự tôn trọng đối với thần linh và gia tiên đó là thông qua việc thành tâm chuẩn bị những lễ vật cần thiết khi làm mâm cúng. Điều đó cũng thể hiện qua việc ăn mặc gọn gàng sạch sẽ và chỉn chu, lịch sự khi tiến hành việc cúng vái sẽ nhằm mục đích kính dâng lên các bậc bề trên mâm lễ vật cũng như cảm tạ và cầu xin các ngài tiếp tục che chở cho các thành viên trong gia đình được bình an và mạnh khỏe.
Một nghi thức cúng bài bản sẽ được mọi người thực hiện một cách chu đáo và hạn chế tối đa những sai sót không đáng có. Chính vì vậy mà bạn cũng nên tìm hiểu để biết nhiều về những nghi thức quan trọng này, để có thể thực hiện tốt và không để bị trách phạt.
Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu thêm về các nghi thức cúng hay mâm lễ vật như thế nào trong ngày lễ xá tội vong nhân, hoặc bất kì nghi thức nào, thì có thể thông qua đơn vị Đồ Cúng Nhân Tâm để được hỗ trợ một cách tốt nhất. Ngoài ra, nếu như bạn quá bận rộn với công việc mà không có thời gian chuẩn bị mâm cúng cho gia đình mình thực hiện nghi thức dâng lên các vị thần linh, các vị gia tiên hay các vong hồn, thì cũng có thể liên hệ để được tư vấn lựa chọn những mâm cỗ phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như có được mâm cỗ chất lượng nhất, phù hợp với yêu cầu của từng khách hàng, đem đến sự hài lòng cho khách hàng.